Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo Lớn Qua Hoạt động Vẽ Trang Trí
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Giáo dục học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 60 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCNGUYỄN THỊ THUỲGIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺMẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNGVẼ TRANG TRÍKHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Phương pháp tổ chức hoạt động Tạo hìnhNgười hướng dẫn khoa họcVŨ LONG GIANGHÀ NỘI, 2012LỜI CẢM ƠNQuá trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận này được sự giúp đỡ, chỉbảo tận tình của thầy Vũ Long Giang, chúng tôi đã từng bước tiến hành khóaluận này với đề tài : “Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) quahoạt động vẽ trang trí”.Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Vũ Long Giang,các giáo viên trường mầm non Hoa Sen, các thầy cô trong khoa Giáo dụcTiểu học cùng các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điềukiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận này.Tôi xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 4 năm 2012Sinh viênNguyễn Thị ThùyLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu và có tham khảo tàiliệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên đó là cơ sở để tôi thựchiện đề tài này. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các nội dungnghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện bất cứ gian lận nàotôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng. Tôi xin chân thành cảm ơn.Sinh viênNguyễn Thị ThùyMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 2MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................... 33. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 44. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 45. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 46. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 47. Cấu trúc khóa luận ................................................................................... 5NỘI DUNG ................................................................................................... 6CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 6CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................... 61.1.Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn ............................................... 61.1.1. Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày ............ 61.1.2. Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâmlý .................................................................................................................... 71.1.3. Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trựcquan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lôgic ...................................... 81.2. Một số vấn đề về Giáo dục thẩm mỹ - Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫugiáo lớn.......................................................................................................... 81.2.1. Khái niệm Giáo dục Thẩm mỹ ........................................................... 81.2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ................................................ 10CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 19GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI)..... 19QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ ...................................................... 192.1. Một số vấn đề về hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo ..................... 192.1.1. Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ trang trí ................ 192.1.2. Nguồn gốc, bản chất của hoạt động tạo hình của trẻ em ................ 202.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ chotrẻ 5 – 6 tuổi ................................................................................................ 212.1.4. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ chotrẻ ................................................................................................................ 222.1.5. Nhiệm vụ của hoạt động tạo hình cho trẻ lứa mầm non................. 232.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí 232.2.1. Vẽ trang trí........................................................................................ 232.2.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) qua hoạt độngvẽ trang trí .................................................................................................. 29CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 38HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ ĐỀ XUẤTMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẼ TRANG TRÍ ỞTRƯỜNG MẦM NON ............................................................................... 383.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻmẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ........................................ 393.2. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ chotrẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí................................... 393.3. Việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thẩm mỹcho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ............................ 403.4. Khả năng vẽ trang trí của trẻ.............................................................. 423.5. Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việcgiáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí..................................................................................................................... 42KẾT LUẬN ................................................................................................. 53DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 54MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là tương lai của đấtnước, vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ măng non trở thànhnhững công dân tốt với đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đấtnước là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thể xã hội.Trong đó, giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên của hệ thốnggiáo dục. Nhân cách của trẻ cũng được hình thành mạnh mẽ trong giai đoạnlứa tuổi này. Vì vậy giáo dục trẻ trong độ tuổi này vô cùng quan trọng và cầnđược sự quan tâm của cả cộng đồng.Trong điều 21, 22, Luật giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mụctiêu giáo dục mầm non “giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “Mục tiêu của giáo dục mầm non làgiúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.Như vậy, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân. Nó là nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ em.Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhân cách bắt đầu được hình thành khi chưahoàn toàn định hình nhưng nó có cơ sở tương đối ổn định trong việc tiếp tụcphát triển và hình thành nhân cách. Lúc này trẻ đặc biệt dễ dàng tiếp nhậnnhững ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình tượng và giàu màu sắc cảmxúc. Đó là những cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệthuật. Một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ đều dễ gợi lên nhữngrung động trong lòng đứa trẻ. Đó chính là những cảm xúc thẩm mĩ - xúc cảmvề cái đẹp. Hơn nữa, tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với cái đẹp xung1quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với“cái đẹp”, tạo nên tinh thần sảng khoái khiến trẻ cảm thấy thiết tha với conngười và cảnh vật xung quanh, làm nảy nở ở trẻ lòng mong muốn làm nhữngđiều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người. Do những đặc điểm tâm lýở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹvà chính việc giáo dục thẩm mỹ lại có khả năng kỳ diệu tạo ra hiệu quả to lớnđối với sự phát triển toàn diện nhân cách đặc biệt là giáo dục đạo đức và giáodục lòng nhân ái.Ở trẻ mẫu giáo, mặt thẩm mỹ phát triển nhanh nhất. Bởi đặc trưng tâm lýcủa giai đoạn này được biểu hiện ở tính hình tượng, tính dễ cảm xúc và tínhđồng cảm. Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thẩm mỹ dễ kéo theo sự pháttriển của các mặt đạo đức khác như đạo đức, trí tuệ và cả thể chất. Do vậy,giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là một việc làm không thể chậm trễ, làmột việc cần được tiến hành một cách nghiêm túc ngay từ lứa tuổi này đểươm trồng những tài năng cho tương lai.Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo có thể theo nhiều con đường, nhiềuhoạt động và nhiều hình thức khác nhau. Song con đường giáo dục giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí được coi là conđường cơ bản và hiệu quả cao. Qua hoạt động vẽ trang trí tạo điều kiện chotrẻ tiếp xúc, làm quen và tập tạo ra cái đẹp để chúng nâng cao nhận thức thẩmmỹ và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống như ăn mặc sao chođẹp, ở sao cho gọn gàng, ngăn nắp. Từ đó có ý thức tôn trọng và bảo vệ cáiđẹp.Hơn thế nữa, hoạt động vẽ trang trí là một trong những hoạt động thu hútnhiều sự chú ý của trẻ mẫu giáo, được tham gia vào tiết học vẽ là trẻ được tiếpxúc, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấytrong thế giới xung quanh làm cho chúng cảm thấy rất thích thú, say mê muốn2tạo ra những cái đẹp, cái hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cao cả vềtrí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ. Như một nhà vănđã nói “phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sởban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”.Việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo đã có nhiều tác giả trong nướcvà ngoài nước nghiên cứu nhưng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thìchưa có công trình nào. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này làm đề tàinghiên cứu của bản thân.2. Lịch sử nghiên cứu đề tàiGiáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là vấn đề luôn được quan tâm và chúý ở cả trong nước và ngoài nước. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứuvề vấn đề này như:Tác giả Kazakova.T.C, Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ mẫu giáo,Matxcova, 1995.L.X.Vưgotxki (1896 – 1995), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếunhi, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985.Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thẩm mỹ nóichung và việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non nói riêng như:Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với Giáo dục cái đẹp trong gia đình, NXBPhụ nữ (1984).Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXBGiáo dục, Hà Nội (1989).Tác giả Phan Việt Hoa, Nguyễn Thị Hoàng Yến, mỹ học và giáo dụcthẩm mỹ, NXB Đại học Sư phạm (2006).Đỗ huy, Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBThông tin lý luận ( 1987).3Trần thúy, Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, NXB Chínhtrị quốc gia (2005).Và nhiều công trình khác.3. Mục đích nghiên cứuGiáo dục thẩm mỹ là một nội dung không thể thiếu trong quá trình chămsóc – giáo dục trẻ mầm non. Nó có khả năng kì diệu tạo ra hiệu quả to lớn đốivới sự phát triển toàn diện nhân cách. Tìm hiểu đề tài này nhằm tìm ra nhữngbiện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ – yêu thích cáiđẹp; Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, khám phá cái đẹp; Phát triển cácchức năng tâm lí như khả năng tri giác sự vật hiện tượng xung quanh, từ đólàm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Qua tìmhiểu đề tài này còn giúp giáo viên trau dồi những kiến thức chuyên mônnghiệp vụ, phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn.4.2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6tuổi) thông qua hoạt động vẽ trang trí.5. Nhiệm vụ nghiên cứuTìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ và hoạt động vẽ trang trí.Tìm hiểu thực trạng về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông quahoạt động vẽ trang trí.Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việc giáodục thẩm mỹ trong hoạt động này.6. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, nghiên cứu các tài liệu tâm líhọc, giáo dục học, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình, vẽ trang trí…Phương pháp thống kêPhương pháp phân tích4Phương pháp tổng hợpPhương pháp quan sátPhương pháp điều tra7. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của khóa luận gồm:Chương 1: Cơ sở lí luậnChương 2: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽtrang tríChương 3: Hoạt động vẽ trang trí ở trường mầm non và đề xuất một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ qua vẽ trang trí ở trường mầmnon5NỘI DUNGCHƯƠNG 1CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớnĐộ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầmnon” – tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, nhữngcấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệtlà trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dụccủa người lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ được hoàn thiện về mọi phươngdiện của hoạt động tâm lí (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hoàn thành việcxây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.1.1.1. Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngàyLứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với cáchiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốcđộ khá nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụngtiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày. Sự hoàn thiệntiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo lớn theo các hướng sau:- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ- Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạcNhìn chung đứa trẻ trước khi bước vào tuổi học sinh đã có khả năng nắmđược ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của ngườilớn (tùy theo địa phương có giọng nói như thế nào thì trẻ sẽ nói theo nhưvậy), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, và đặc biệt là nóiđúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi6nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạcthoải mái. Tóm lại, trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ.1.1.2. Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâmlýĐến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới nắm được kỹ năng so sánh mình vớingười khác, điều này là cơ sở để trẻ tự đánh giá một cách đứng đắn hơn vàcũng là cơ sở để trẻ noi gương những người tốt, việc tốt.Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự pháttriển giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không những nhận ra mình là trai hay gáimà còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thếnào cho phù hợp với giới tính của mình. Ở đây tấm gương của người lớn tácđộng rất mạnh đến trẻ.Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp hành vi của trẻ mang tính xãhội, tính nhân cách đậm nét hơn trước. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràngcòn cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó cácquá trình tâm lí mang tính chủ định rõ rệt.Ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ em chỉ tập trung chú ý vào một đối tượng khi sưthích thú đối với nó chưa tiêu tan, còn khi xuất hiện một đối tượng mới, lậptực hứng thú được di chuyển ngay sang đối tượng mới đó. Nhưng đến tuổimẫu giáo lớn, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn. Ngôn ngữ phát triểncũng giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý củamình vào những đối tượng nhất định.Cũng tương tự như vậy, ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tínhchủ định nhiều hơn so với trẻ mẫu giáo bé. Tuy vậy, cho đến cuối tuổi mẫugiáo các quá trình tâm lí không chủ định vẫn chiếm ưu thế trong hoạt độngtâm lí của trẻ, ngay cả trong hoạt động trí tuệ.71.1.3. Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trựcquan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lôgicĐể đáp ứng với khả năng và nhu cầu phát triển của trẻ ở cuối tuổi mẫugiáo cần phát triển thêm một kiểu tư duy trực quan – hình tượng mới, đó làkiểu tư duy trực quan – sơ đồ. Kiểu tư duy này tạo cho trẻ một khả năng phảnánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào hành độnghay ý muốn chủ quan của của bản thân đứa trẻ. Tuy tư duy trực quan – sơ đồvẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên kháctrước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lạinhững yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ khôngphải là từng sự vật riêng lẻ.Tư duy trực quan – sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội nhữngtri thức ở trình độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật.Tư duy trực quan sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn đứa trẻ đến ngưỡng cửa củatư duy trừu tượng, sẽ cho trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau nàysự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành chủ yếu dựa trên đó.Trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo có thể lĩnh hội được những khái niệm khoahọc đơn giản. Điều đó giúp trẻ thay đổi khá nhiều trong hoạt động tư duy củachúng, biểu hiện ở sự nảy sinh các yếu tố tư duy lôgic, tất nhiên phải có mộtsự dạy dỗ đặc biệt.1.2. Một số vấn đề về Giáo dục thẩm mỹ - Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫugiáo lớn1.2.1. Khái niệm Giáo dục Thẩm mỹKhái niệm Thẩm mỹNói đến thẩm mỹ là nói đến cái đẹp. Cái đẹp là lĩnh vực vừa có tính bảnthể vừa có tính định hướng. Có tính bản thể là vì đẹp có thể là một hiện tượng,sự vật hay một ý nghĩ, một hành vi, là tình thần hay vật chất… nó tồn tại như8những chỉnh thể độc lập. Có tính định hướng là vì đẹp còn là một chuẩn mực docon người xác định lý tưởng sống sao cho đạt tới Chân – Thiện – Mỹ.Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, dùng để chỉ thựctại thẩm mỹ khách quan. Thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảmnhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹchân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưngngôn ngữ của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chânthật, và cái tốt; Nó tỏa chiếu bằng các xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút,giúp cho con người định hướng đời sống theo quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ.Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ởtự thân bên trong tâm hồn con người, bên trong xã hội loài người.Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn vớiquá trình hoàn thiện, hoàn mỹ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đờisống vật chất lẫn tinh thần.Giáo dục thẩm mỹTheo quan điểm của mỹ học Mác – Lê Nin, giáo dục thẩm mỹ đượchiểu theo hai nghĩa:- Nghĩa hẹp: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục có tính trườngquy về cái đẹp giáo dục con người biết cảm thụ đánh giá và sáng tạo cái đẹp.- Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục và tự giáo dụcnhằm phát huy mọi năng lực của con người theo quy luật cái đẹp, trong đó cóviệc bồi dưỡng nhận thức thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của con ngườinhững tình cảm mạnh mẽ để con người có thể phân biệt rạch ròi giữa đẹp vàxấu, cái cao cả và cái thấp hèn…Như vậy, trọng tâm của giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩmmỹ của con người, hình thành và phát triển con người, năng lực biết thưởng9thức, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cáiđẹp.Mỹ học Mác – Lê Nin cho rằng hoạt động thực tiễn của con ngườichính là cơ sở hình thành quan hệ thẩm mỹ giữa con người với thế giới hiệnthực. Chính hoạt động mang tính xã hội này của con người đã hình thành mộtloại năng lực chỉ có cở con người, đó là năng lực sáng tạo theo quy luật củacái đẹp và xem xét mọi vật dưới góc độ thẩm mỹ nhờ đó mà con người đã tìmthấy trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật những giá trịthẩm mỹ đa dạng và phong phú.Như vậy, bản chất của giáo dục thẩm mỹ là nguyên tắc hoạt động sángtạo của con người theo quy luật của cái đẹp. Nghĩa là con người luôn hướngtới những cái mới, cái tốt đẹp hơn.1.2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo* Ý nghĩa của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáoGiáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triểntoàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.Do những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàngkim” của giáo dục thẩm mỹ.Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có hệ thống và có mụcđích vào nhân cách của các nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhậnbiết cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹpvà đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo.Giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáodục trí tuệ và giáo dục lao động.- Với giáo dục đạo đức: Cảm xúc thẩm mỹ không những xây dựng trêncơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở nắm chắc nội dung tư tưởng của tác10phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng đến tâm lý của conngười thêm cao thượng.Ví dụ: Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ có thái độ yêu mến, quý trọngvà mong muốn bảo vệ thiên nhiên như đứng trước một bông hoa đẹp, một bứctranh đầy màu sắc sặc sỡ… đều gợi lên sự rung dộng trong lòng đứa trẻ. Từđó hình thành ở trẻ những hành vi văn minh đối với vẻ đẹp đó như: không háihoa, bẻ cành hay làm bẩn những bức tranh… Hay trong sinh hoạt hàng ngàytrẻ rất thích gọn gàng và ngăn nắp, sạch sẽ; Trẻ thích làm những việc giúp đỡngười thân, bạn bè và những người xung quanh; Trẻ đồng cảm với nhữnghoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống. Đó chính là những cái đẹp tronghành vi và trong tâm hồn của trẻ.Cảm xúc thẩm mỹ làm phong phú cuộc sống của trẻ, nó góp phần giáodục tính lạc quan, yêu đời của trẻ.- Với giáo dục trí tuệ: Giáo dục thẩm mỹ là cơ sở, là tiền đề để pháttriển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Trẻ ở lứa tuổi này không thể tiếp nhận những lýsự khô khan về lẽ phải và cũng dễ khước từ sự buồn tẻ, trái lại trẻ sẽ rất nhạycảm với những điều đó nếu chúng được biểu hiện dưới những hình thức, hìnhtượng sinh động và giàu màu sắc xúc cảm. Giáo dục thẩm mỹ khơi dậy ở cácem tính tích cực, sáng tạo và sự tự giác sắc bén hơn. Qua giáo dục cái đẹp, trẻđược tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh sẽ làm cho trí tưởng tượngcủa trẻ phong phú, trẻ chú ý, ghi nhớ, tư duy sâu sắc hơn để đưa ra nhữnghình ảnh mà chúng thấy được vào tác phẩm tạo hình của mình góp phần pháttriển năng lực nhận thức.- Với giáo dục lao động: Giáo dục thẩm mỹ có liên hệ trực tiếp với giáodục lao động và thể dục. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh và sự tổ chức quátrình lao động có tác dụng tăng năng suất lao động. Qua việc tiếp xúc, khámphá, tìm hiểu cái đẹp trẻ hứng thú và làm việc say mê, tích cực hơn. Sức khỏe11và phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp bao giờ cũng gây ra cảm giác đẹp mắt vàcó tác dụng thẩm mỹ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần của con người,vẻ đẹp của thao tác, vận động của nhịp điệu kích thích hứng thú của trẻ đốivới việc tập thể dục.Như vậy, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của giáo dục xã hội chủnghĩa, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách, phát triển toàndiện.* Nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáoSự phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mỹ cho trẻ mẫugiáoGiáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp,cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp. Đó là những rung cảm thẩm mỹ, những tìnhcảm thẩm mỹ.Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩmmỹ. Nhìn và nghe là cơ sở đầy đủ về phương diện tâm lý, sinh lý để tri giác cáiđẹp. Ngay từ những năm đầu trẻ đã bị lôi cuốn một cách vô thức vào tất cảnhững gì sống động, sặc sỡ hấp dẫn… qua những bài hát và bức ảnh. Song đóchưa phải là tình cảm thẩm mỹ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng thú nhậnthức. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ là giúp trẻ diễn ra quá trình chuyển từ quá trìnhnhận thức bản năng sang sự tri giác có ý thức về cái đẹp. Cần làm cho trẻ chú ýđến những sư vật, hiện tượng của tự nhiên, đến những hành vi của con người,dạy cho các em biết nhìn ra và phát triển được cái đẹp trong đời sống, trongthiên nhiên, lao động, trong hành vi và hành động của con người, dạy cho cácem biết về phương diện thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh, giáo dục tìnhcảm thẩm mỹ cho trẻ trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ sau này.Giáo viên cũng có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi tìm sự tri giác cái đẹp, cảmxúc đối với nó đến chỗ tìm hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét vàđánh giá thẩm mỹ.12Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của trẻNghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinhđộng, cụ thể, gợi cảm để phản ảnh hiên thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.Bởi vậy, giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp.Đặc điểm sáng tạo của trẻ thể hiện ở chỗ: trong hoạt động trẻ thực hiệnmột cách có chủ định, biết phối hợp các tri thức về ấn tượng của mình ở tínhchân thật cao khi thể hiện tình cảm và tư tưởng… Hơn nữa, đặc điểm tâm lýđược thể hiện rất rõ ở tuổi mẫu giáo là sự bắt chước. Đặc điểm này thể hiệnrất rõ trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi trẻ bắt chước nhữnghoạt động của người lớn, trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn tượng lấytrong thế giới xung quanh.Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các emthường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Ví dụ: Các em lấy tư tưởng từtruyện cổ tích hay những câu chuyện trong cuộc sống để miêu tả cái có thểkhông có trong thực tế như: cung trăng, chị Hằng…Tính sáng tạo của trẻ còn được thể hiện trong các hình thức nghệ thuậtkhác như: vẽ, nặn, kể chuyện, ca hát…Ở tuổi mẫu giáo đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện ởsự phát triển năng lực xây dựng có chủ định và thực hiện nó; Ở kỹ năng phốihợp các tri thức, các khái niệm của mình… Ví dụ: Từ chỗ ngắm nhìn các bứctranh sẽ dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh, những đám mây, những đồ chơi đẹp,mặt trời, ngôi nhà… đều là những đề tài mà trẻ yêu thích. Đây là thời điểm trítưởng tượng của trẻ phát triển phong phú nhất, sự phát triển của trẻ trongtranh vẽ trở thành phương tiện nhận thức cái đẹp và thể hiện sự phong phúcủa tâm hồn trẻ. Vì vậy, để phát triển óc sáng tạo cho trẻ cần có quá trình dạyhọc để giúp trẻ cách diễn đạt hình tượng và mô tả chủ định khi ca, hát, vẽ, kểchuyện…thức dậy ở trẻ những biểu hiện có ý thức về nghệ thuật, gây ra cảm13xúc tích cực và phát triển năng lực. Mục đích của việc dạy kỹ năng, kỹ xảohoạt động nghệ thuật không chỉ giúp trẻ có tri thức và kỹ xảo về ca, hát, vẽmà còn gây ở trẻ hứng thú, hoạt động đôc lập, sáng tạo, sẽ đem lại niềm vuitrong cuộc sông của trẻ, trong tập thể và gia đình.Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹSự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹpmột cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn được biểu hiện ở sựphán đoán đánh giá.Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệchvà cái xấu xí. Giáo dục cho các em năng lực trình bày lí do tại sao lại thíchbức tranh này, bài hát này, tại sao lại thấy đẹp, tại sao lại thấy không đẹp…Hình thành cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm hiểu các tácphẩm cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học cách nhậnbiết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính.Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh vàbiết bảo vệ nó. Ví dụ: một bông hoa đẹp trong khóm hoa, một lớp học đẹp vàấm cúng, sạch sẽ…đều là những cái đẹp trong cuộc sống, phải biết bảo vệ vàchăm sóc, giữ gìn, nâng niu.* Những phương tiện cơ bản để giáo dục thẩm mỹPhương tiện cơ bản để giáo dục thẩm mỹ ở trường mẫu giáo gồm 3phương diện:Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh trẻ (vẻ đẹp trong sinh hoạt hàngngày)Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh trẻ là những bức tường của ngôi nhàthân yêu, những đồ vật xung quanh trẻ: đồ đạc, tiện nghi trong nhà, sự kết hợphài hòa màu sắc, các bức tranh treo tường, những phù điêu, tượng trang trí,14cách bố trí phòng ở… Tất cả những điều đó để lại ấn tượng sâu sắc, đượcphản ánh trong trí nhớ và ý thức của trẻ.Vẻ đẹp trong sinh hoạt hàng ngày của trường mẫu giáo được thể hiện ởtính giản dị của nghệ thuật trang trí, lựa chọn các tiện nghi sinh hoạt, màu sắccủa các bức tường dịu mát, trong sáng. Các yêu cầu trang trí trường học vàcác lớp học do nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của trẻ, do nội dungcủa công tác giáo dục quy định. Các yêu cầu chủ yếu là:- Tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.- Sạch sẽ, giản dị, đẹp đẽ.- Kết hợp đúng giữa màu sắc với ánh sáng tạo ra sự tương phản thị giácđảm bảo độ nhìn thấy được của mọi vật.- Tất cả các bộ phận trang trí phải tạo thành một quần thể thống nhất.Vẻ đẹp của hoàn cảnh có ảnh hưởng hàng ngày đến trẻ và khó nhận ra,song là phương tiện rất quan trọng để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo.Cần phải tạo điều kiện cho nơi ở và sinh hoạt của trẻ có vẻ đẹp tươi vui, hấpdẫn và mang tính thẩm mỹ cao.Những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh trẻNguồn gốc của sự cảm thụ và những xúc cảm thẩm mỹ chính là cuộcsống. Cô giáo cần sử dụng những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh như mộttrong những phương tiện của mỹ dục. Cuộc sống lao động đầy sức hấp dẫn vàcuốn hút trẻ. Hoạt động của người thủy thủ trên biển khơi, các bác sĩ trongbệnh viện, của người nấu ăn, các nhà khoa học, của người phi công khôngnhững làm cho trẻ hiểu biết cuộc sống lao động của họ mà còn gây cho trẻnguyện vọng bắt chước họ, muốn làm như họ. Điều này được phản ánh rất cụthể trong trò chơi của trẻ.15Trong các ngày hội, ngày lễ, trong những cuộc thao diễn thể dục thểthao, cảnh trí tấp nập của đường phố, cờ, hoa, những đoàn tuần hành của nhândân cũng để lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc.Cuộc sống xung quanh trẻ còn là những đường phố, những đài kỷ niệmcác di tích lịch sử, các quảng trường lịch sử, đều là những nhân tố tích cựcgóp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trong các cuộc tham quan, cô giáo phảichọn lựa để giới thiệu mở rộng tầm nhìn và sự cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ.Thiên nhiên của quê hương, đất nước là một phương tiện mạnh mẽđể giáo dục thẩm mỹ, vẻ đẹp thiên nhiên trong thời thơ ấu được cảm thụ rấtsâu sắc và trong sáng, nó giữ lại trong tình cảm, tư tưởng và giữ lại mãi mãitrong suốt cuộc đờiBé Cẩm Thơ tả lại cảnh trời mưa:Cây đứng vẫy mưa đếnHoa cà chua cườiBầu nập treo hứng nướcLá lim gội đầuLá mít rửa mặtLá dứa được mưa vuốtSạch ghê.Cô giáo phải biết mở ra cho các em thế giới tự nhiên, dạy cho trẻ biếtnhìn vẻ đẹp của buổi bình minh, màu sắc của buổi hoàng hôn, biết lắng nghetiếng chim hót, tiếng lá rơi xào xạc, tiếng suối chảy róc rách; Cô biết tạo cảmxúc cho trẻ trong các buổi dạo chơi, tham quan, làm cho trẻ yêu mến cảnh đẹpthiên nhiên của quê hương, đất nước.Nghệ thuậtLà một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ. Loại hìnhnghệ thuật phù hợp với trẻ: văn học, hội họa, điêu khắc, sân khấu điện ảnh.Mỗi một loại hình nghệ thuật phản ảnh một cách độc đáo, cuộc sống và có16ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Cô giáophải biết sử dụng các loại hình nghệ thuật khác nhau để gây cho trẻ nhữngcảm xúc thẩm mỹ và phát triển thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn. Điều quan trọng làsự lựa chọn tác phẩm có tính nghệ thuật cao, dễ hiểu nâng dần theo lứa tuổi.Cần tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như hát, vẽ,múa, kể chuyện, đọc thơ để nâng cao hứng thú và phát triển mầm mống củanăng khiếu nghệ thuật.* Các phương pháp giáo dục thẩm mỹPhương pháp giáo dục thẩm mỹ và dạy học nghệ thuật là cách thứchành động chung của giáo viên và trẻ em nhằm để trẻ nắm được những kinhnghiệm và hoạt động thẩm mỹ, nhằm hình thành những phương thức hànhđộng và phát triển năng lực nghệ thuật ở chúng.- Phương pháp dùng lời: giải thích, trò chuyện, chỉ dẫn, đọc, kể.- Phương pháp trực quan: quan sát, sử dụng các đồ dùng trực quan.- Phương pháp thực hành luyện tập.- Phương pháp dùng trò chơi.Các phương pháp này được sử dụng trong sự phối hợp thống nhất vớinhau.+ Tổ chức quan sát là giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, của thiênnhiên.Ví dụ: Cô giáo thường hướng dẫn các em quan sát một vườn hoa, cảnhhoàng hôn đầy màu sắc, khung cảnh một ngày lễ.+ Những cảm xúc thẩm mỹ trở nên sâu sắc, có ý thức và giữ được lâuhơn nếu như trẻ hiểu nội dung tác phẩm (một bài hát, một câu chuyện cổtích…). Do đó, cô giáo cần phải giải thích nội dung tác phẩm đang được tiếpthu, làm chính xác biểu tượng của các em. Việc trình bày một cách nghệ thuậtnhững tác phẩm âm nhạc, những ca khúc…có tác động trực tiếp khêu gợi tình17cảm và xúc cảm thẩm mỹ, giúp các em hiểu sâu hơn nội dung và hình thứccủa tác phẩm.+ Khi sử dụng phương pháp trò chuyện bằng câu hỏi của mình, cô giáolàm cho trẻ lưu ý, suy nghĩ về những điểm chủ yếu, tìm hiểu và huy độngkinh nghiệm của trẻ, làm sâu sắc những xúc cảm thẩm mỹ của trẻ. Trong khitrò chuyện, tập cho trẻ nói lên những ấn tượng của mình, bày tỏ thái độ củamình với tác phẩm và các hiện tượng trong cuộc sống. Khi trò chuyện phảidùng từ xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật để trẻ học theo,làm theo, bắt chước theo.Khi dạy trẻ vẽ, nặn, hát, múa, cô truyền đạt cho trẻ những tri thức cầnthiết và hình thành những kỹ năng nhất định. Bởi vậy, cần vận dụng phươngpháp tập luyện để trẻ hiểu những thao tác, cách biểu hiện, cách sử dụng đồdùng học tập (bút chì, bút lông...) cô cần dùng các biện pháp chỉ dẫn, làmmẫu.18CHƯƠNG 2GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI)QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ2.1. Một số vấn đề về hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo2.1.1. Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ trang tríHoạt động tạo hình gắn liền với hoạt động của con người. Ngay từ khicon người chưa có ngôn ngữ viết họ đã sử dụng hoạt động tạo hình như mộtphương tiện để giao tiếp và truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất. Điều đóchứng tỏ hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu cần thiết của đờisống con người.Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động của con người để tạora các sản phẩm có hình thể và có màu sắc đẹp, đem lại khoái cảm thẩm mỹcho người xem – nhận ra cái đẹp và cảm xúc trước cái đẹp.Ví dụ: Bức tranh, pho tượng hay mọi thứ trong cuộc sống thường ngàynhư nhà cửa, công viên, vải vóc, quần áo, ấm chén, lọ hoa…Hoạt động tạo hình ở trường mẫu giáo gồm có:- Vẽ theo mẫu (nhìn mẫu có thực để vẽ như lọ hoa, quả, ấm chén…).- Vẽ theo đề tài (vẽ tranh theo đề tài cho trước như ngôi trường, nhàcửa, công viên…).- Vẽ trang trí (trang trí cái bát, trang trí cái khăn, trang trí đườngdiềm…).- Hoạt động nặn.- Xé dán, cắt dán giấy.- Chắp ghép.19
Trích đoạn
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 –6 tuổi) qua hoạt động
- Nhận thức của phụ huynh về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ cho
- Việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thẩm mỹ
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việc
Tài liệu liên quan
- Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- 24
- 10
- 42
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ppsx
- 8
- 2
- 12
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí
- 59
- 1
- 5
- SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- 16
- 7
- 25
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé tại các trường mầm non thuộc khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc
- 63
- 2
- 21
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí
- 60
- 5
- 9
- tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non hương sơn – huyện bình xuyên – tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt động tạo hình từ vật liệu có sẵn trong tự nhiên
- 45
- 531
- 0
- Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình ở các trường mầm non trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (LV02049)
- 143
- 1
- 14
- Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- 143
- 408
- 0
- skkn một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non điền thượng huyện bá thước
- 19
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.54 MB - 60 trang) - Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non
-
Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non Và Phương Pháp Thực Hiện
-
Ví Dụ Về Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẦM NON QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ...
-
Giáo Dục Thẩm Mỹ Và Sáng Tạo Nghệ Thuật Cho Trẻ Trong Trường Mầm ...
-
Giáo Dục Phát Triển Thẩm Mĩ
-
Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo - Webtretho
-
Hướng Dẫn Ba Mẹ Cách Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non đạt Hiệu ...
-
Tìm Hiểu Thực Trạng Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Tại Các ...
-
Tổ Chức Các Hoạt động Phát Triển Thẩm Mỹ Lấy Trẻ Làm Trung Tâm
-
Trường Mầm Non Quốc Tuấn - TMT - QLNT
-
Mục Tiêu Của Giáo Dục Thẩm Mỹ Là Gì?
-
[PDF] Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH
-
Ý Nghĩa Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non