Tìm Hiểu Thực Trạng Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Tại Các ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé tại các trường mầm non thuộc khu vực thành phố vĩnh yên - vĩnh phúc
  • pdf
  • 63 trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC −−−−−***−−−−− LA THỊ BÍCH NGỌC TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON THUỘC KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS ĐỖ XUÂN ĐỨC HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé tại các trường mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” và đã hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ XuânĐức – ngƣời đã tận tâm giúp đỡ hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong các trƣờng mầm non Hoa Sen, trƣờng mầm non Ngô Quyền, Trƣờng mầm non Đống Đa đã giúp em thực hiện khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện La Thị Bích Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé tại các trường mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả quá trình nghiên cứu tìm tòi của bản thân tôi và nhất là có sự định hƣớng của thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức. Đề tài không sao chép từ bất cứ tài liệu nào có sẵn và kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện La Thị Bích Ngọc DANH MỤC CÁC TỪ TÓM TẮT STT Từ viết tắt 1 GDTM 2 NXB Từ viết tắt đầy đủ Giáo dục thẩm mỹ Nhà xuất bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 6. Giả thiết khoa học ..................................................................................... 4 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 8. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4 9. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................. 5 10. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ ............................ 6 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ - GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO ............................................................ 6 1.1.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ............................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm trẻ em ...................................................................... 6 1.1.1.2 Khái niệm trẻ em mẫu giáo ...................................................... 6 1.1.1.3 Khái niệm thẩm mỹ ................................................................... 7 1.1.1.4 Khái niệm GDTM cho trẻ em mẫu giáo ................................... 7 1.1.2 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ................ 9 1.1.2.1 Phát triển tri giác thẩm mỹ, khái niệm thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ ............................................................................. 9 1.1.2.2 Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ...................................................... 10 1.1.2.3 Phát triển hứng thú và khả năng sáng tạo nghệ thuật ............. 11 1.1.3 Các phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non ................... 12 1.1.3.1 Vẻ đẹp hoàn cảnh xung quanh ................................................ 12 1.1.3.2 Thông qua việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật .................. 13 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ............................................................................................. 19 2.1 THỰC TRẠNG VỀ TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ................... 19 2.2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO................................................. 21 2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé ................................ 21 2.3 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ EM MẪU GIÁO ........................................................................................................... 22 2.3.1 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé ................................................................................ 22 2.3.2 Thực trạng sử dụng các phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé .......................................................................... 23 2.3.3 Thực trạng sử dụng phƣơng pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ............................................................................................. 26 2.3.4 Thực trạng về việc sử dụng các hình thức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ................................................................................. 28 2.2.5 Thực trạng về chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé trong các trƣờng mầm non ................................................................. 33 CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ .................................................................................... 35 3.1 NGUYÊN NHÂN ................................................................................. 35 3.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................... 37 3.2.1 Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên .......................................................................................................... 37 3.2.2 Nâng cao nhận thực đội ngũ cán bộ quản lí ................................... 37 3.2.3 Đầu tƣ kinh phí cho các hoạt động giáo dục.................................. 38 3.2.4 Đổi mới phƣơng pháp và nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ............................................................................................. 38 3.2.5 Với phụ huynh ................................................................................ 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói chăm sóc, giáo dục cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm vô cùng có ý nghĩa và quan trọng trong sự nghiệp trồng ngƣời, góp phần đào tạo và bồi dƣỡng nhƣng mầm non tƣơng lai của đất nƣớc.Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền đƣợc chăm sóc, bảo vệ, đƣợc tồn tại, đƣợc chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Giáo dục thẩm mỹ là một trong những bộ phận quan trọng trong việc giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.Lứa tuổi mẫu giáo có lẽ là thời kỳ tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bởi những đặc điểm tâm lý lứa tuổi này đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để trẻ có thể lĩnh hội đƣợc những gì tốt đẹp nhất từ thế giới xung quanh, muôn màu, muôn vẻ.Hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm.Đối với trẻ, thế giới xung quang trẻ chứa đựng những điều thật mới lạ và hấp dẫn.Trẻ thơ thƣờng tỏ ra dễ xúc cảm đối với ngƣời và cảnh vật xung quang. Trẻ bị thu hút bởi vẻ đẹp của bông hoa, một món đồ chơi hay thậm trí trẻ có thể nhập vai một cách rất say mê thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Ví dụ nhƣ: Trẻ đóng vai làm ca sĩ, làm cô giáo, làm ngƣời bán hàng, làm mẹ… Với những đặc điểm tâm lý nổi bật nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận thấy việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là hết sức cần thiết góp phần ƣơm trồng nhƣng tài năng cho tƣơng lai. Ở trẻ mẫu giáo mặt thẩm mỹ phát triển nhanh nhất.Bởi đặc trƣng tâm lý của giai đoạn này đƣợc biểu hiện ở tính hình tƣợng, tính dễ cảm xúc và tính đồng cảm. Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thẩm mỹ dễ kéotheo sự phát 1 triển của các mặt khác nhƣ đạo đức, trí tuệ và cả thể chất. Do vậy giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là một việc làm không thể chậm trễ, là một việc cần đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc ngay từ tuổi mẫu giáo.Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng cho trẻ mẫu giáo thì việc tìm ra phƣơng thức giáo dục thẩm mỹ hiệu quả là vấn đề cần thiết rất quan trọng và luôn đƣợc quan tâm chú ý một cách có đặc biệt trong các trƣờng mầm non hiện nay. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo có thể theo nhiều con đƣờng, nhiều hoạt động và nhiều hình thức khác nhau. Nhƣ vậy giáo dục thẩm mỹ là một nội dung không thể thiếu trong quá trình chăm sóc – giáo dục cho trẻ mầm non. Nó có khả năng kỳ diệu tạo ra hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Với tƣ cách là giáo viên mầm non tƣơng lai tôi nhận thấy rằng việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết. Do vậy để nâng cao chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục và Đào tạo tôi đi vào tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Vĩnh Yên. Tuy nhiên do thời gian có hạn tôi chỉ đi vào tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: C.Mac, Ănghen trong tuyển tập, T1, NXB Sự Thật, Hà Nội (1980) đã đƣa ra quan điểm về cái đẹp: Cái đẹp không chỉ là thƣớc đo hoạt động của con ngƣời mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con ngƣời. Tác giả Kazakova.T.C- Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ mẫu giáoMatxcova, 1995. 2 L.X. Vƣgotxki (1896 – 1955), Trí tưởng tượng và sáng tạo của lứa tuổi thiếu nhi. NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1985. Các công trình nghiên cứu về tâm lý học khẳng định: “Tính hình tƣợng, tính dễ cảm xúc và tính đồng cảm tạo nên đặc trƣng ở lứa tuổi mẫu giáo”. (A.V.Daparojets) Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thẩm mỹ nói chung và việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non nói riêng nhƣ: Tác giả Tào Văn Ân - Trƣờng Đại học Cần Thơ với cuốn Thẩm Mỹ học đại cƣơng. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo Dục, Hà Nội (1989). Và nhiều công trình khác 3. Mục đích nghiên cứu Phát hiện những thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé tại các trƣờng mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng.Đƣa ra biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo tại một số trƣờng mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục thẩm mỹ ở lứa tuổi mẫu giáo bé tại các trƣờng mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé ở một số trƣờng mầm non thành phố Vĩnh Yên. 6. Giả thiết khoa học Nếu phát hiện đúng thực tiễn việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ở một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ở khu vực này 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo bé. Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé ở các trƣờng mầm non thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ ra nguyên nhân đề xuất một số biện pháp để khác phục và nhằm nâng cao chất lƣợng của giáo dục thẩm mỹ. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Phƣơng pháp đọc sách 8.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp đọc sách. Phƣơng pháp quan sát. Phƣơng pháp điều tra. Phƣơng pháp phỏng vấn. 4 9. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 10 – 11: Lựa chọn đề tài và lập đề cƣơng nghiên cứu đề tài. Tháng 12 – 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận Tháng 1 – 3: Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin, số liệu. Xử lý số liệu. Tháng 3 – 5: Hoàn thành đề tài nghiên cứu và bảo vệ 10. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm: Chƣơng 1: Một số vấn đề giáo dục thẩm mỹ Chƣơng 2: Thực trạng GDTM cho trẻ mẫu giáo bé ở một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Chƣơng 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ - GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO 1.1.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 1.1.1.1. Khái niệm trẻ em Có quan niệm cho rằng trẻ em là “ Người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau về ( cơ thể, tƣ tƣởng, tình cảm) chỉ ở tầm cỡ, kích thƣớc chứ không khác nhau về chất. Theo J.J, Rutxo ( 1712 – 1778) trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại và ngƣời lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu đƣợc trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ có những cách nhìn, suy nghĩ và cảm nhận riêng. Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em là đứa trẻ nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ. Ngay từ khi ra đời là một con ngƣời, có nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và ngƣời lớn là về chất. 1.1.1.2 Khái niệm trẻ em mẫu giáo Trẻ em mẫu giáo là trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi. Từ lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi nói chung và trẻ em mẫu giáo nói riêng là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ. E.L.N.Tonxtoi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của thời kỹ đó rằng: Tất cả những cái gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành ngƣời lớn đều 6 thu nhận đƣợc trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận đƣợc chỉ đáng một phần trăm những thứ đó mà thôi. 1.1.1.3 Khái niệm thẩm mỹ Quan điểm về thẩm mỹ (Cái đẹp) đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử xã hội loài ngƣời nói chung và trong triết học nói riêng. Đã có rất nhiều những quan điểm của các nhà Mỹ học về cái đẹp. Theo Mác: “Cái đẹp không chỉ là thƣớc đo hoạt động của con ngƣời mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất ngƣời”. Mác viết “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thƣớc đo giống loài nó, còn con ngƣời thì có thể áp dụng thƣớc đo và thích dụng cho mọi đối tƣợng, do đó con ngƣời cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” (C. Mac. Ănghen. Tuyển tập, T1, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, trang 19). Nhƣ vậy, thẩm mỹ (cái đẹp) gắn bó với bản chất sáng tạo của con ngƣời, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. 1.1.1.4 Khái niệm GDTM cho trẻ em mẫu giáo GDTM cho trẻ mẫu giáo là một quá trình sƣ phạm nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận biết đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt xã hội và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống. GDTM là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần đƣợc tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Do những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của GDTM. GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong 7 tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹpvà đƣa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo. Giáo dục thẩm mỹ có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục nhân cách con ngƣời phát triển toàn diện, đặc biệt là với giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức. - Đối với trí dục: Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ cảm thụ thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tƣợng của cuộc sống xung quanh, qua đó mở rộng tầm mắt nhìn cho trẻ trau dồi lòng ham hiểu biết, chẳng hạn những đồ dùng to, đẹp, rõ nét, màu sắc hài hòa,…sẽ giúp trẻ tri giác sự vật nhanh, dễ dàng, dễ hình thành những biểu tƣợng. Ngƣợc lại sự hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiện tƣợng xung quanh, hiểu sâu sắc nội dung của tác phẩm nghệ thuật lại là cơ sở để hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. - Đối với giáo dục đạo đức.Những yếu tố thẩm mỹ không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mỹ mà còn tác động đến việc hình thành tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. Những xúc cảm có liên quan đến việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ thiên nhiên, cảm thụ hành vi đẹp, của con ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến bộ mặt đạo đức của trẻ. Những xúc cảm này làm cho tính cách của trẻ thêm cao thƣợng, đời sống tình cảm thêm phong phú, từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với cuộc sống đối với mọi ngƣời xung quanh. Đặc biệt thông qua việc tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật, trẻ nhận thức đƣợc đúng đắn, cái đẹp, cái xấu…từ đó có ảnh ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ nhƣ: Lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng, lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu lao động… - Giáo dục thẩm mỹ có liên quan trực tiếp tới giáo dục lao động và giáo dục thể chất. Bản thân lao động đƣợc tổ chức tốt là một phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh nơi làm việc, màu sắc hài hòa của 8 dụng cụ lao động…có ảnh hƣởng lớn tới tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động. Sức khỏe và sự phát triển thể lực tốt, tƣ thế đẹp, tác phong nhanh nhẹn bao giờ cũng có cảm giác đẹp mắt. Mặt khác, sự rèn luyện cơ thể bao giờ cũng tiêu chuẩn của cái đẹp: Cơ thể phát triển cân đối, da dẻ, hồng hào, tƣ thế tác phong đúng đắn, uyển chuyển…biểu hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, tích cực tham gia vào vui chơi, học tập lao động. Với những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mỹ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Vì vậy cần tiến hành giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Ở trẻ em ngay từ khi chƣa biết nói, trẻ đã rất thích ngắm nhìn đồ vật có màu sắc, lắng nghe những âm thanh êm dịu ở xung quang, những lời ru ngọt ngào của mẹ… Đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ nhỏ. 1.1.2 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 1.1.2.1 Phát triển tri giác thẩm mỹ, khái niệm thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ Khi nói tới đặc điểm của trẻ mẫu giáo, nhà thơ Tố Hữu có nhận định “Trẻ mẫu giáo giàu tình cảm, giàu tưởng tượng và thích cái đẹp” thực vậy cái đẹp sớm đi vào cuộc sống của tuổi thơ. Ngay từ nhỏ trẻ đã chăm chú ngắm nhìn những đồ vật xung quanh có màu sắc tƣơi sáng, nghe những âm thanh êm dịu xung quanh không biết chán, khi lớn lên một chút trẻ thích ngắm nhìn hoa lá trong vƣờn, ngắm nhìn những con vật với màu sắc, hình thù đa dạng, thích nghe truyện cổ tích, xem tranh ảnh, song đó chƣa phải là tình cảm thẩm mỹ mà mới chỉ là thể hiện sự hứng thú nhận thức. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ là làm cho trẻ biết chú ý đến các sự vật hiện tƣợng của tự nhiên, đến những hành vi cử chỉ của con ngƣời, dạy cho trẻ biết nhìn và nhìn thấy cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên, trong lao động và trong hành vi của con 9 ngƣời. Dạy cho trẻ biết nhìn nhận về phƣơng diện thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh. Để đạt đƣợc điều này cần cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng tự nhiên trong cuộc sống, trong nghệ thuật hƣớng trẻ em chú ý đến nó, nhận xét cảm thụ nó, từ đó hiểu đƣợc cái đẹp, cái xấu, những biểu tƣợng, khái niệm về thế nào là đẹp, thế nào là xấu xí, thô kệch sẽ nhanh chóng đƣợc hình thành ở trẻ. Nhận thức thẩm mỹ bao giờ cũng liên quan đến tình cảm thẩm mỹ. Trong quá trình tri giác cái đẹp, trẻ thƣờng có những xúc cảm đa dạng nhƣ vui sƣớng, thích thú hân hoan, cảm phục hoặc phản đối… đó là những xúc cảm tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp, trẻ thƣờng có những xúc cảm đa dạng nhƣ vui sƣớng, thích thú, hân hoan, cảm phục hoặc phản đối…đó là những xúc cảm tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Vì vậy trong quá trình cho trẻ tri giác thẩm mỹ cô giáo mầm non cần căn cứ vào những biểu hiện trên để uốn nắn khơi dậy làm phong phú những xúc cảm ấy cho phù hợp với nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ, trên cơ sở đó mà hình thành cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ, yêu cái đẹp, ghét cái xấu, có lòng mong muốn tạo ra cái đẹp trong bản thân, trong cuộc sống. 1.1.2.2 Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là bồi dƣỡng cho trẻ năng lực đánh giá cái đẹp, phân biệt cái xấu, cái đẹp một cách đúng đắn, giáo dục thẩm mỹ chỉ cho trẻ tri giác cái đẹp (bằng các giác quan nghe, nhìn, sờ mó) không thôi thì chƣa đủ mà phải dạy cho trẻ biết phân tích so sánh về cái đã đƣợc tri giác, suy nghĩ, rút ra kết luận – tức là năng lực đánh giá cái đẹp. Do đó nhiệm vụ của trƣờng mầm non là dạy cho trẻ biết phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch và cái xấu xí. Để thực hiện đƣợc điều này khi hƣớng dẫn trẻ tri giác các đối tƣợng thẩm mỹ cần phát triển ở trẻ năng lực trình bày rõ lý do tại sao lại thích 10 bài hát, bức tranh, câu chuyện cổ tích này hay nhân vật nào trong truyện cổ tích này hay nhân vật nào đó trong tác phẩm. Việc cho trẻ tự nói lên những nhận xét đánh giá có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục trẻ có thái độ tự giác hơn đến đối tƣợng và thƣởng thức đối tƣợng sâu sắc hơn, giáo dục ý thức thẩm mỹ cho trẻ. Tất nhiên ở trƣờng mầm non, đây mới chỉ hình thành những cơ sở ban đầu của việc đánh giá thẩm mỹ cho trẻ. Bƣớc đầu giúp trẻ nhận ra cái đẹp, phân biệt cái đẹp với cái xấu xí trong hiện thực, biết tạo ra cái đẹp.Về thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi trẻ em có khác nhau, thậm chí có trái ngƣợc nhau. Vì vậy trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ, ngƣời lớn cần tôn trọng và phát huy ý thích thẩm mỹ lành mạnh ở trẻ, tránh gò bó, áp đặt làm chui chột óc thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ ở trẻ em. Để góp phần hình thành những cơ sở thị hiếu thẩm mỹ ban đầu cho trẻ, cô giáo mầm non có thể thực hiện thông qua việc cho trẻ tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật, qua việc cho trẻ cảm thụ cái đẹp ở cuộc sống xung quanh. Cô giáo hƣớng dẫn trẻ biết nhận ra cái đẹp, phân biệt cái xấu, biết bảo vệ cái đẹp. 1.1.2.3 Phát triển hứng thú và khả năng sáng tạo nghệ thuật Khi nói tới nhiệm vụ này, M.K. Crupxcaia viết: “Cần phải làm thế nào để trẻ không chỉ cảm thụ mà phải hành động, không chỉ bắt chƣớc mà còn sáng tạo”. Năng lực sáng tạo nghệ thuật không phải trẻ em sinh ra đã có mà nó đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục và giảng dạy. Và mọi trẻ em bình thƣờng đều có khả năng sáng tạo nghệ thuật nếu đƣợc hƣớng dẫn đúng đắn về mặt sƣ phạm. Vì vậy cần phát triển hứng thú và sáng tạo nghệ thuật ở mọi trẻ. Đây là một nhiệm vụ khó khăn vì nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tƣợng sinh động cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tƣ tƣởng tình cảm. Song đối với trẻ mẫu giáo, chúng rất yêu thích các hình thức nghệ thuật và có thể tiếp thu hầu hết 11 các hình thức nghệ thuật nhƣ kể chuyện, đọc thơ, hát, vẽ, nặn. Và ở giai đoạn này, khả năng sáng tạo nghệ thuật đã đƣợc phát triển, nhƣ trẻ đã biết phối hợp các kinh nghiệm cá nhân, những biểu tƣợng để diễn tả chân thực những tình cảm của mình. Vì vậy trƣờng mầm non phát triển khả năng nghệ thuật: Kể chuyện, đọc thơ, múa, hát, vẽ, nặn cắt dán cho trẻ. Muốn phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật, cần cho trẻ đƣợc tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội họa…) đa dạng phong phú và phù hợp với lứa tuổi. Hƣớng dẫn trẻ hiểu sâu sắc tƣ tƣởng, nội dung của tác phẩm và dạy trẻ có kỹ năng thể hiện những tƣ tƣởng tình cảm của mình về những tác phẩm đó: Nhƣ kỹ năng kể chuyện, đọc thơ, hát múa và nắm đƣợc kỹ năng cơ bản về vẽ nặn, cắt dán… Đồng thời khuyến khích tinh thần sáng tạo nghệ thuật và tạo điều kiện cho những năng lực ấy phát triển. Để thực hiện tốt đƣợc nhiệm vụ này đòi hỏi cô giáo mầm non phải có những hiểu biết nghệ thuật, thị hiếu nghệ thuật, năng lực sáng tạo nghệ thuật, chỉ có nhƣ vậy cô giáo mới đảm nhiệm đƣợc việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. 1.1.3 Các phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non Việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ có thể đƣợc thực hiện thông qua nhiều phƣơng tiện khác nhau.Đó là vẻ đẹp hoàn cảnh xung quanh, vẻ đẹp trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong hoạt động tạo hình, trong các lễ hội.Mỗi phƣơng tiện đều có tác động riêng đến trẻ về phƣơng diện thẩm mỹ. 1.1.3.1 Vẻ đẹp hoàn cảnh xung quanh Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh vật chất đến phong thái hành vi của con ngƣời. Vẻ đẹp của hoàn cảnh tự nhiên quanh trẻ vô cùng phong phú: Vẻ đẹp của vƣờn cây xanh cạnh lớp học, vẻ đẹp của một buổi sáng bình minh hay ánh nắng lúc chiều tà, âm thanh rì 12 rào của gió, tiếng chảy róc rách của dòng suối, rồi vẻ đẹp của những ngƣời lao động trong thiên nhiên, gợi cho trẻ biết chú ý đến cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp để khêu gợi và phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, lòng yêu thích thiên nhiên. Vẻ đẹp của hoàn cảnh vật chất xung quanh trẻ: Đó là việc sắp xếp hợp lý gọn gàng, ngăn nắp, trang trí hài hòa đẹp mắt nơi ăn ngủ, học tập của trẻ. Giáo viên có nhiệm vụ tạo ra vẻ đẹp trong trƣờng lớp (sắp xếp, trang trí hợp lý) hƣớng dẫn trẻ nhận ra cái đẹp, biết bảo vệ, giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp.Phong thái bề ngoài của mọi ngƣời xung quanh cũng có ảnh hƣởng tới việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Vẻ đẹp bề ngoài của con ngƣời nhƣ hình thức ăn mặc gọn gàng, giản dị, đẹp mắt, cách nói năng dịu dàng, thái độ hòa nhã, cởi mở với mọi ngƣời xung quanh đều là những phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ quan trọng. Trƣớc hết giáo viên mầm non phải là một tấm gƣơng về thái độ, hành vi cử chỉ, cách ăn mặc nói năng, cƣ xử có văn hóa với mọi ngƣời xung quanh cho trẻ noi theo. Trong cuộc sống hàng ngày cô giáo cần biết sử dụng những tấm gƣơng của bạn bè về cách ăn mặc, nói năng, cƣ xử lịch sự để giáo dục cho trẻ biết quan tâm tới những cái đẹp đó, qua đó học tập tạo ra cái đẹp cho chính mình. 1.1.3.2 Thông qua việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật Các tác phẩm nghệ thuật nhƣ văn học, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu là những phƣơng tiện toàn diện phong phú và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ qua các tác phẩm này giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên đất nƣớc, vẻ đẹp của cuộc sống của nhân cách con ngƣời. Trẻ mầm non rất thích đƣợc nghe, đƣợc xem các tác phẩm nghệ thuật. Do đó nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải biết lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với tâm lý của trẻ để hƣớng dẫn giúp trẻ cảm thụ đƣợc tính 13 Tải về bản full

Từ khóa » Ví Dụ Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non