Giáo Dục Thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 - Đào Viên Thi Các

Trang ChínhTìm kiếm
Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Tags
Advanced Search Advanced Search
Latest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Đường luật by Tinh Hoa Today at 05:22 Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03 7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 19:04 Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 04:42 Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 28 Nov 2024, 15:20 NHỚ NGHĨA THẦY by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:57 KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05 KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:35 KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:32 SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 27 Nov 2024, 02:24 Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48 Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:37 Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:31 Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22 Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54 Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21 Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52 Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07 Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36 Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09 Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46 Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06 Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04 DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19 Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37 Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34 TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17 CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05 Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04 Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc ĐứcAnh - ViệtViệt - AnhNhật - ViệtPháp - Việt Đức - ViệtNga - ViệtNauy - ViệtViệt - Pháp Việt - ĐứcViệt - Việt Anh - ĐứcĐức - AnhAnh - AnhMáy tính * Tự Điển Hán ViệtHán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Or
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài LiệuShare |
Giáo dục thời Việt Nam Cộng HòaXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Next
Tác giảThông điệp
Ai HoaAi HoaTổng số bài gửi : 10648Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Wed 07 Jan 2015, 11:23
Trà Mi đã viết: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)Huỳnh Minh TúGiáo dục tiểu học:Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất .   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.Số liệu giáo dục bậc tiểu học:
Niên học      Số học sinh      Số lớp học
1955    400.865    8.191
1957    717.198
1960    1.230.000
1963    1.450.679    30.123
1964    1.554.063
1970    2.556.000    44.104
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD014Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD015Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân và Đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD016Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD017Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường ToảnGiáo dục trung học:Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD018Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc CẩnTên gọi năm lớp bậc tiểu học:
trước 1971sau 1971
lớp nămlớp một
lớp tưlớp hai
lớp balớp ba
lớp nhìlớp tư
lớp nhấtlớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thấtlớp sáu
lớp đệ lụclớp bảy
lớp đệ ngũlớp tám
lớp đệ tứlớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tamlớp mười
lớp đệ nhịlớp 11
lớp đệ nhấtlớp 12
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD019Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus KýTrung học đệ nhất cấp:Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD020Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD021Sân trường Marie CurieTrung học đệ nhị cấp:Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD022Nam sinh Võ Trường ToảnVào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.Số liệu giáo dục bậc trung học:
Niên học      Số học sinh      Số lớp học
1955    51.465    890
1960    160.500
1963    264.866   4.831
1964    291.965
1970    623.000   9.069
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8. Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD023Thầy trò trường nữ Gia LongMột số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh; và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD024Nữ sinh Lê Văn Duyệt(TM st)  Nhìn mấy cái hình mà nhớ lại ngày xưa thơ ấu quá!  :thinking:_________________________Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Love10Sông rồi cạn, núi rồi mònThân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
ShiroiShiroiTổng số bài gửi : 19896Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Thu 08 Jan 2015, 05:53
Ai Hoa đã viết:  Hồi đó học võ thì khỏi học môn thể dục nên không học võ cũng đâu có sao. Học sinh có thể chọn Vovinam hoặc Judo. Muốn học Judo thì đến Viện Nhu đạo Quang Trung của Thượng Toạ Thích Tâm Giác. Ai có bằng Judo đai đen thì thi Tú Tài được miễn thi thể dục. Mấy đứa học Vovinam ngày nào vô lớp cũng thấy mặt mày thương tích!  :so: Học thì phải thi chớ! Học mà không thi ai biết mình ... đã học?   :tease2: Và làm sao có bằng để ... khoe?  :cuoi2: chòy... Nhu đạo em cũng khỏi học luôn :que: Thi nhiều mệt quá à lol! em vô lớp học, thầy ký tên cho... xuống núi là được rồi.
Về Đầu Trang Go down
ShiroiShiroiTổng số bài gửi : 19896Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Thu 08 Jan 2015, 05:56
Ai Hoa đã viết: Trà Mi đã viết: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)Huỳnh Minh Tú....Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD019Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký....(TM st)  Nhìn mấy cái hình mà nhớ lại ngày xưa thơ ấu quá!  :thinking:  Nhớ... mí cô nữ sinh Lê Văn Duyệt thì có :pp: Hỏi nhỏ anh nha, hình học sinh thử nghiệm hóa chất có anh trong đó hông dzị :horang:  
Về Đầu Trang Go down
Ai HoaAi HoaTổng số bài gửi : 10648Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Thu 08 Jan 2015, 08:06
Shiroi đã viết: Ai Hoa đã viết: Trà Mi đã viết: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)Huỳnh Minh Tú....Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD024Nữ sinh Lê Văn DuyệtGiáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD019Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký....(TM st)    Nhìn mấy cái hình mà nhớ lại ngày xưa thơ ấu quá!  :thinking:    Nhớ... mí cô nữ sinh Lê Văn Duyệt thì có :pp: Mí cô nữ sinh bây giờ thành cụ bà hết rồi!     :447: Hỏi nhỏ anh nha, hình học sinh thử nghiệm hóa chất có anh trong đó hông dzị :horang:  Hình như là cái người mang kiếng đứng chống nạnh đó!   :234: _________________________Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Love10Sông rồi cạn, núi rồi mònThân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
ShiroiShiroiTổng số bài gửi : 19896Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Fri 09 Jan 2015, 06:05
Ai Hoa đã viết: Shiroi đã viết: Ai Hoa đã viết: Trà Mi đã viết: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)Huỳnh Minh Tú....Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD024Nữ sinh Lê Văn DuyệtGiáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD019Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký....(TM st)     Nhìn mấy cái hình mà nhớ lại ngày xưa thơ ấu quá!  :thinking:     Nhớ... mí cô nữ sinh Lê Văn Duyệt thì có :pp: Mí cô nữ sinh bây giờ thành cụ bà hết rồi!     :447: Hỏi nhỏ anh nha, hình học sinh thử nghiệm hóa chất có anh trong đó hông dzị :horang:   Hình như là cái người mang kiếng đứng chống nạnh đó! :234:   Thời đó với nam học sinh nên anh đứng chống nạnh, còn bây giờ anh chống... càm ngắm bông dd
Về Đầu Trang Go down
Trà MiTrà MiTổng số bài gửi : 7190Registration date : 01/04/2011Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Fri 09 Jan 2015, 09:46
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD014Học sinh hồi xưa xài bảng đen vui há? Bây giờ chỉ toàn ipad với iphone thôi!Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD024Nữ sinh mặc áo dài trắng chị nào cũng xinh ghê!
Về Đầu Trang Go down
Trà MiTrà MiTổng số bài gửi : 7190Registration date : 01/04/2011Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Fri 09 Jan 2015, 09:51
Shiroi đã viết: Ai Hoa đã viết:  Hình như là cái người mang kiếng đứng chống nạnh đó!  :234:    Thời đó với nam học sinh nên anh đứng chống nạnh, còn bây giờ anh chống... càm ngắm bông dd Bông nào hông được ai ngắm chắc là bùn lắm đó tỷ! :whisper:
Về Đầu Trang Go down
Trà MiTrà MiTổng số bài gửi : 7190Registration date : 01/04/2011Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Fri 09 Jan 2015, 10:10
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)Huỳnh Minh TúTrung học tổng hợp:Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD025Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960Bổ sung ( theo góp ý của độc giả Nguyễn):Ở Huế:Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trườngTrung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD026Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975Trung học kỹ thuật:Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD027Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’LaoCác trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ;  tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD028Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.Các trường tư thục và Bồ đề:Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD029Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD030Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.  Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD031Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng.Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 GD032Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.(TM st)
Về Đầu Trang Go down
ShiroiShiroiTổng số bài gửi : 19896Registration date : 23/11/2007Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Mon 12 Jan 2015, 06:07
Trà Mi đã viết: Shiroi đã viết: Ai Hoa đã viết:  Hình như là cái người mang kiếng đứng chống nạnh đó!  :234:     Thời đó với nam học sinh nên anh đứng chống nạnh, còn bây giờ anh chống... càm ngắm bông dd  Bông nào hông được ai ngắm chắc là bùn lắm đó tỷ! :whisper: Trà Mi còn được ngắm, bông đẹp mà, chứ Shiroi ai mà thèm ngắm :laughing:
Về Đầu Trang Go down
baolebaoleTổng số bài gửi : 38Age : 69Location : Phan ThietRegistration date : 18/01/2015Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13Sun 25 Jan 2015, 16:31
Trường Trung học Phan Bội Châu (Phan Thiết- Bình Thuận) trước 1975[img]Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 2eajqpy[/img]
Về Đầu Trang Go down
Sponsored contentGiáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 3 I_icon13
Về Đầu Trang Go down
Giáo dục thời Việt Nam Cộng HòaXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 3 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Next
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Từ khóa » đệ Lục Là Lớp Mấy