Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo - Webtretho

Giáo dục thẩm mỹ trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ tuổi mẫu giáo. Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật và cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này. Khi nó đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo, ta thường coi đó là nhiệm vụ của trường mầm non với các “tiết học” tạo hình, múa hát, đóng kịch… mà hầu như ít người chú ý đến một trong những nhà giáo dục chủ yếu nhất và tuyệt vời nhất – đó chính là gia đình. Sự cảm nhận đầu tiên , rực rỡ nhất, ấn tượng nhất về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mỹ của cha mẹ từ mối quan hệ giao tiếp - ứng xử tốt đẹp trong gia đình, đây là điều kiện quan trọng nhất để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hiện nay, các bậc cha mẹ không phải ai cũng ý thức được vai trò của gia đình đối với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp giáo dục sau:1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua việc sử dụng môi trường thiên nhiên Nguồn ấn tượng không bao giơ cạn về cái đẹp chính là thiên nhiên. Thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển mạnh mẽ đối với sự phát triển của tâm hôn con người. Chẳng phải mỗi lúc buồn chán, ta tìm đến thiên nhiên, ngồi yên lặng nhìn đồng cỏ với âm thanh rì rào trong gió, ta lại cảm thấy yêu đời hơn, muốn sống tốt đẹp hơn. Cha mẹ nên biết tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để giáo dục tâm hồn trong sáng cho trẻ. Hãy cùng con đi dạo chơi vào những ngày nghỉ, tìm cho trẻ khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trời rực rỡ, những khóm cây khoác trên mình mảnh lá xanh non đang đưa mềm mại trong gió, giọt sương long lanh trên lá, những bông hoa muôn màu… Cha mẹ nên khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét các sự vật hiện tượng thiên nhiên. Đứa trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh thế của thiên nhiên. tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn, đồng thời tặng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật Đưa trẻ đến với văn học Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất. Đối với trẻ mẫu giáo, cha mẹ hãy đọc cho trẻ nghe những câu chuyện kèm theo những bức tranh minh họa sinh động. Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợi lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp , cái nhân hậu luôn chiến thắng cái xấu, cái thấp hèn. Hãy khuyến khích trẻ đọc những bài thơ ca hay, giàu tình cảm… tất cả những cái đó đều làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những cảm xúc lớn lao, hướng trẻ học tập và làm theo những nhân vật tốt đẹp trong câu chuyện, hình thành ở trẻ tính yêu đối với văn học, biết trân trọng sách vở, có thói quen và hứng thú đọc sách này. Đưa trẻ đến với thế giới âm nhạc Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm là phương tiện để thực hiện những cảm xúc tinh thế của con người. Môi trường đầu tiên, quan trọng nhất để đưa trẻ đến với âm nhạc chính là gia đình. Mặc dù cha mẹ không được đào tạo trong các trường nhạc, không biết hát và chơi nhạc, nhưng thái độ của cha mẹ với giáo dục âm nhạc vô cùng quan trọng. Đối với trẻ trước tiên hãy tập cho trẻ lắng nghe nhạc điệu của thiên nhiên, khám phá âm thanh quanh trẻ, đó là âm thanh của vườn hoa, của đồng lúa chín vàng, âm thanh đồng cỏ vườn cây, của mùa xuân, của mưa thu. Từ chỗ rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, nghe âm thanh của thiên nhiên chuyển dần sang nghe nhạc của sự sáng tạo thông qua những bài hát đồng dao, tiếng sáo, tiếng đàn… tất cả những điều đó sẽ thức dậy trong tâm hồn trẻ tình cảm trìu mếm, dịu dàng âu yếm, nhiệt tình và chân thành. Với trẻ thơ, bằng một cách phải làm sao cho nhạc xâm nhập vào tâm hồn các em và làm nảy sinh trong đó những giai điệu tuyệt vời nhất.. Trẻ lên 4 tuổi đã hoàn toàn có thể học nhạc được. Trong giai đoạn đầu cho trẻ làm quen với âm nhạc, dạy cho trẻ biết nghe và hiểu được âm nhạc sau đó hãy đưa các em đến với các phím đàn và khi đó trẻ sẽ say sưa tìm kiếm trên phím đàn tất cả những gì đã nghe thấy từ thiên nhiên. Đưa trẻ đến với hội họa Những bức tranh nghệ thuật là những cửa sổ trong sáng mà đó con người sẽ nhìn thấy thế giới trong sáng hơn. Yêu cầu sơ đẳng trong hội họa với trè mẫu giáo là quan sát thiên nhiên để có cảm xúc yêu thích những bức tranh. Từ chỗ ngắm nhìn những bức tranh sẽ dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh. Cha mẹ hãy đồng tình và khuyến khích trẻ vẽ. Đây là thời điểm trí tưởng tượng của bé phát triển phong phú nhất. Những đồ chơi, đồ vật đám mây, mặt trời, ngôi nhà thân yêu, hình ảnh cha mẹ, cô giáo đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của trẻ. Sự sáng tạo của trẻ trong tranh vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ nhận thức cái đẹp và thể hiện sự phong phú của tâm hồn trẻ. Cho trẻ đến nhà hát Thỉnh thoảng cha mẹ hãy đưa trẻ đến nhà hát để trẻ được thưởng thức vẻ đẹp tâm hồn trên sân khấu. Một vở kịch hay, một tấm màn nhung và ánh đèn rực rỡ… những điều đó truyền cho trẻ những cảm xúc diệu kỳ. Cho trẻ xem phim. Phim ảnh là một phương tiện giáo dục có hiệu quả mạnh mẽ nhết không chỉ chỉ đối với trẻ em mà còn đối với cả người lớn nữa. Trước tiên, cha mẹ phải lựa chọn những bộ phim phù hợp với nhận thức của trẻ và chú ý đến thái độ của trẻ đối với phim ảnh. Do đó, vậy mẹ phải hết sức quan tâm, uốn nắn đến việc xem phim của trẻ, không để trẻ làm mất thời giờ vào việc xem phim và giúp trẻ tập nhận xét nội dung phim, khuyến khích trẻ xem những phim phù hợp với nhận thức, có tác dụng giáo dục tốt.3. Hình thành cuộc sống hàng ngày luôn tươi sáng cho trẻ Ngay từ giờ phút thức dậy vào buổi sáng, trẻ đã rơi vào thế giới đa dạng và phong phú của đồ vật. Những đồ vật xung quanh trẻ như: Những tấm rèm cửa, bức tranh treo trên tường, quần áo, sự sắp xếp đồ đạc trong nhà…. Tất cả đều tác động đến cảm nhận thẩm mỹ của trẻ. Do vậy xung quanh trẻ mọi đồ vật phải được bày đặt gọn gàng hợp lý, hài hòa để trẻ sống giữa thế giới đồ vật mà không cảm thấy thẩm mỹ và sự vô dụng của chúng. Sống trong ngôi nhà của mình, đứa trẻ cảm thấy dễ chịu, vui sướng, từ sự quan tâm dịu dàng thân tình, được nghe lời nói ngọi ngào, cảm nhận được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Cha mẹ con cái cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau, cùng sinh hoạt chung… tất cả điều đó làm nên cái đẹp là nguồn gốc phong phú của đời sống tinh thần để trẻ lớn lên với tâm hồn trong sáng và thể lực mạnh mẽ. Tóm lại, gia đình là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tâm hồn tuổi thơ của trẻ rất ngây thơ và trong sáng. Trẻ rất giàu càm xúc, rất dễ tiếp nhận cái đẹp trong môi trường xung quanh. Vì vậy, gia đình trẻ, cha mẹ trẻ cần có những biện pháp và biết tận dụng hữu hiệu các điều kiện có thể để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.(Theo Tạp chí GDMN

Từ khóa » Ví Dụ Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mầm Non