Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 8 Bài: Văn Bản "Đi đường" - Kênh Giáo Viên
Có thể bạn quan tâm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐI ĐƯỜNG”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Đi đường mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đi đường.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đi đường.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNGa. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữd. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Đi đường và dẫn dắt vào bài ôn tập.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức VB Đi đườnga. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Đi đường.b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về tác giả, tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên, nêu yêu cầu: 1. So sánh nguyên tác và bản dịch xem có gì khác nhau giữa hai câu đầu? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó ở câu thơ đầu? Nêu tác dụng của nó? 2. Hãy phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: thảo luận cặp đôi. + Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Học sinh đứng tại chỗ trả lời + Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, ghi bảng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán? Nêu tác dụng của nó? 2. Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi? Vì sao người có tâm trạng ấy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: thảo luận cặp đôi. + Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Học sinh đứng tại chỗ trả lời + Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, ghi bảng. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tổng kết nghệ thuật và nội dung của bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả 2. Văn bản + Xuất xứ: trong tập: “Nhật kí trong tù” + Hoàn cảnh sáng tác: Khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. + Thể loại: - Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bản dịch: thơ lục bát. II. Kiến thức trọng tâm 1. Hai câu đầu 1. - So sánh nguyên tác và bản dịch: Bản dịch mất đi một chữ “tẩu lộ”. - Điệp từ : Tẩu lộ làm nổi bật ý tẩu lộ nan giọng thơ suy ngẫm thể hiện thể hiện cuộc đời của Bác : Bác bị giải hết từ nhà lao này sang nhà lao khác thể hiện nổi gian lao, vất vả của người đi bộ trên đường núi. 2. – Phân tích hai lớp nghĩa câu thơ: - Nghĩa đen : Nói cụ thể cái gian lao của tẩu lộ : Vượt qua rất nhiều núi, hết dãy này đến dãy khác, liên miên bất tận ý thơ - Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời. + Động từ: Trùng san Làm (lớp núi) nổi bật hình ảnh thơ + Từ : Hựu nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ - Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời. 2. Hai câu cuối 1. So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ Hán? - Điệp từ vòng “ trùng san” Làm cho mạch thơ, ý thơ nối liền tạo cảm giác những dãy núi kia cứ kéo dài mãi không hết Mở ra một ý mới tạo đà cho câu hợp. 2. Tâm trạng: Vui sướng đặc biệt, bất ngờ niềm vui hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh. Câu thơ hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi cảm và giàu cảm xúc. - Bản dịch thơ có tác dụng nhất định. 2. Nội dung Bài thơ có 2 lớp nghĩa - Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi - Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời Bác Hồ muốn nêu lên một chân lý, một bài học rút ra từ thực tế : Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Em hãy tìm những điệp ngữ trong nguyên tac bài Tẩu lộ (Đi đường). Việc sử dụng điệp ngữ như vậy có hiệu quả nghệ thuật gì? Em có đánh giá như thế nào về bản dịch thơ? Câu 2. Câu thứ ba “Núi cao lên đến tận cùng” có vị trí như thế nào trong bài này? Câu 3. Đi đường là một bài thơ tức cảnh hay là bài thơ triết lí? Vì sao? Câu 4. Theo em, bài thơ Đi đường có mấy lớp nghĩa? Hãy nêu vắn tắt nội dung của từng lớp nghĩa. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Trong nguyên tác chữ Hán, bài thơ có hai trường hợp tác giả sử dụng điệp ngữ:
- Câu thứ nhất: “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” có nghĩa là “(Có) đi đường mới biết đi đường khó”. Cụm từ tẩu lộ được sử dụng hai lần. Hình thức điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh ý: “Đi đường mới biết gian lao”.
- Câu thứ hai và thứ ba: Trùng san chi ngoại hựu trùng san;/ Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Có nghĩa là: “Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác – Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến dỉnh cao chót vót”. Ở đây, hai tiếng trùng san xuất hiện tới ba lần. Cách sử dụng điệp ngữ này có tác dụng khắc họa đậm néy cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác; từ đó, nhấn mạnh sự gian nan, vất vả chồng chất của người đi đường.
Bản dịch thơ thanh thoát, thể thơ lục bát được sử dụng khá nhuần nhuyễn, phần nào thể hiện được nhịp điệu của những câu thơ trong nguyên tác, nhất là ở câu thứ hai và ba. Thật khó có thể dịch hay hơn. Tuy vậy, bản dịch đôi chỗ chưa sát và chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần nguyên tác. (Chẳng hạn ở câu thứ hai, nguyên tác có nghĩa là qua hết lớp núi này lại đến lớp núi khác, chứ không nói tới núi cao như ở bản dịch).
Câu 2. Kết cấu phổ biến của một bài Đường luật tứ tuyệt: bốn câu lần lượt theo trình tự: khai (mở ra ý chủ đạo của bài thơ), thừa (triển khai, nâng cao ý câu khai), chuyển (chuyển ý), hợp (tổng hợp). Như vậy, câu thứ ba (câu chuyển) thường có vai trò bản lề quan trọng, nối hai phần của bài thơ (gói lại ý hai câu trên, mở ra ý mới ở câu kết). Trong bài Đi đường, câu thứ ba (Núi cao lên đến tận cùng) vừa kết thúc việc người đi đường trải qua bao dãy núi trùng điệp vô vàn gian khổ, vừa chuẩn bị chuyển sang ý mới: niềm vui to lớn của người đi đường khi lên tới đỉnh cao tận cùng, tha hồ ngắm cảnh núi sông bao la diễm lệ mở ra trước mắt.
Câu 3. Thơ tức cảnh là loại thơ tả cảnh. Tác giả đứng trước cảnh, vì có cảnh mà sinh tình, làm thơ để tả cảnh và để giãi bày tình cảm, xúc cảm. Hồ Chí Minh có nhiều bài thơ thuộc thể loại này: Tức cảnh Pác Bó, Pác Bó hùng vĩ, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu),… Thơ triết lí là thơ thể hiện nội dung triết lí – kết quả của quá trình suy ngẫm và sự từng trải của tác giả. Dĩ nhiên, trong thơ triết lí cũng tả cảnh vật, nhưng đấy chỉ là cái cớ để tác giả nêu rõ triết lí của mình. Cũng như những bài Học đánh cờ (Học dịch kì), Nghe tiếng giã gạo (Văn thung mễ thanh),… ở tập Nhật kí trong tù, bài Đi đường thuộc loại thơ thiên về triết lí. Điều cốt yếu của bài thơ này không phải là chuyện miêu tả thiên nhiên (mặc dù có hình ảnh núi non), cũng không phải là kể chuyện hoặc giãi bày xúc cảm, mà là mượn việc đi đường gian khổ để khẳng định chân lí: đường đời (cũng có thể hiểu là sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn gian khổ, lắm khi gian khổ chồng chất tưởng như bất tận, khó có thể vượt qua; nhưng khi đã gắng sức vượt qua được những khó khăn gian khổ đó thì sẽ đạt đến đỉnh cao thắng lợi, có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
Câu 4. Bài thơ Đi đường có hai lớp nghĩa khá rõ. Lớp nghĩa thứ nhất nói về sự gian khổ, khó khăn và niềm hạnh phúc của người đi đường núi. Họ phải vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác; nhưng khi đã lên đến đỉnh cao chót vót thì sẽ tha hồ ngắm cảnh đẹp, thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt. Đây là lớp nghĩa nổi, dễ nhận thấy, nhất là đối với những người đã từng sống ở vùng rừng núi. Lớp nghĩa thứ hai, lớp nghĩa chìm chính là nội dung triết lí đã nêu ở trên. Đây mới là ý nghĩa thật sự của bài thơ.
Từ khóa » Giáo án Bài đi đường Lớp 8
-
Giáo án Văn 8 Bài Đi đường (Tẩu Lộ) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 85: Đi đường, Ngắm Trăng
-
Giáo án Ngữ Văn 8: Bài Đi đường - Tech12h
-
Giáo án Văn 8: Đi đường (Tẩu Lộ) Theo Công Văn 5512
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Bài 21: Đi đường - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 21: Đi đường (Tự Học Có Hướng Dẫn) - Giáo án Ngữ Văn 8
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 23 - Tiết 89: Đi đường
-
Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 84: Ngắm Trăng, Đi đường
-
Bài 21: Đọc Hiểu Đi đường (Tẩu Lộ) - Bài Giảng Ngữ Văn Lớp 8
-
Giáo án Bài Đi đường - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Bài 21. Đi đường (Tẩu Lộ) - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Bài Đi đường Theo CV 5512 Phát Triển Năng Lực
-
Soạn Bài Đi đường (trang 39) - SGK Ngữ Văn 8 Tập 2
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Tiết 85: Ngắm Trăng ( Vọng Nguyệt ) Đi đường ...