Giáo án Số Học 6 Bài 12: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên

Giáo án Số học 6 bài 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốGiáo án điện tử môn Toán lớp 6Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án Số học 6

Giáo án Số học 6 bài 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Nhân hai lũy thừa cùng cơ số được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 bài 10: Phép trừ và phép chia

Giáo án Số học 6 bài 11: Luyện tập

Giáo án Số học 6 bài 13: Luyện tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

2. Kỹ năng:

  • HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
  • HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng lũy thừa.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng mạch lạc

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SBT, thước thẳng.

2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy viết các tổng sau thành tích.

a) 5+5+5+5+5; b) a+a+a+a+a

Giải: a) 5.5; b) 5.a

3. Bài mới:

*ĐVĐ: Còn a . a . a . a = ?

Nếu tổng có nhiều số hạng bằng nhau, ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân, còn nếu một tích có nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn:

a . a . a . a ta viết gọn là a4, đó là một lũy thừa.

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết Lũy thừa với số mũ tự nhiên

GV : Tổng của nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn tích nhiều thừa số bằng nhau ta có thể viết gọn như sau: 2.2.2 = 23

a.a.a.a = a4

Ta gọi 23; a4 là một lũy thừa

GV: Như vậy a4 là tích của bao nhiêu thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng bao nhiêu

GV: Em hãy nêu định nghĩa lũy thừa bậc n của a

GV: Hướng dẫn cách đọc

GV: Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.

GV: cho HS làm ?1

GV gọi từng học sinh đọc kết quả

GV nhấn mạnh: Trong một lũy thừa với số mũ tự nhiên (¹ 0):

+ Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau

+ Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau

GV lưu ý HS tránh nhầm lẫn: 23 ¹ 2.3

GV:Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa

a) 5.5.5.5.5.5

b) 2.2.2.3.3

GV: Cho HS đứng tại chỗ thực hiện

GV: Uốn nắn thống nhất cách trình bày Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhân 2 lũy thừa cùng cơ số.

GV: Viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa:

GV: Áp dụng định nghĩa lũy thừa để làm bài tập trên.

GV: Cho 2 HS lên bảng thực hiện

GV: Qua hai ví dụ trên em có thể cho biết muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm thế nào?

GV Nhấn mạnh: số mũ cộng chứ không nhân

GV: Nếu có am.an thì kết quả như thế nào? Ghi công thức

GV gọi HS nhắc lại chú ý đó.

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên:

-Ta viết gọn :

2.2.2 = 23

a.a.a.a = a4

Gọi 23, a4 là một lũy thừa

a. Định nghĩa: Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau,mỗi thừa số bằng a

(n ¹ 0)

a: gọi là cơ số

n: gọi là số mũ

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa

?1 Điền số vào ô trống cho đúng

Luỹ thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị

72

7

2

49

23

2

3

8

34

3

4

81

*Chú ý :

a2 còn được gọi là a bình phương

a3 còn được gọi là a lập phương

Quy ước: a1 = a

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

a. Ví dụ: Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa : 24.22 ; a4.a3

Giải:

24.22 = (2.2.2.2).(2.2) = 26 (=24+2)

a4.a5 = (a.a.a.a).(a.a.a.a.a) = a9 (=a4+5)

b. Tổng quát:

am.an = am+n .

*Chú ý : Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ

Từ khóa » Giáo án Bài Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên