Giáo án Sinh Học 6 Bài: Các Loại Rễ - Các Miền Của Rễ Theo CV 5512

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Giáo Án - Bài Giảng Giáo án lớp 6 Giáo án Sinh học lớp 6 Giáo án Sinh học 6 bài: Các loại rễ - Các miền của rễ theo CV 5512Giáo án điện tử môn Sinh học lớp 6Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 8: Các loại rễ - Các miền của rễ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 6

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 7

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 9

Giáo án môn Sinh học 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực số đông CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?

- Sựlớn lên vàsự phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Rễ giữ cho cây được mọc trên đất, Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu nhóm HS đặt mẫu vật lên bàn.

- GV yêu cầu nhóm HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập mục 6 SGK tr.29 trong phiếu.

- GV lưu ý giúp đỡ nhóm HS nhận biết tên cây, giải đáp thắc mắc cho từng nhóm.

- GV hướng dẫn ghi phiếu học tập (chưa sửa bài tập).

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2. Đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 tr.29 SGK để HS quan sát.- GV chữa bài tập 2-> chọn một nhóm hoàn chỉnh nhất nhất để nhắc lại cho cả lớp cùng nghe.

- GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng.

- GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc điểm có thể gọi tên rễ.

(Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV có thể chỉnh lại là rễ cọc).

- GV hỏi: Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

- GV cho HS xem mẫu vật rễ cọc, rễ chùm -> hoàn thành bài tập SGK tr 30.

- GV có thể cho điểm nhóm nào học tốt hay nhóm trung bình có tiến bộ để khuyến khích.

- HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn.

- Kiểm tra quan sát thật kĩ nhìn những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm -> trao đổi -> thống nhất tên cây của từng nhóm-> ghi phiếu học tập ở bài tập 1.

Bài tập 6: HS quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước của rễ, cách mọc trong đất, hết hợp với tranh (có một rễ to, nhiều rễ nhỏ)-> ghi lại vào phiếu, tương tư như thế với rễ cây nhóm B.

- HS đại diện của 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.

- HS làm bài tập 2. Đại diện nhóm trình bài ý kiến của nhóm.

- HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.

- HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét thống nhất tên của rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm.

- HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to cho cả lớp cùng nghe.

- HS trả lời đạt:

+ Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.

+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.

- HS ghi bài vào vở

- HS hoạt động cá nhân: Quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 tr.30 SGK, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.

1. Các loại rễ

- Có 2 loại rễ chính:

+ Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ bé hơn nữa.

+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm

A

B

1

Tên cây:

- Cây rau cải, cây mít, cây đậu.

- Cây hành, cỏ dại, ngô.

2

Đặc điểm chung của rễ:

- Có một rễ cái to khỏe đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.

- Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.

3

Đặt tên rễ:

- Rễ cọc

- Rễ chùm.

- GV cho HS tự nghiên cứu tr.30 SGK.

- GV treo tranh câm các miền của rễ -> gọi HS lên bảng điền vào tranh các miền của rễ.

- GV hỏi:

1. Rễ có mấy miền? Kể tên?

2. Chức năng chính của các miền của rễ?

- GV nhận xét -> cho HS ghi bài.

- HS đọc nội dung trong khung, quan sát tranh và chú thích à ghi nhớ

- 1 HS lên bảng à xác định được các miền -> HS khác theo dõi nhận xét, sửa lỗi (nếu có).

- HS trả lời câu hỏi đạt:

Rễ có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: dẫn truyền.

+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

- HS ghi bài vào vở.

2: Các miền của rễ

Rễ có 4 miền chính

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có các tết bào phân chia làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?

A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.

B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.

C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.

D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.

Câu 2. Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 3. Cây nào dưới đây có rễ cọc?

A. Rau dền

B. Hành hoa

C. Lúa

D. Chuối

Câu 4. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây có rễ chùm?

1. Bưởi 2. Diếp cá 3. Dừa 4. Ngô 5. Bằng lăng

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ?

A. Tỏi và rau ngót

B. Bèo tấm và tre

C. Mít và riềng

D. Mía và chanh

Câu 6. Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại?

A. Bèo cái

B. Bèo Nhật Bản

C. Bèo tấm

D. Đậu xanh

Câu 7. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính?

A. 3 miền

B. 4 miền

C. 2 miền

D. 5 miền

Câu 8. Cây nào dưới đây có rễ phụ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Si

C. Trầu không

D. Ngô

Câu 9. Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào?

A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành.

B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành.

C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành.

D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.

Câu 10. Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì?

A. Hấp thụ nước và muối khoáng

B. Che chở cho đầu rễ

C. Dẫn truyền

D. Làm cho rễ dài ra

Đáp án

1. B

2. A

3. A

4. C

5. B

6. D

7. B

8. A

9. A

10. C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- - Giới thiệu “Em có biết”

- Rễ gồm mấy miền? Chức năng của miền?

+ Yêu cầu HS kẻ bảng, tìm ít nhất 10 cây điền vào bảng phân loại rễ cọc, rễ chùm.

+Các em có thể tìm những cây trong vườn nhà ,vườn trường, trên đường đi học hoặc ngoài cánh đồng.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài.

- Đọc phần Em có biết?

- Soạn bài tiếp theo.

Giáo án môn Sinh học 6

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm,
  • Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh
  • Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

  • Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Một số rễ cây

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

  • Giải thích cơ chế phân chia của TB?
  • Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề:

Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một rễ. Vậy có các loại rễ nào? Cấu tạo ra sao?

b/ Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt Động 1:

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

Nhận xét ý thức của lớp.

GV: Treo tranh h 9.1A .

Yêu cầu hs thảo luận những cây mình mang theo có tên gì và phân chia chúng thành hai nhóm như h9.1A

HS: Thực hiện, HS khác trình bày, nhận xét, bổ sung

GV: Kết luận

Hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các loại rễ cây vào 2 nhóm trên

Rễ cọc có đặc điểm gì?

HS: Phát biểu

Rễ chùm có đặc điểm gì?

HS: Trả lời

GV: yêu cầu hs thảo luận từng đôi, làm bài tập trong sách giáo khoa tr.29 và tr.30?

HS: Thực hiện

Báo cáo + bổ sung

GV: Kết luận.

Yêu cầu học sinh kể tên những cây có rễ chùm và rễ cọc?

HS: Phát biểu

GV: nhận xét

Hoạt Động 2:

GV: Treo tranh hình 9.3.

Yêu cầu hs quan sát hình đối chiếu bảng bên đặc điểm các miền của rể và chức năng của các miền.

Rễ có mấy miền? Đó là những miền nào?

HS: Trả lời + lên chỉ tranh

GV: Chức năng của mỗi miền?

HS: Phát biểu

GV: Giải thích miền nào quan trọng nhất? Vì sao?

HS: Trả lời

GV: kết luận

I. Các loại rễ:

- Cây có hai loại rễ chính:

+ Rễ cọc: gồm một rễ cái to, khỏe và các rễ con mọc xiên ra

Ví dụ:

+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con bằng nhau mọc ra từ gốc thân

Ví dụ:

II. Các miền của rễ:

Rễ có bốn miền:

- Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.

- Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.

- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.

- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

---------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giáo án Sinh học 6 bài: Các loại rễ - Các miền của rễ theo CV 5512. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 1 160 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau
  • Chia sẻ bởi: Nguyễn Nam Hoài
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 18/10/2021
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: giáo án môn sinh học lớp 6 giáo án điện tử sinh học 6 giáo án điện tử lớp 6Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiGiáo án Sinh học 6
  • Bài: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 1
  • Bài: Đại cương về giới thực vật - Đặc điểm chung của thực vật

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 2
  • Bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa không?

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 3
  • Bài: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 4
  • Bài: Thực hành

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 5
    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 14
  • Bài: Cấu tạo tế bào thực vật

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 6
  • Bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 7
  • Bài: Các loại rễ - Các miền của rễ

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 8
  • Bài: Cấu tạo miền hút của rễ

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 9
  • Bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 10
  • Bài: Thân to ra do đâu?

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 11
  • Bài: Ôn tập

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 12
    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 22
  • Bài: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp - Ý nghĩa của quang hợp

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 13
  • Bài: Thụ phấn

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 15
    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 16
  • Bài: Tổng kết về cây có hoa

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 17
  • Bài: Quyết - Cây dương xỉ

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 18
  • Bài: Nguồn gốc cây trồng

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 19
  • Bài: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 20
  • Bài: Nấm

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 21
  • Bài: Tham quan thiên nhiên

    • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 23
Tải xuống

Tham khảo thêm

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa không theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Thực hành quan sát tế bào thực vật theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Cấu tạo miền hút của rễ theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng theo CV 5512

  • Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 6

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Các loại rễ - Các miền của rễ theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Đại cương về giới thực vật - Đặc điểm chung của thực vật theo CV 5512

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • TOP 12 Viết thư cho ông bà để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

Xem thêm
  • Giáo Án - Bài Giảng Giáo Án - Bài Giảng

  • Giáo án lớp 6 Giáo án lớp 6

  • Giáo án Sinh học lớp 6 Giáo án Sinh học lớp 6

  • Giáo án điện tử Toán lớp 6 Giáo án điện tử Toán lớp 6

  • Giáo án Ngữ văn lớp 6 Giáo án Ngữ văn lớp 6

  • Giáo án Tiếng anh lớp 6 Giáo án Tiếng anh lớp 6

  • Giáo án Vật lý lớp 6 Giáo án Vật lý lớp 6

  • Giáo án Lịch sử lớp 6 Giáo án Lịch sử lớp 6

  • Giáo án Địa lý lớp 6 Giáo án Địa lý lớp 6

  • Giáo án Công nghệ lớp 6 Giáo án Công nghệ lớp 6

  • Giáo án Tin học 6 Giáo án Tin học 6

  • Giáo án Thể dục 6 Giáo án Thể dục 6

  • Bài giảng điện tử lớp 6 Bài giảng điện tử lớp 6

🖼️

Giáo án Sinh học lớp 6

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Thực hành quan sát tế bào thực vật theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Cấu tạo miền hút của rễ theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Các loại rễ - Các miền của rễ theo CV 5512

  • Giáo án Sinh học 6 bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa không theo CV 5512

Xem thêm

Từ khóa » Chủ De Rễ Sinh Học 6