"Nguyên Tắc Vàng" Giáo Dục Cảm Xúc Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non
Tâm lý của con trẻ ở giai đoạn mầm non đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là nền tảng hình thành nên nhân cách của các em sau này. Sự phát triển tâm lý của các em được thể hiện ở những đặc điểm sau đây:
“Nỗi sợ” đến trường
Trong thời đại phát triển hiện nay, trẻ em được cho đi học từ mầm non rất sớm, thậm chí có những bé chỉ 6 tháng là chậm hơn là 2-3 tuổi. Việc rời xa tổ ấm gia đình, xa rời vòng tay mẹ - nơi bé cảm thấy an toàn nhất đã gây ra những xáo trộn tâm lý nhất định với trẻ mầm non.
Ở độ tuổi này, thầy cô, bạn bè điều là những người còn xa lạ, môi trường mầm non được xem là “đáng sợ” đối với các con. Trẻ em trở nên vô cùng lạc lõng trong thế giới bao la ấy, khiến bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến trường mỗi ngày. Nhiều bé còn giả vờ ốm, khóc lóc để không phải đi học. Biết được đặc điểm đó, ba mẹ có thể đưa bé đến trường làm quen trước, để bé cảm thấy an tâm khi đi học.
Trẻ thích khám phá
Khám phá thế giới xung quanh là quá trình giúp cho các bé mở rộng nhận thức về cuộc sống và thế giới xung quanh. Trong độ tuổi này, quá trình phát triển tâm lý ở trẻ đã có những chuyển biến nhất định. Bất kỳ đề tài, sự vật hay hiện tượng nào mà bá bắt gặp đề kích thích sự hiếu kỳ. Các con sẽ liên tục đặt ra những câu hỏi như tại sao, cái gì, ở đâu, làm thế nào…
Điều quan trọng khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là cha mẹ nên kiên nhẫn và trả lời một cách khoa học, dễ hiểu để tạo nên nền tảng tư duy cho bé. Đừng ép buộc bé theo bất kỳ khuôn mẫu nào, hãy để trẻ thoải mái đưa ra những câu hỏi và kiên nhẫn giải thích từng chút một với các con.
Khả năng giao tiếp được mở rộng
Một trong những điểm quan trọng của quá trình phát triển tâm lý ở trẻ em chính là kỹ năng giao tiếp. Trong giai đoạn này, bé sẽ cảm thấy hào hứng khi được tiếp xúc nhiều hơn với mọi người xung quanh. Trẻ sẽ quan sát kỹ từng lời nói, hành động và tương tác của những người xung quanh với mình và học tập theo.
Chính vì đặc điểm tâm lý này mà việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non phải được phụ huynh và giáo viên hết sức lưu ý. Người lớn không dùng tiếng lóng, hay giao tiếp không đúng mức để tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.
Trí tưởng tượng phát triển
Những trẻ ở độ tuổi mầm non, khả năng tưởng tượng và tư duy bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ. Những hình ảnh, hiện tượng mà bé quan sát thấy sẽ được lưu trữ lại trong đầu. Thông qua những hoạt động học tập, vui chơi khám phá thế giới, các bé sẽ càng có thêm nhiều kiến thức về thế giới xung quanh.
Trẻ cũng có thể tự sáng tạo những trò chơi và chìm đắm trong thế giới riêng của mình. Trẻ thích tưởng tượng mình là nhân vật này, nhận vật kia giống trong câu chuyện bộ phim được xem, câu chuyện được nghe kể. Chính vì thế, hãy để bé thoải mái trong thế giới “xinh đẹp” ấy hoặc có thể tham gia cùng con.
Tính tự lập phát triển mạnh mẽ
Trong độ tuổi mầm non, các bé cũng có sự hình thành tính tự lập mạnh mẽ. Các em có thể tự làm những việc như mặc đồ, sắp xếp đồ chơi, rửa tay, tự ăn… Vật nên, cha mẹ có thể răn dạy và khuyến khích trẻ làm những công việc phù hợp với khả năng của mình.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Giải pháp giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ
Giáo dục trẻ mầm non với 6 Nguyên tắc, 8 Phương pháp mà ba mẹ cần phải ghi nhớ!
10 lợi ích - 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Hình thành cái “tôi”
Bước sang giai đoạn tuổi mầm non, các con cũng ý thức được rằng mình là cá thể độc lập và bắt đầu hành động theo suy nghĩ riêng. Thế nên, có nhiều em bé bắt đầu vòi vĩnh, không nghe lời, thậm chí cãi lời cha mẹ… Bé hay cáu kỉnh và bướng bỉnh, đây là tâm sinh lý phát triển bình thường ở độ tuổi này. Cha mẹ không nên quá lo lắng, mà hãy kiên nhẫn và khuyên răn con từng chút một.
Hình thành cá tính riêng
Trong thời kỳ bé ở tuổi mầm non, các con có thể bắt đầu hình thành ý thức cá nhân và có cá tính mạnh mẽ. Các em có thể tự đưa ra những nhận xét theo ý kiến lập trường của mình. Đồng thời, luôn chú ý lắng nghe những lời nhận xét của những người xung quanh dành cho mình.
Ba mẹ nên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này, không nên cổ xúy bất kỳ hành động không đúng mực nào. Tránh khen, chê bai hay trách phạt các con trước những người khác, có thể khiến bé cảm thấy tự ti hoặc quá tự mãn về bản thân. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non trong giai đoạn này khá khó khăn, phụ huynh cần định hướng ngay từ ban đầu để trẻ đi đúng đường.
Lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Cảm xúc được hình thành từ tâm lý, là tập hợp những phản ứng tự nhiên của trẻ như vui, buồn, tức giận… Cảm xúc là “chìa khóa” để định hướng đến cách tư duy và hành động, đưa ra quyết định tác động trực tiếp đến con. Việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
Nâng cao những kỹ năng cần thiết
Trẻ được cha mẹ, thầy cô “vẽ” cho hướng đi đúng đắn trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non sẽ hỗ trợ nhiều kỹ năng cần thiết. Bé học được cách điều khiển cảm xúc như kiểm soát tâm trạng vui, buồn, tự đưa ra những quyết định, mục tiêu. Con cũng học được cách giao tiếp và hòa thuận hơn với mọi người xung quanh.
Đương đầu với thử thách
Trẻ được trang bị những kỹ năng cảm xúc sẽ có khả năng đối mặt tốt trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt ngay những năm tháng đầu đời, các em sẽ phân biệt được những điều tốt, điều xấu. Từ đó, hình thành nên lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng hứng khởi cùng nguồn năng lượng tích cực.
Trẻ cũng có thể tự mình xây dựng nên nhiều mối quan hệ với bạn bè, người lớn. Bên cạnh đó, bé sẽ đưa ra được những quyết định đúng, sáng suốt và phù hợp cho nhiều hoàn cảnh. Những kỹ năng mà bé được dạy, được tiếp thu sẽ theo trẻ suốt trong quá trình trưởng thành.
Nền tảng quan trọng cho tương lai
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ có những kỹ năng trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non sẽ là nền móng lâu dài, vững chắc cho cuộc sống về sau. Khi trẻ nắm vững những kỹ năng sống quan trọng, các con có thể dễ dàng hòa nhập với mọi người, môi trường sống và tìm được công việc tốt cho tương lai.
Theo một nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non và mức độ thành công trong tương lai của trẻ. Theo đó, các nhà khoa học để theo dõi sự thay đổi của một nhóm học sinh từ độ tuổi mầm non đến khi chúng 20 tuổi. Các em học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ và dựa trên khả năng lắng nghe và chia sẻ của chúng.
Kết quả cho thấy đa số trẻ được giáo dục cảm xúc đều đạt được những thành công nhất định. Trẻ không quá bị áp lực về mặt cảm xúc, mắc ít các lỗi kỷ luật cùng điểm số được cải thiện. Có thể thấy rằng, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non rất quan trọng.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Nguyên tắc vàng trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Giáo dục cảm xúc cho trẻ để có hiệu quả cao nhất, cha mẹ nên lấy trẻ làm trung tâm và hướng tới trẻ. Tùy vào tính cách của mỗi bé mà có phương pháp giáo dục phù hợp, về cơ bản cha mẹ có thể dựa trên những nguyên tắc sau đây.
Nguyên tắc 1: Linh hoạt trong phương pháp giáo dục
Nếu như cha mẹ áp dụng cách dạy con của người khác lên bé, sẽ không thể giúp cho các con tìm ra được điểm mạnh của bản thân. Chẳng hạn như, bạn cần kiên nhẫn giúp các con kiểm soát tâm trạng sao cho đúng, học cách để rèn luyện được lòng kiên trì. Nếu như bé nhà bạn ít nói, ngại giao tiếp hãy thường xuyên quan tâm đến bé nhiều hơn, quan tâm và hỏi han để bé bày ra quan điểm của mình.
Đừng quá cứng nhắc trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, không chỉ mỗi đứa trẻ mà thậm chí mỗi thời điểm bé lại có sự thay đổi cảm xúc khác nhau. Hãy chậm rãi từng chút một, cố gắng hiểu được nội tâm của trẻ và định hướng cảm xúc cho con một cách tốt nhất.
Nguyên tắc 2: Thực hiện giáo dục mọi lúc, mọi nơi
Ở mọi thời điểm, kể cả những sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường mầm non. Tuy bé đã có những suy nghĩ riêng, nhưng dễ bị ảnh hưởng và tiếp thu những thói quen tốt, xấu của những người xung quanh mình. Chính vì thế, để cho “tờ giấy trắng” ấy có những tiếp thu đúng đắn, ngay cả ba mẹ và những thành viên trong gia đình cũng phải có sự thay đổi, có thái độ đúng đắn với con trẻ.
Nên duy trì cảm xúc tích cực cho trẻ thông qua các trải nghiệm và thực hành những điều gần gũi và gắn bó với đời sống. Từ đó, giúp các bé nâng cao nhận thức, có khả năng ứng xử nhanh trước các tình huống trong đời sống.
Nguyên tắc 3: Người lớn phải làm gương
Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non chính là mình phải làm gương cho con. Người lớn chính là hình mẫu thể hiện đầy đủ cảm xúc, hành vi giao tiếp và ứng xử hàng ngày mà các bé nhìn thấy. Những ứng xử sai lệch có thể khiến bé cho là đúng và học theo, điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.
Lúc ở nhà, cha mẹ sẽ là hình mẫu lý tưởng cho bé học theo, đến trường là thầy cô. Vậy nên, cả gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để mỗi đứa trẻ đều được sống trong môi trường tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu thương. Mọi người cùng tôn trọng, ứng xử công bằng để có thể phát huy tốt nhất tiềm năng sẵn có.
Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ lứa tuổi mầm non ba mẹ nên biết
Để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non tốt nhất, bên cạnh áp dụng những nguyên tắc trên, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp khoa học. Sau đây là một số phương pháp mà cha mẹ cũng như nhà trường có thể áp dụng.
Hoạt động kiểm soát cảm xúc
Với lứa trẻ mầm non, vui chơi luôn là cách giáo dục tốt nhất và đạt được hiệu quả cao. Khi bé “học mà chơi, chơi mà học” sẽ khiến bé cảm thấy thích thú và có khả năng tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thông qua những hoạt động liên quan đến trò chơi, cảm xúc các con được bộc lộ tính cách và suy nghĩ của mình. Từ đó, cha mẹ có thể thấu hiểu bé hơn, giáo dục bé một cách tốt nhất.
Bạn có thể tổ chức trò chơi như biểu cảm gương mặt theo thẻ cảm xúc, dự đoán cảm xúc qua những hình ảnh, video. Hoạt động đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, ba mẹ cũng có thể thể hiện nhưng cảm xúc của bản thân như cười, khóc… Sau đó, đặt câu hỏi cho bé như Mẹ đang làm gì, Mẹ vui hay buồn… để kích thích tư duy của bé.
Hoạt động giải phóng cảm xúc
Bên cạnh việc kiểm soát cảm xúc, các bé cũng cần học cách làm thế nào để giải phóng những năng lượng “xấu” bên trong. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non biết được những tác động không tốt sẽ tác động như thế nào đến bản thân. Cha mẹ sẽ xây dựng và định hướng cho trẻ thông qua những hoạt động như đấp bột, tô màu, vẽ tranh, nặn đất… để thiết lập trạng thái cân bằng và loại bỏ cảm xúc tiêu cực.
Làm việc nhóm
Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những hoạt động thể hiện cảm xúc trí tuệ riêng. Với những bé mầm non, phụ huynh có thể chỉ cho bé cách hoạt động theo cặp, theo nhóm để chúng tự học tập lẫn nhau. Ví dụ như cho cả hai đứa trẻ cùng đọc sách.
Trước hết bạn có thể làm mẫu bằng cách mở lần lượt các trang sách cho các em, để ở giữa bàn. Sau đó quan sát cách chúng đọc, mở sách và sự nhường nhịn giữa chúng. Việc xây dựng một nhóm học tập sẽ là cơ hội để trẻ học tập, sẻ chia, biết nghĩ cho người khác và tôn trọng lẫn nhau.
Dùng tài liệu hướng dẫn cảm xúc
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những tài liệu để giáo dục cảm xúc cho bé trên thị trường, qua internet… Bạn có thể mua những món đồ chơi để phát triển cảm xúc cho các bé như tranh ảnh sách báo, tham khảo nhiều tài liệu khác để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đạt hiệu quả.
Tại môi trường mầm non, các bé cũng có thể được dạy về cảm xúc với những giáo án riêng phù hợp cho độ tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuy nhiên, khi bé về nhà, cha mẹ cũng cần quan sát và chú ý nhiều hơn tới bé. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn các em theo những bài học mà cha mẹ đã nghiên cứu được để giúp bé luôn có cảm xúc tích cực.
Sử dụng những ứng dụng học tập
Trên thực tế, định hướng cảm xúc cho trẻ cũng có thể được phát triển từ trí tuệ. Monkey sẽ cùng ba mẹ giúp con định hướng tương lai tốt nhất. Thông qua những bài học trên VMonkey, Monkey Math, Monkey Stories… trẻ sẽ được kích thích phát triển tư duy một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh khiến bé cảm thấy thích thú và bắt chước thế hiện cảm xúc theo ý mình. Bên cạnh đó, những mẩu truyện hay sẽ giúp bé đúc kết nhiều bài học ý nghĩa cho cuộc sống. Monkey cũng tạo nên mối liên hệ giữa bé, trí tuệ và cảm xúc để con hơn vững bước trong tương lai.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
5 hoạt động giúp ích ba mẹ giáo dục cảm xúc cho con độ tuổi này
Là cha mẹ, bạn luôn lo lắng về con cái có thể kết bạn, trang bị được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hay không? Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động ý nghĩa sau sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc của con trẻ cũng như các bé sẽ nhận thức được cảm xúc của chính mình và những mối quan hệ khác.
Hoạt động 1: Bắt đầu với cuốn nhật ký
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, ở những người trưởng thành việc ghi chép nhật ký mang lại nhiều lợi ích. Nhưng điều này không chỉ hữu ích với người lớn mà còn đối với con trẻ. Đặc biệt, việc ghi chép nhật ký về lòng biết ơn sẽ giúp trẻ tăng cường nhận thức, cho phép trẻ suy ngẫm về cuộc sống của mình trên những khía cạnh tích cực.
Hãy tạo một không gian để bé có thể viết một cái gì đó mà chúng cảm thấy biết ơn về ngày hôm đó. Hãy để cho trẻ tự tạo một cuốn sách để thể hiện quyền sở hữu, riêng tư cho trẻ. Thay vì chỉ viết những điều chung chung, hãy cố gắng khuyến khích trẻ viết những khía cạnh cụ thể, bạn có thể gợi ý cho trẻ như:
Ai là người mà con cảm thấy biết ơn nhất ngày hôm nay?
Món ăn nào khiến con cảm thấy thích thú, biết ơn vì đã được thưởng thức?…
Xem thêm:
- Hướng dẫn phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non
- Tổng hợp những thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi siêu thú vị
Hoạt động 2: Tạo một hộp đựng long lanh
Một chiếc hộp long lanh giúp kích thích thị giác, đánh thức các giác quan và giúp xoa dịu những cảm giác lo lắng, tiêu cực. Hãy để bé ngắm nhìn chiếc lọ, hoặc tung những mẩu giấy bên trong để bé có thể tự quản lý bản thân và làm dịu những cảm xúc mạnh mẽ của mình. Trong khi bé thực hành nhiều hơn với lọ lấp lánh, cha mẹ có thể ở bên và nhắc nhở:
Có vẻ con đang trải qua những điều không tốt, con có muốn lấy hộp đựng lấp lánh không? Khi bé đang ngắm nhìn nó, bạn có thể hỏi han những điều mà bé đã trải qua trong ngày hôm đó.
“Có vẻ con chưa sẵn sàng tập trung/chưa có những ý tưởng mới?Hãy lấy chiếc lọ lấp lánh và nhìn ngắm chúng. Hãy cho mẹ biết khi nào con có thể sẵn sàng tập trung/ có những ý tưởng mới”
Hoạt động 3: Viết một bức thư, vẽ một bức tranh
Suy nghĩ và kết nối những xã hội tích cực sẽ giúp cho mỗi người có lý do suy ngẫm để cảm nhận niềm vui. Vậy nên, cha mẹ có thể để cho bé thể hiện suy nghĩ của bản thân thông qua cách viết thư hoặc vẽ tranh cho người khác. Thực hành những hoạt động này, bạn có thể giúp trẻ xây dựng những kỹ năng quan hệ và nhận thức về xã hội, nay cả khi trẻ tự làm một mình.
Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua nội dung thư, hình ảnh mà bức tranh các con thể hiện, những cảm xúc yêu thương sẽ được gửi gắm trong đó. Đừng quên, bảo “người nhận” viết một bức thư hồi đáp để giúp bé vui vẻ, hứng thú hơn.
Hoạt động 4: Lập kế hoạch việc cần làm
Tạo một kế hoạch và duy trì hoạt động theo kế hoạch đó sẽ giúp cho trẻ hoạt động một cách có nguyên tắc. Hãy để cho bé tự xây dựng một kế hoạch nào đó, hoặc đơn giản là thời gian biểu. Tham gia hoàn thành lịch trình đó sẽ hỗ trợ cho các việc tự quyết định, có trách nhiệm và tự quản lý bản thân mình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để trẻ có thể suy ngẫm về những ngày trước đó, những ngày sắp tới.
Bạn có thể bắt đầu thực hiện các dự định này, thông qua những lời nhắc như:
-
Ngày mai con muốn làm những gì, hãy lập một danh sách nhé.
-
Hôm nay sẽ là ngày bận rộn đấy, hãy suy nghĩ xem hôm nay con muốn làm những gì.
-
Ồ, hôm nay con yêu đã hoàn thành mọi thứ rất tốt đấy, con thích nhất hoạt động nào? Con thích và chờ đợi điều gì vào ngày mai?
Hoạt động 5: Luyện tập cho cơ thể
Khi trẻ đã trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, cơ thể con sẽ có những phản ứng nhất định. Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả lúc này chính là thực hiện một số bài tập nhất định. Chẳng hạn như tập điều khiển nhịp thở, kéo giãn cơ giúp con điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn.
Ba mẹ có thể cùng con thực hiện những phương pháp này vào thời điểm nhất định trong ngày như trước khi đi ngủ hoặc sau khi làm bài tập. Hoặc có thể tập luyện tại những thời điểm bất kỳ mà con và bạn cảm thấy hữu ích.
Như vậy, Monkey đã tổng hợp những nguyên tắc và phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả. Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, dù con ở độ tuổi nào cũng cần có những sự định hướng đúng đắn để bé phát triển một cách tốt nhất.
Từ khóa » Dạy Cảm Xúc Vui Buồn Cho Trẻ Mầm Non
-
Giáo án Dạy Trẻ Nhận Biết Cảm Xúc Vui, Buồn- Mẫu Giáo 3- 4 Tuổi
-
Top 13 Dạy Cảm Xúc Vui Buồn Cho Trẻ Mầm Non
-
Nhận Biết Cảm Xúc Vui, Buồn - YouTube
-
Giáo án: Nhận Biết Một Số Cảm Xúc Vui, Buồn, Tức Giận. - Tài Liệu Text
-
Giáo án PTKNXH: Dạy Trẻ Nhận Biết Một Số Trạng Thái Cảm Xúc
-
Giáo án: Cảm Xúc Vui- Buồn - MN Thanh Minh
-
Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non Nhận Biết Cảm Xúc Của Mình
-
Đề Tài: Những Khuôn Mặt Vui Buồn
-
Giáo án Phát Triển Tình Cảm Kỹ Năng Xã Hội
-
Phương Pháp Giáo Dục Cảm Xúc Cho Trẻ Ba Mẹ Cần Biết
-
[Top Bình Chọn] - Cảm Xúc Của Bé Mầm Non - Trần Gia Hưng
-
Top 30 Giáo án Cảm Xúc Của Bé 24-36 Tháng 2022
-
Giáo án Mầm Non Lớp Chồi - Nhận Biết Một Số Trạng Thái Cảm Xúc
-
Giáo án Mầm Non Lớp Nhà Trẻ - Đề Tài: Cảm Xúc Của Bé
-
Đề Tài: Một Số Trạng Thái Cảm Xúc Của Trẻ Lứa Tuổi 5 – 6 Tuổi