Tiết 28: Đọc Văn: Đất Nước (trích Mặt đường Khát Vọng) Tác Giả ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án
Tổng hợp giáo án, bài giảng điện tử phục vụ mục đích tham khảo
Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 28: Đọc văn: Đất nước (trích mặt đường khát vọng) tác giả Nguyễn Khoa ĐiềmI. MỤC TIEU BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
- Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu VH-LS và trong sự gần gũi, thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người
- Mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân
- Thấy được nét nổi bật của NT: Vận dụng yếu tố VH, VHDG với tư duy hiện đại
2.Về kĩ năng:
- RLKN PT thơ trữ tình.
3.Về tư tưởng, tình cảm:
- GDHS yêu mến, trân trọng thơ ca cũng như con người nhà thơ NKĐ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
2. Trò: SGK, soạn bài theo câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*ổn định tổ chức lớp (1’)
1. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra
2.Bài mới
* Lời vào bài (1’) Quê hương, đất nước là 1 đề tài truyền thống của thơ ca việt nam song ở mỗi tác giả có 1 cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện riêng. Nguyễn Khoa Điềm cũng góp 1 tiếng nói riêng ở đề tài quen thuộc này, và điều đó được thể hiện rõ trong đoạn thơ “Đất nước” trích Mặt đường khát vọng.
4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21555 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 28: Đọc văn: Đất nước (trích mặt đường khát vọng) tác giả Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: /10/2012 Ngày giảng: 12 A /10/2012 12G /10/2012 Tiết 28: Đọc văn ĐẤT NƯỚC (Trích mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm I. MỤC TIEU BÀI HỌC 1.Về kiến thức: - Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu VH-LS và trong sự gần gũi, thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người - Mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân - Thấy được nét nổi bật của NT: Vận dụng yếu tố VH, VHDG với tư duy hiện đại 2.Về kĩ năng: - RLKN PT thơ trữ tình. 3.Về tư tưởng, tình cảm: - GDHS yêu mến, trân trọng thơ ca cũng như con người nhà thơ NKĐ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng. 2. Trò: SGK, soạn bài theo câu hỏi sgk III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC *ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra 2.Bài mới * Lời vào bài (1’) Quê hương, đất nước là 1 đề tài truyền thống của thơ ca việt nam song ở mỗi tác giả có 1 cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện riêng. Nguyễn Khoa Điềm cũng góp 1 tiếng nói riêng ở đề tài quen thuộc này, và điều đó được thể hiện rõ trong đoạn thơ “Đất nước” trích Mặt đường khát vọng. * ND bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - ĐDDH: SGK HS đọc thầm phần tiểu dẫn sgk. H. Em hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? HS trả lời; GV bổ sung, kết luận: H. TP được viết theo thể loại nào? GV giảng thêm về trường ca MĐKV:… GV hướng dẫn đọc, cùng học sinh đọc một lượt tác phẩm. GV nhận xét cách đọc; gợi dẫn học sinh tìm hiểu một số từ khó. H. Nêu chủ đề của đoạn trích? H. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? HS đọc lại phần 1. H. Đất nước được cảm nhận qua các phương diện nào? H. Không gian địa lí được thể hiện qua các chi tiết nào? HS trả lời: Gv khái quát: H. Em có nhận xét gì về cảm nhận đất nước theo không gian địa lí? H. Dưới góc độ lịch sử, đất nước được cảm nhận như thế nào? HS trả lời: *Chuyển ý: H. Qua phương diện văn hoá, đất nước được định nghĩa như thế nào? H. Đất nước có từ bao giờ” H. Đất nước có trong những phong tục tập quán nào? H. Em có nhận xét gì về cách định nghĩa đất nước của tác giả? H. Em hãy tìm những câu thơ chứng minh điều này? H. Từ đó, NKĐ muốn nói với mọi người điều gì? H. Em hiểu tư tưởng đất nước của nhân dân là như thế nào? H. ĐN được gắn với những địa danh nào? H. Những địa danh đó có phải tự nhiên mà có? H. ĐN còn gắn liện với những con người ntn? H. Vai trò của họ là gì? H. Em có suy nghĩ gì sau khi tìm hiểu tư tưởng đất nước của nhân dân? - Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. H. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? GV khái quát toàn bài (…). HS đọc phần ghi nhớ. I/ Tìm hiểu chung: 5’ 1.Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư ; cảm xúc dồn nén. 2.Văn bản: - Thể loại: trường ca - Trường ca Mặt đường khát vọng:… - Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng “ĐN của ND” II.Đọc văn bản: 5’ 1. Đọc và giải thích từ khó: 2. Chủ đề: Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ, toàn vẹn về đất nước, thể hiện tư tưởng đất nước là của ND. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của t.giả. 3.Bố cục: 2 phần: - P1: từ đầu à muôn đời: đất nước được cảm nhận qua nhiều phương diện. - P2: còn lại: tư tưởng đ.nước là của ND. III. Đọc - hiểu văn bản: 1. Phần 1: Đất nước được cảm nhận qua nhiều phương diện: 19’ a. Không gian địa lí: - Đất nước là không gian sinh hoạt gắn bó với cuộc sống con người. + Đất nước là nơi đến trường, là nơi tắm, là nơi chứng kiến mối tình của đôi lứa yêu nhau. “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm…” + Đất nước là núi sông rừng biển bao la: “Đất là nơi con chim… Nước là nơi…” + Đất nước là không gian sinh sống, hội tụ của cộng đồng dân tộc qua nhiều thế hệ. “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ” à Đ.nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong c.sống của mỗi con người; là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân DT. b.Thời gian lịch sử: - Đất nước là thời gian đằng đẵng của bốn ngàn năm lịch sử gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ… “Lạc Long Quân… …giỗ tổ” - Đất nước gắn với thời gian sinh sống và trưởng thành của bao thế hệ: “Những ai đã khuất… Những ai bây giờ” c.Phong tục tập quán, văn hoá: * Đất nước là những cái bình dị, gần gũi và thân thiết nhất trong cuộc sống con người. - Đất nước có từ lâu đời, từ xa xưa, từ những câu chuyện kể, cổ tích ‘mẹ thường hay kể” - Đất nước có trong những cuộc chiến đấu và trong lao động: Trồng tre đánh giặc; làm ra hạt gạo, hạt lúa… - Đất nước có trong các phong tục tập quán: miếng trầu; tóc mẹ thì bới… - Đất nước có trong tình yêu thương thuỷ chung giữa con người với con người. àBằng chất liệu dân gian, Đất nước được đ.nghĩa một cách giản dị, thân quen mà rất mới mẻ, xúc động sâu sắc cho người đọc. *Đất nước còn có trong những con người -hoá thân vào mọi người: - Đất nước kết tinh và hoá thân trong mọi con người: “Trong anh và em... đất nước” - Đất nước là máu xương, là sự sống của những con người. “Đất nước là máu xương …muôn đời” à Nguyễn Khoa Điềm đã nhắn nhủ mỗi người phải có trách nhiệm và bổn phận gắn bó, san sẻ với đất nước - cũng là có trách nhiệm với chính mình. 2.Tư tưởng đất nước là của nhân dân: 10’ - Đất nước là nơi hội tụ của những cảnh quan thiên nhiên: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Hạ Long… ( địa lí). “Những người vợ… …núi sông ta” à Đây không phải là sản phẩm thiên nhiên thuần tuý mà nó gắn liền với đời sống của dân tộc, được cảm nhận qua tâm hồn con người, qua lịch sử dân tộc. - Đất nước gắn liền với những con người vô danh, bình dị, những người làm ra đất nước ( lịch sử): “Em ơi em… …đánh bại” à Chính họ đã giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc cho thế hệ sau. - Đất nước gắn với những con người biết yêu thương, chăm chỉ, biết hi sinh bảo vệ cho đất nước ( văn hoá). “Dạy anh biết… …sông xuôi” à Tư tưởng đất nước là của nhân dân được cảm nhận từ các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa. IV/ Tổng kết: 3’ 1. Nội dung: Đoạn thơ là sự cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của NKĐ về đất nước, thể hiện rõ tình yêu đất nước của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ: tự do. - Giọng thơ: trữ tình - chính trị, thiết tha, sâu lắng. - Vận dụng tối đa chất liệu văn hoá dân gian và hình thức thơ tự do, tạo nên sự thống nhất giữa tư tưởng và nghệ thuật. µGhi nhớ: SGK - tr 123. 3. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (1’) a. Bài cũ: - Học nắm vững ND bài ? Chọn học thuộc lòng nhữ câu thơ hay, tiêu biểu. b. Bài mới: - Đọc soạn bài đọc thêm : Đất nước - Tiết sau học văn RÚT KINH NGHIỆM ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................File đính kèm:
- Tiet 2812cb chuan.doc
- Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 46 Đọc văn: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng
20 trang | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 5
- Giáo án Ngữ văn 12 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống
3 trang | Lượt xem: 6704 | Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn 12 - Đọc thêm Mùa lá rụng trong vườn (Trích - Ma Văn Kháng)
7 trang | Lượt xem: 13070 | Lượt tải: 5
- Giáo trình lý luận văn học - Chương 2
18 trang | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 3
- Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 118 Nguyễn Ái quốc - Hồ Chí Minh (1890 -1969)
3 trang | Lượt xem: 5004 | Lượt tải: 2
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT
49 trang | Lượt xem: 14798 | Lượt tải: 1
- Phân tích bài Mùa lạc, tác giả Nguyễn Khải
2 trang | Lượt xem: 4981 | Lượt tải: 4
- Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 41 Nguyễn Tuân (1910-1987)
8 trang | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 1
- Chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực
3 trang | Lượt xem: 31059 | Lượt tải: 5
- Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 8 Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
4 trang | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.vn - Các bài soạn văn mẫu tham khảo - Thủ Thuật Phần Mềm - PDF
Từ khóa » đất Nước Soạn Giáo án
-
Đất Nước (Trích Trường Ca “Mặt đường Khát Vọng”) Nguyễn Khoa Điềm
-
Giáo án Bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 12
-
Giáo án Bài Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm Soạn Theo Phương Pháp ...
-
Giáo án PTNL Bài Đất Nước (trích Mặt đường Khát Vọng) - Tech12h
-
Giáo Án Bài Đất Nước Của Nguyễn Khóa Điềm Ngữ Văn 12
-
Giáo án Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
-
Giáo án Ngữ Văn 12 - Đất Nước (Nguyễn Khoa Điền)
-
Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 12 Bài: Đất Nước
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 25: Đất Nước - Lib24.Vn
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Đất Nước
-
GIÁO ÁN THI GV GIỎI CẤP TỈNH NGỮ VĂN 12 ĐẤT NƯỚC ...
-
Soạn Bài Đất Nước Của Nguyễn Đình Thi - Giáo án điện Tử
-
Soạn Bài đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm (mẫu 3) - SoanBai123
-
Giáo án Địa Lí - Tiết 1: Việt Nam – đất Nước Chúng Ta - Lớp 5