Giáo án Nói Với Con Y Phương Ngắn Gọn đầy đủ Nhất - Hocvan12
Có thể bạn quan tâm
Giáo án Nói với con giúp học sinh cảm nhận được tình cảm ấm cúng của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
– Biết một tác phẩm thơ tự do.
– Cảm nhận được tình cảm ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “ Người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương
– Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ Nói với con.
2. Kỹ năng :
– Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ tự do.
– Biết tìm hiểu được bố cục, thể loại, PTBĐ văn bản, giọng điệu, mạch cảm xúc, thấy được cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, những đức tính cao đẹp của người đồng mình và ước muốn của người cha đối với con.
3. Thái độ:
– Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ hiện đại
– Biết trân trọng, tự hào về quê hương
Tham khảo: Giáo án liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn gọn nhất (giáo án Nói với con)
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái
– Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
– Hình ảnh và cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi
2. Kĩ năng
– Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình
– Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi
– Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
* Giáo dục kĩ năng sống
+ Tự nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc.
+ Làm chủ bản thân, đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha
+ Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về những lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
– Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo , SGV.
– Tranh ảnh nhà văn và tư liệu về tác phẩm
2. Trò:
– Đọc kĩ văn bản
– Soạn bài theo các câu hỏi trong vở bài tập ngữ văn- tập 2.
– Sưu tầm thêm tư liệu về tác giả và tác phẩm
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (giáo án Nói với con)
* Bước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3’)
H1. Đọc thuộc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh? Trình bày cảm nhận của em về thời khắc giao mùa từ hạ sang thu?
H2. Yêu cầu HS làm BTTN , gọi trả lời miệng, gọi nhận xét.
1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận làn đầu tiên từ đâu?
A. Từ một mùi hương B. Từ một đám mâyC. Từ một cơn mưa D. Từ một cánh chim
2. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Mới mẻ, tinh tế C. Lãng mạn, siêu thoátD. Mộc mạc, chân thành
3.Dòng nào sau đây nêu đúng tên những bài thơ viết cùng thể loại với bài “Sang Thu”
A. Ánh trăng, Đồng chí B. Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ C.Con cò , Bếp lửa
4.Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài thơ?
A. Nhân hoá, ẩn dụ B. Nhân hoá,hoán dụ
C. Nhân hoá và so sánh D.Nhân hoá và chơi chữ
* Bước3 : Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (giáo án Nói với con)
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan
+ Thời gian: 1-2p. Mục tiêu : Tạo hứng thú
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– GV cho hs nghe một đoạn trong bài hát ”Quê hương” phổ thơ của Đỗ Trung Quân, yêu cầu hs nhận xét – Từ câu trả lời của hs, gv giới thiệu vào bài mới – Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình – HS trả lời – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’)
+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
+ Thời gian: Dự kiến 6 – 7p
+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc
I. HD đọc – tìm hiểu chú thích. | Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút I.HS đọc – tìm hiểu chú thích. |
1.Bước 1.Gv hướng dẫn đọc * GV HD HS đọc: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, thủ thỉ, tâm tình – Gv đọc mẫu – Gọi hs đọc, gọi nhận xét cách đọc, GV sửa 2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chú thích. H. Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả Y Phương – Gv nhận xét, bổ sung thêm một số tư liệu – Cho hs quan sát chân dung nhà thơ. | 1. HS đọc – Hs nghe hướng dẫn và nghe gv đọc mẫu – Hs đọc bài thơ 2. HS tìm hiểu chú thích. – Hs trình bày một số hiểu biết về nhà thơ – Hs khác nhận xét, bổ sung – Tên khai sinh : Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948. Quê: Trùng Khánh, Cao Bằng. – Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở VH – TT Cao Bằng. – 1993, ông được bầu là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. – Hs nghe gv bổ sung và quan sát chân dung. |
H. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? H.Nội dung chính của bài thơ là gì ? * Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó ( kiểm tra việc giải nghĩa từ ) | + Hs nêu xuất xứ của bài thơ – Bài thơ được trích trong “ Thơ VN 1945- 1985”. – Nội dung: Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương. + Hs giải nghĩa từ khó |
II. Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản 1. Bước 1. HD HS tìm hiểu khái quát – Gv tổ chức học sinh thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn (2 phút) + Thể thơ + PTBĐ chính + Giọng thơ + Bố cục – Gv gọi hs trả lời – Gv chốt GV: Với bố cục này, bài thơ Nói với con đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt 1 cách tự nhiên nhưng vẫn thấm thía. * GV chuẩn kiến thức. | Hình thành các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác nhóm II. Hs đọc và tìm hiểu văn bản 1. HS tìm hiểu khái quát – Hs thảo luận nhóm( 2phút ) – Làm ra phiếu bài tập – Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung – Lắng nghe gv chốt và ghi bài * Bố cục: 2 phần. 1/ Từ đầu…..đẹp nhất trên đời: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. 2/ Còn lại: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. |
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết. | 2. HS tìm hiểu chi tiết |
* GV gọi HS đọc đoạn 1. Nêu yêu cầu: H. Tình cảm của cha mẹ dành cho con được diễn tả qua những câu thơ nào? H. Em có nhận xét gì về lời thơ và các h/ả được sử dụng trong những câu thơ đó? H. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì? Nhắc nhở chúng ta điều gì? *GV chốt lại: Bốn câu thơ gợi lên hình ảnh một em bé đang chập chững bước đi, lúc thì bước về phía cha, lúc thì bước về phía mẹ. Tiếng nói, tiếng cười của cha mẹ vỗ về, động viên em vững bước. Người con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Ngoài tình cảm của cha mẹ dành cho con, người con còn trưởng thành trong sự đùm bọc của quê hương. | + 1 HS đọc, phát hiện chi tiết, rút ra nhận xét, HS khác bổ sung. * Tình cảm của cha mẹ – Chân phải bước tới cha…mẹ -> Nâng đón từng bước đi bằng t/cảm gia đình quấn quýt => Hạnh phúc gia đình thật giản dị. -…… tới tiếng cười. ->Vui mừng đón nhận tiếng nói tiếng cười của con. ->H/ảnh thơ cụ thể, theo cách diễn đạt của người miền núi, gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy tình thương yêu. =>Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, nâng đỡ, che chở của cha mẹ. ->Nhắc nhở về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng, về đạo hiếu của mỗi người |
H. Những câu thơ tiếp theo, người cha nói với con điều gì? H. Em hiểu “người đồng mình” là gì? H. Cuộc sống lao động của “người đồng mình” được thể hiện qua những h/ảnh nào? Em có nhận xét gì về những từ ngữ mà tác giả sử dụng? H. Các động từ “đan, cài, ken” trong 2 dòng thơ đã giúp em cảm nhận được gì về cuộc sống lao động của người đồng mình? * GV: Các động từ “ đan, ken , cài” vừa miêu tả cuộc sống, lao động với những công việc cụ thể của đồng bào trên quê hương vừa gợi lên sự gắn bó quấn quýt , đoàn kết của đồng bào. | + HS phát hiện, trả lời. – Người đồng mình yêu lắm con ơi. -> Cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của dân tộc Tày ® Người dân tộc miền núi mình đáng yêu lắm. + Phát hiện chi tiết, rút ra nhận xét, trả lời. HS khác bổ sung. – Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát. ® Động từ -> người dân miền núi lao động cần cù, tươi vui và gắn bó với nhau. |
H. Em cảm nhận như thế nào về lời thơ “Rừng cho hoa … tấm lòng”? Vì sao cha lại nói với con về 1 quê hương như vậy? *GV: Có thể nói bằng những hình ảnh thơ đẹp, nhà thơ Y Phương đã mang đến cho mỗi chúng ta một cảm nhận: chính cuộc sống lao động nên thơ của quê hương đã giúp cho con người khôn lớn từng ngày. Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng cả tâm hồn và thể chất mỗi con người | + Tự do trình bày suy nghĩ. – Rừng cho hoa Con đường… những tấm lòng + Hoa: vẻ đẹp của TN +Tấm lòng: vẻ đẹp của tình người ®Rừng núi quê hương thật tươi đẹp, con người sống có nghĩa, có tình. TN đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. |
– GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống H. Vậy cội nguồn sâu sắc của cuộc đời mỗi người là gì? | + HS tự do bộc lộ – Cội nguồn sâu sắc của cuộc đời mỗi người chính là gia đình, quê hương, dân tộc. |
H. Em có nxét gì giọng điệu trong khổ thơ trên? Cảm xúc của người cha khi nói với con? Qua khổ thơ, người cha muốn nói với con điều gì? | + Thảo luận nhóm cặp, trả lời. – Giọng điệu tâm tình, trìu mến. – Yêu quý và tự hào về gia đình, quê hương – > Người cha muốn con luôn nhớ về cội nguồn, về quê hương mình. |
* GV gọi HS đọc tiếp đoạn 2. * Nêu yêu cầu: H. Trong đoạn 2, tác giả mượn lời người cha nói với con về điều gì? H. Người đồng mình có cuộc sống như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc sống ấy? * GV: Trong cuộc sống ấy, người đồng mình có những vẻ đẹp phẩm chất ntn? H. Hãy tìm những câu thơ ca ngợi đức tính cao đẹp của “người đồng mình”? H. Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên? Qua những câu thơ đó, em thấy họ có những đức tính đáng quý nào? * GV cho HS thảo luận bằng kĩ thuật KTB (5’), gọi đại diện trình bày, nhận xét, GV chốt, ghi bảng. | – 1HS đọc, lớp nghe. -HS suy nghĩ, trao đổi, trình bày. – HS khác n/xét, bổ sung. * Cuộc sống của người đồng mình: sống trên đá gập ghềnh, sống trong thung nghèo đói, lên thác xuống ghềnh… -> C/sống vất vả, gian nan, khổ cực. + HS liệt kê chi tiết, HS thảo luận theo nhóm bằng kĩ thuật KTB, đại diện trình bày, nhóm khác n/xét, bổ sung. Nghe GV chốt, quan sát trên máy, ghi vào vở. – C/sống tuy vất vả, gian nan và khổ cực nhưng chưa bao giờ chùn bước trước gian nan, thử thách ->sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương – Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con ->Tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt, ăn mặc giản dị…. nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực. –Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục. ->người dân tự XD quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, biết sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của quê hương. |
H. Vì sao người cha lại nói với con như vậy? Tìm những câu thơ thể hiện mong muốn của người cha với con? H. Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt mong muốn của người cha với con trong khổ thơ? Từ đó người cha mong muốn và dặn dò con điều gì ? | + HS phát hiện chi tiết, suy nghĩ, trao đổi, trình bày. HS khác n/xét, bổ sung. *Mong muốn của người cha: + sống trên đá không chê đá gập ghềnh … không lo cực nhọc. + tuy thô sơ da thịt… không bao giờ nhỏ bé được… + Suy nghĩ, rút ra nhận xét, trả lời cá nhân – Từ ngữ giản dị, cách diễn đạt cụ thể, mộc mạc để thể hiện cái trừu tượng. – Giọng điệu tâm tình, thiết tha, trìu mến =>mong con phải biết sống có tình nghĩa thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, nghị lực của mình, biết tự hào và sống xứng đáng với quê hương, tự tin và vững bước trên đường đời. |
H. Bài thơ đã thể hiện t/cảm người cha đối với con ntn? Theo em, điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là gì? | + Tự do trình bày suy nghĩ. – T/cảm của người cha: yêu thương, trìu mến, tin tưởng, khích lệ con. – Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. |
*GV tích hợp kĩ năng sống: H. Bài thơ gợi cho em những tình cảm gì? Em rút ra bài học gì qua lời người cha nói với con trong bài thơ? * GV liên hệ tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. | + HS tự do nêu cảm nhận của cá nhân. -Tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm; gắn bó tình cảm quê hương và tình đoàn kết dân tộc, ý chí vươn lên trong cuộc sống. – Gợi nhắc t/cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong c/sống. |
III. Hướng dẫn hs đánh giá, khái quát văn bản H. Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ? – Gv chốt lại kiến thức, cho HS làm BTTN củng cố kiến thức. Câu 1. Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào? A.Sôi nổi, mạnh mẽ B. Tâm tình, tha thiết .Ca ngợi, hùng hồn D. Trầm tĩnh, răn dạy Câu 3. Qua bài thơ, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì? A. Tình yêu quê hương sâu nặng. B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương. D. Cả ba ý trên – Gọi hs đọc ghi nhớ | – Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp III. Ghi nhớ(SGK) Nội dung: – Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.) – Những đức tính cao đẹp mang tính chất truyền thống của “người đồng mình” với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha. 2. Nghệ thuật. – Giọng điệu tâm tình, trìu mến. – H/ả thơ cụ thể mà vẫn có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ – Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, hợp lý. – Giọng điệu thiết tha trìu mến. Các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, dặn dò. 3. Ý nghĩa : – bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu thương, niềm tự hào về quê hương đất nước. * Ghi nhớ/SGK |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (giáo án Nói với con)
+Mục tiêu : hoàn thành bài tập cơ bản sau khi đã nắm chắc Nội dung bài học
+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm
+ Thời gian: Dự kiến 4-5 p
IV. Hướng dẫn hs luyện tập – Gv đưa bài tập 1, 2 lên bảng phụ – Gọi hs đọc yêu cầu – Tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa | Kĩ năng Tư duy, sáng tạo IV. Hs luyện tập – Gv quan sát bảng phụ – Hs đọc yêu cầu – Hs làm ra vở bài tập – Đại diện hs trình bày – Hs khác nhận xét, sửa chữa – Hs lắng nghe gv nhận xét – Chữa vào vở bài tập của mình |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Hs: Em cần làm gì để xây dựng quê hương em? | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giáo án Nói với con)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Tìm đọc tư liệu về tác giả | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài và làm bài về nhà: (1 phút)
a. Học bài :- Học thuộc bài thơ, bài giảng và phần ghi nhớ
– Làm hoàn thiện bài tập 2
b. Chuẩn bị bài
– Soạn “ Nghĩa tường minh và hàm ý”.
– Yêu cầu: + Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Phiếu bài tập, bảng phụ.
Xem thêm: Giáo án Sang thu – Tác giả Hữu Thỉnh chi tiết nhất (giáo án Nói với con)
5/5 - (1 bình chọn)Originally posted 2020-03-03 16:49:44.
Từ khóa » Giáo án Bài Nói Với Con Lớp 9
-
Giáo án Bài Nói Với Con | Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 Chuẩn Nhất, Mới Nhất
-
Giáo án PTNL Bài Nói Với Con | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 9
-
Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ Văn - Bài 24: Nói Với Con
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 9 - Tiết 122: Nói Với Con
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 9 - Nói Với Con
-
Giáo án Bài NÓI VỚI CON Ngữ Văn Lớp 9 Theo 5 Bước Phát Triển ...
-
Giáo án Văn 9: Nói Với Con Theo Công Văn 5512
-
Nói Với Con Theo Công Văn 5512 - Giáo án điện Tử Môn Ngữ Văn 9
-
Giáo án Nói Với Con Lớp 9 Hay Nhất - Mobitool
-
Giáo án Bài Nói Với Con - .vn
-
Giáo án PTNL Bài Nói Với Con | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 9
-
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 125 – Văn Bản: Nói Với Con (Y Phương)
-
Giáo án Bài Nói Với Con