Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8: Bài Nhớ Rừng | Tech12h

Câu 1: Năm sinh năm mất của Thế Lữ là :

  • A. 1907 - 1988
  • B. 1907 - 1989
  • C. 1905 - 1998
  • D. 1905 - 1990

Câu 2: Quê gốc của Thế Lữ ở đâu?

  • A. Hải Phòng
  • B. Hà Nội
  • C. Bắc Ninh
  • D. Bắc Giang

Câu 3: Thế Lữ có vị trí như thế nào trong Thơ mới?

  • A. Là cầu nối giữa thơ cũ và Thơ mới.
  • B. Là người cuối cùng ra nhập hàng ngũ Thơ mới.
  • C. Là người ngăn cản sự phát triển của Thơ mới.
  • D. Là người tiêu biểu người cắm ngọn cờ cho Thơ mới.

Câu 4: Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

  • A. Trước năm 1930.
  • B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 5: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Thuyết minh

Câu 6: Khổ thơ 1 và 4 thể hiện tâm trạng nào của con hổ khi ở trong vờn bách thú?

  • A. Tuyệt vọng, buồn bã
  • B. Uất hận, chán chường, bất lực
  • C. Buồn bã, hi vọng một ngày được thoát khỏi thực tại
  • D. Đau đớn, tuyệt vọng

Câu 7: Biện pháp tu từ nào sau đây không được tác giả sử dụng trong bài?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hoá
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

  • A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
  • B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
  • C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
  • D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

Câu 9: Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng?

  • A. Lấy tâm trạng con hổ để nói về tâm trạng con người.
  • B. Miêu tả cái cao cả, phi thường.
  • C. Không hòa nhập với thế giới tầm thường, vô nghĩa.
  • D. Nhớ tiếc quá khứ.

Câu 10: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?

  • A. Thể thơ tự do và với giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.
  • B. Thể thơ tám chữ và với giọng điệu thiết tha, hùng tráng.
  • C. Thể thơ thất ngôn bát cú và với giọng điệu bi ai, sầu thảm.
  • D. Thể thơ tứ tuyệt và với giọng thơ sầu thảm, thống thiết.

Câu 11: Câu "Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua" thuộc kiểu câu nào?

  • A. Câu trần thuật
  • B. Câu cầu khiến
  • C. Câu nghi vấn
  • D. Câu cảm thán

Câu 12: Vì sao con hổ lại bực bội và chán ghét cảnh sông ở vườn bách thú?

  • A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục mất tự do.
  • B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.
  • C. Vì ở đây không xứng với vị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?

  • A. Cảnh núi rừng hùng vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
  • B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối.
  • C. Cảnh đại ngàn bao la rộng lớn.
  • D. Gồm cả 2 ý A và B.
  • E. Gồm cả 2 ý B và C

Câu 14: Nội dung của bài thơ là

  • A. Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu săc nỗi chán ghét thực tại tầm thường.
  • B. Niềm khát khao tự do mãnh liệt.
  • C. Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
  • D. Tất cả đều đúng

Từ khóa » Nhớ Rừng được Viết Theo Thể Thơ Gì