Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 12 Bài: Đất Nước
Có thể bạn quan tâm
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
- Chất chính luộn hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
3.Về phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: Các em hãy nghe bài hát “Tây Tiến” và nêu cảm nhận của em sau khi nghe xong bài hát.
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm “Đất nước”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: + Năm sinh và năm mất + Quê quán + Sự nghiệp và phong cách sáng tác. + Giải thưởng và tác phẩm chính. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Đất nước” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và thể thơ của bài thơ “Đất nước”. + Nhóm 2: Nêu giá trị nội dung của bài thơ. + Nhóm 3: Nêu một vài nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. + Nhóm 4: Nêu ý nghĩa văn bản và ý nghĩa nhan đề. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức trọng tâm về tác phẩm “Đất nước” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước. + Nhóm 2: Tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943. - Quê quán: tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007)... II. Tác phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. - Xuất xứ: chương V - trường ca “Mặt đường khát vọng” - Thể thơ: tự do 2. Nội dung: Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa… Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. 3. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ tự do, câu thơ rất gần với lối nói tự nhiên đã chuyển tải dòng cảm xúc, suy tư dạt dào của tác giả ở đủ mọi cung bậc. - Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo các chất liệu của nền văn hoá, văn học dân gian, đưa người đọc vào thế giới mĩ lệ, bay bổng của văn học dân gian nhưng cách cảm nhận lại mới mẻ, hiện đại. - Giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha. Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và suy tưởng đã tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. 5. Ý nghĩa văn bản: Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. 6. Ý nghĩa nhan đề “Đất nước”: - Nhan đề đoạn trích trong SGK được đặt là "Đất Nước" nhằm nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến: Đất nước. - Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: “Đất Nước của Nhân Dân”. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân. III. Kiến thức trọng tâm: 1. Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước, từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước. - Đất nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người. - Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. - Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước. 2. Phần 2: Tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước: - Từ không gian địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người: + Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái” + Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước. + Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”... - Từ thời gian lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước: + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước. + Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc. - Từ bản sắc văn hóa. Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền. → Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... (Nguyễn Khoa Điềm - trích Đất Nước - Ngữ văn 12) Câu 1: Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên. Câu 2: Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"? Câu 3: Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? Câu 4: Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Nội dung của đoạn thơ là: Đoạn thơ là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Đất nước là máu xương. Vì vậy, mỗi người cần phải biết gắn bó, san sẻ và hóa thân cho đất nước, làm nên đất nước bền vững muôn đời. Câu 2: Nhà thơ viết: "Đất Nước là máu xương của mình" vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần bảo vệ, giữ gìn đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình. Câu 3: Từ "hóa thân" trong đoạn thơ có ý nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước. Câu 4: Học sinh được quyền tự do đưa ra ý kiến riêng của mình, sau đó dùng lập luận để làm sáng rõ quan điểm của mình - Có thể làm bài dựa theo các ý sau: + Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách; + Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần; + Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; + Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; + Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,.. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”. (Trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120) Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 2. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? Câu 3. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay? GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Nội dung của đoạn thơ trên là: Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước. Câu 2: Từ “Đất Nước ” được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân.. Câu 4: Gợi ý làm bài: nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mệnh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. Câu 2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự (tách Đất Nước) ở 2 câu đầu đoạn thơ đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 3. Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ? GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Ý chính của đoạn thơ: Tác giả cảm nhận về đất nước nhìn từ góc độ địa lý, không gian, thời gian và lịch sử dân tộc. Câu 2. Ý nghĩa nghệ thuật chiết tự (tách Đất Nước) ở 2 câu đầu đoạn thơ: nhà thơ giúp ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước… gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Câu 3. Chất liệu dân gian được thể hiện trong đoạn thơ: - Gợi nhớ bài ca dao tình yêu: “Khăn thương nhớ ai...”. - Ca dao Bình - Trị - Thiên. - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. |
PHIẾU BÀI TẬP 4 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...”. Câu 1. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? Câu 2. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó. Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước ? GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Từ “Đất Nước” được viết hoa: thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2. Những từ ngữ mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ là : "ngày xửa ngày xưa...", miếng trầu, trồng tre, Tóc mẹ thì bới sau đầu, gừng cay muối mặn, cái kèo, cái cột, Hạt gạo. → Hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó: Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hoá và văn học dân gian, trở nên gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Câu 3. Đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước: đảm bảo các nội dung: - Đất Nước là gì ? - Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước? - Rút ra bài học nhận thức và hành động. |
- Dạng đề nghị luận văn học
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày các ý của nhóm mình.
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đề bài: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mệnh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư. - Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình. 2. Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử - địa lý, từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. a. Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý và lịch sử. Học sinh cần triển khai được những ý sau: * Cắt nghĩa Đất Nước ở không gian địa lý: - Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước". - Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm". - Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: + Không gian rộng dài, giàu đẹp: "Đất là nơi… biển khơi" + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên. * Cắt nghĩa Đất Nước từ bình diện lịch sử: Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: "Những ai đã khuất…giỗ Tổ". - Những câu thơ nhắc đến cội nguồn cao quý, lâu đời: dòng dõi Rồng Tiên, thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. - Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. - Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân (lòng biết ơn và ý thức phát huy truyền thống). b. Bình luận: - Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, gợi nhắc đến niềm tự hào về Đất Nước và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lúc bấy giờ. - Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo. |
PHIẾU BÀI TẬP 6 Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau: “Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”. GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Giới thiệu khái quát: - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mĩ. Tác phẩm của ông thường viết về phong trào đấu tranh cách mạng ở Huế thời Mĩ - Ngụy. Đất nước là chơng V trong 9 chương của trường ca Mặt đường khát vọng (1974) - tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. - Đoạn trích trên đây nằm trong phần đầu, thể hiện một cách cảm nhận mới mẻ về đất nước: đất nước là sự thống nhất giữa riêng và chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệ khác. 2. Bình giảng a. Cảm nhận mới mẻ về đất nước (9 dòng đầu) - 2 dòng mở đầu: bằng giọng điệu tâm tình của đôi lứa, cách nói nhẹ nhàng, chừng mực, nhà thơ đưa ra một nhận thức mới về đất nước: đất nước thật gần gũi, thân thiết, ở ngay trong mỗi con người chúng ta, "trong anh và em". - 4 dòng thơ tiếp theo (Khi hai đứa… vẹn tròn, to lớn): cần bình giảng kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (khi/khi, Đất Nước/Đất Nước…) và cách sử dụng các tính từ đi liền nhau nhằm chứng minh: đất nước là sự thống nhất hài hoà giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, cá nhân với cộng đồng. Đất nước là kết quả của tinh thần đoàn kết dân tộc và tình yêu thương. - 3 dòng thơ tiếp theo (Mai này… mơ mộng): không chỉ nói lên quan niệm đất nước là sự thống nhất hài hoà giữa các thế hệ hôm qua, hôm nay, ngày mai mà còn là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Các từ ngữ: mai này, lớn lên, tháng ngày mơ mộng… cần được phân tích kĩ để thấy ý nghĩa của nó trong việc biểu đạt nội dung trên. - Hai chữ “Đất Nước” trong toàn chương và trong đoạn trích được viết hoa như một mĩ tự thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với đất nước và tạo nên nỗi xúc động thiêng liêng cho người đọc. (Cần so sánh với hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi và hình tượng đất nước của Tố Hữu, Chế Lan Viên… thời chống Mĩ để thấy nét độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm) b. Trách nhiệm với đất nước (4 dòng thơ còn lại). - 4 dòng thơ nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước mà như một lời nhắn nhủ tha thiết, chân thành. Bởi đất nước được cảm nhận hết sức thiêng liêng mà thật gần gũi: "là máu xương của mình". "Gắn bó", "san sẻ", "hoá thân"… vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ, là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Những dòng thơ hay ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng. - Sử dụng các từ mệnh lệnh: "phải biết", một loạt từ chỉ hành động liên tiếp nhưng đoạn thơ không phải là những lời răn dạy, giáo huấn khô khan, khó tiếp nhận. Trái lại vẫn rất thơ và dễ đi vào lòng người. 3. Đánh giá - Đoạn thơ tập trung được những phẩm chất tiêu biểu của Mặt đường khát vọng : tính chính luận hài hoà với chất trữ tình, giọng thơ tha thiết, dịu ngọt, ngôn từ hình ảnh đẹp, sáng tạo. - Viết về đề tài quen thuộc: đất nước nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích vẫn có vị trí riêng. Những nhận thức mới mẻ về đất nước, tình cảm xúc động thiêng liêng của đoạn thơ gợi được lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước ở người đọc. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: Cho HS nhắc lại những ý chính của bài thơ.
- Bài tập về nhà: Viết phiếu bài tập số 5 thành bài văn hoàn chỉnh và nộp vào buổi sau.
Từ khóa » đất Nước Soạn Giáo án
-
Đất Nước (Trích Trường Ca “Mặt đường Khát Vọng”) Nguyễn Khoa Điềm
-
Giáo án Bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 12
-
Giáo án Bài Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm Soạn Theo Phương Pháp ...
-
Giáo án PTNL Bài Đất Nước (trích Mặt đường Khát Vọng) - Tech12h
-
Giáo Án Bài Đất Nước Của Nguyễn Khóa Điềm Ngữ Văn 12
-
Giáo án Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
-
Giáo án Ngữ Văn 12 - Đất Nước (Nguyễn Khoa Điền)
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 25: Đất Nước - Lib24.Vn
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Đất Nước
-
GIÁO ÁN THI GV GIỎI CẤP TỈNH NGỮ VĂN 12 ĐẤT NƯỚC ...
-
Soạn Bài Đất Nước Của Nguyễn Đình Thi - Giáo án điện Tử
-
Soạn Bài đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm (mẫu 3) - SoanBai123
-
Tiết 28: Đọc Văn: Đất Nước (trích Mặt đường Khát Vọng) Tác Giả ...
-
Giáo án Địa Lí - Tiết 1: Việt Nam – đất Nước Chúng Ta - Lớp 5