Giáo án PTKNXH: Dạy Trẻ Nhận Biết Một Số Trạng Thái Cảm Xúc

* HĐPTTCKNXH:Nhận biết một số trạng thái cảm xúc

(vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) của người khác

1. Mục tiêu

- Trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) của bản thân và những người xung quanh (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, hình ảnh.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện được sự hiểu biết và cảm nhận của mình.

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ cùng các bạn.

2. Chuẩn bị

- Nhạc 1 số bài hát: Đôi mắt xinh, Khuôn mặt cười, cầm tay nhau đi...

- Hình ảnh các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc “Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên”.

- Máy tính, máy chiếu.

- Gương soi.

3. Tiến hành hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề

- Cô và trẻ cùng hát bài: Khuôn mặt cười

- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát

- Chúng mình cười vui khi nào?

- Khi cười khuôn mặt của chúng mình sẽ như thế nàonhỉ?

- Hướng trẻ vào bài học

* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên

- Cô tặng mỗi nhóm 1 khuôn mặt (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên)

- Cô cho trẻ trong nhóm thảo luận về món quà cô tặng và đưa ra nhận xét của mình về món quà đó.

- Cô mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về món quà của đội mình.

+ Nhóm 1: Hình ảnh khuôn mặt vui

- Con có nhận xét gì về khuôn mặt này?

- Sao con biết đây là khuôn mặt vui?

- Khi nào thì các bạn vui?

- Khuôn mặt vui có đặc điểm gì?

- Cho trẻ xem hình ảnh khuôn mặt vui (Miệng cười tươi, mắt sánghíp lại, khuôn mặtrạngrỡ…)

- Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui (Chơi cùng bạn, được cô giáo yêu mến, được bố mẹ chơi cùng, được cho quà…)

- Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm.

- Cô cho trẻ quay mặt vào nhau và thể hiện niềm vui trên khuôn mặt của mình.

- Cô chốt lại và giáo dục trẻ.

+ Nhóm 2: Khuôn mặt buồn

- Các bạn nhận được món quà gì?

- Con hãy nói về món quà của mình cho các bạn cùng nghe?

- Sao con biết đây là khuôn mặt buồn?

- Cô cho trẻ xem khuôn mặt buồn.

- Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn nhỉ?

- Cho trẻ xem hình ảnh (Bị mẹ phê bình, các bạn không cho chơi cùng,ở nhà một mình…)

- Khuôn mặt khi buồn có đặc điểm như thế nào?

(Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề…)

- Cô cho trẻ thể hiện khuôn mặt buồn

- Cô chốt lại và giáo dục trẻ

- Hát vận động: Đôi mắt xinh

+ Tương tự cho trẻnói vềKhuôn mặt tức giận

; Khuôn mặt ngạc nhiên

- Cô giáo dục trẻ biết thể hiện cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Giáo dục trẻ biết đoàn kết hợp tác, quan tâm, chia sẻ cùng các bạn để có được khuôn mặt xinh tươi.

+ Cô mở rộng thêm cho trẻ về các trạng thái cảm xúc khác (Khinh bỉ, ghê tởm, sợ hãi, xấu hổ…)

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

TC1: Biểu hiện khuôn mặt phù hợp với hoàn cảnh

- Cô đưa ra từng hoang cảnh và trẻ thể hiện cảm xúc đúng với hoàn cảnh đó

TC2: “Thi xem nhóm nào nhanh”.

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cô bật nhạc cho trẻ chơi.

- Vừa rồi các đội chơi đã hoàn thành rất xuất sắc các phần chơi, cô khen cả 3 đội nào.

* Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ.

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ ngồi về 4 nhóm

- Trẻ thảo luận nhóm

- Trẻ lên giới thiệu về món quà cô tặng

- Trẻ trả lời theo ý của mình

- Trẻ kể

- Trẻ quan sát trên màn hình

- Trẻ quan sát trên màn hình

- Trẻ thể hiện khuôn mặt vui

- Trẻ lắng nghe

- Khuôn mặt buồn

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô theo ý hiểu của mình

- Trẻ xem

- Khi bị mắng, bạn không chơi cùng…

- Trẻ xem hình ảnh

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và VĐ cùng cô

- Trẻ nghe

- Trẻ thể hiện

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ lắng nghe

Từ khóa » Dạy Cảm Xúc Vui Buồn Cho Trẻ Mầm Non