Giao Thoa Ánh Sáng Trong Trường Hợp Đặc Biệt

Loga.vn
  • Khóa học
  • Trắc nghiệm
  • Bài viết
  • Hỏi đáp
  • Giải BT
  • Tài liệu
  • Games
  • Đăng nhập / Đăng ký
Loga.vn
  • Khóa học
  • Đề thi
  • Phòng thi trực tuyến
  • Đề tạo tự động
  • Bài viết
  • Câu hỏi
  • Hỏi đáp
  • Giải bài tập
  • Tài liệu
  • Games
  • Nạp thẻ
  • Đăng nhập / Đăng ký
Trang chủ / Bài viết / Vật Lí 12 / Giao Thoa Ánh Sáng Trong Trường Hợp Đặc Biệt Giao Thoa Ánh Sáng Trong Trường Hợp Đặc Biệt

Giao thoa ánh sáng không đơn thuần được quan sát trong không khí. Giao thoa ánh sáng có xuất hiện kính lúp, thấu kính hội tụ, bản thủy tinh và giao thoa ánh sáng trong môi trường khác môi trường không khí là những bài toán lạ và ít gặp.

ctvloga19 ctvloga19 6 năm trước 18002 lượt xem | Vật Lí 12

Giao thoa ánh sáng không đơn thuần được quan sát trong không khí. Giao thoa ánh sáng có xuất hiện kính lúp, thấu kính hội tụ, bản thủy tinh và giao thoa ánh sáng trong môi trường khác môi trường không khí là những bài toán lạ và ít gặp.

I. VÍ DỤ MINH HỌA

Dạng 1: Giao thoa trong môi trường chiết suất n

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân 3 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng vân đo được là

A. 4 mm              B. 2,5 mm           C. 2,25 mm                   D. 1,5 mm

Hướng dẫn

Khi đưa toàn bộ hệ thống từ không khí vào nước có chiết suất n thì bước sóng giảm đi n lần nên ${{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}$ = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}{\text{n}}$.

${{\text{i}}_{\text{0}}}$ = $\frac{{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{0}}\text{D}}{\text{a}}$ = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{na}}$ = $\frac{\text{i}}{\text{n}}$ = $\frac{3}{4/3}$ = 2,25 (mm)

$\Rightarrow $ Chọn C

Ví dụ 2: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 6. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường trong suốt có chiết suất 1,5 thì tại điểm M ta có

A. vân sáng bậc 9                           B. vân sáng bậc 4

C. vân tối thứ 5                               D. vân tối thứ 8

Hướng dẫn

${{\text{x}}_{\text{M}}}$ = 6i = 6ni’ = 9i’

$\Rightarrow $ Chọn A

Ví dụ 3: Giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường trong suốt có chiết suất 1,4 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là

A. 29 vân sáng và 28 vân tối                   B. 28 vân sáng và 27 vân tối

C. 29 vân sáng và 27 vân tối                   D. 28 vân sáng và 28 vân tối

Hướng dẫn

OM = ON = 10i = 10ni’ = 14i’

$\Rightarrow $ Tại M và N là hai vân sáng bậc 14.

$\Rightarrow $ Trên đoạn MN có 14.2 + 1 = 29 vân sáng và 14.2 = 28 vân tối.

$\Rightarrow $ Chọn A

Ví dụ 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đới với ánh sáng đơn sắc nói trên, Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi co với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này là

A. 0,6 mm           B. 1,6 mm           C. 1,2 mm            D. 0,9 mm

Hướng dẫn

i = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$ ; i’ = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{na }\!\!'\!\!\text{ }}$

Mà i = i’ $\Rightarrow $ $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$ = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{na }\!\!'\!\!\text{ }}$

$\Rightarrow $ a’ = $\frac{\text{a}}{\text{n}}$ = $\frac{1,2}{4/3}$ = 0,9 (mm)

$\Rightarrow $ Chọn D

Dạng 2: Sự dịch chuyển khe S

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Nếu dời S theo phương song song với ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ một đoạn 2  mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là

A. 0,24 m            B. 0,26 m             C. 2,4 m               D. 2,6 m

Hướng dẫn

Dễ dàng chứng minh: $\frac{\text{OT}}{\text{b}}$ = $\frac{\text{D}}{\text{d}}$

$\Rightarrow $ OT = $\text{b}\frac{\text{D}}{\text{d}}$  $\Rightarrow $ $\text{20}\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$ = $\text{b}\frac{\text{D}}{\text{d}}$

$\Rightarrow $ d = $\text{b}\frac{\text{a}}{\text{20 }\!\!\lambda\!\!\text{ }}$ = $\frac{{{2.10}^{-3}}.1,{{2.10}^{-3}}}{{{20.500.10}^{-9}}}$ = 0,24 (m)

$\Rightarrow $ Chọn A

Ví dụ 2: Thí nghiệm giao thoa Y-âng có khoảng cách hai khe là 0,75 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 750 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu vẫn là vân sáng?

A. 1 mm              B. 0,8 mm            C. 0,6 mm            D. 0,4 mm

Hướng dẫn

OT = $\text{b}\frac{\text{D}}{\text{d}}$ = ki

$\Rightarrow $ $\text{O}{{\text{T}}_{\text{min}}}$ = ${{\text{b}}_{\text{min}}}\frac{\text{D}}{\text{d}}$ = i = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$

$\Rightarrow $ ${{\text{b}}_{\text{min}}}$ = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ d}}{\text{a}}$ = 0,8 (mm)

$\Rightarrow $ Chọn B

Ví dụ 3: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,54 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng chứa hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,54 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 1,25 mm thì gốc tọa độ O là

A. vân tối thứ 3                               B. vân tối thứ 2

C. vân sáng bậc 3                                     D. vân sáng bậc 2

Hướng dẫn

OT = $\text{b}\frac{\text{D}}{\text{d}}$ = $\frac{\text{ba}}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ d}}\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$ = $\frac{\text{1,25}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{-3}}}\text{.0,54}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{-3}}}}{\text{0,54}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{-6}}}\text{.0,5}}\text{i}$ = 2,5i

$\Rightarrow $ Chọn A

Ví dụ 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,5 mm. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ một khoảng d và mặt phẳng hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ cách màn E một đoạn D = 3d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = $\text{1,5cos3 }\!\!\pi\!\!\text{ t}$ (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 s?

A. 22                    B. 28                    C. 21                    D. 14

Hướng dẫn

f = $\frac{\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}$ = 1,5 (Hz)

x = $\text{u}\frac{\text{D}}{\text{d}}$ = $\text{4,5cos3 }\!\!\pi\!\!\text{ t}$ (mm)

$\Rightarrow $ Số vân sáng: ${{\text{n}}_{\text{S}}}$ = $\text{2}\left[ \frac{\text{A}}{\text{i}} \right]$ + 1 = 2.3 + 1 = 7

Số vân sáng dịch chuyển qua O trong 1 giây là t.f.2.${{\text{n}}_{\text{S}}}$ = 1.1,5.2.7 = 21

$\Rightarrow $ Chọn C

Dạng 3: Bản thủy tinh đặt trước một trong hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}$ hoặc ${{\text{S}}_{\text{2}}}$

Ví dụ: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 1200 nm có chiết suất 1,5 trước khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}$ . Hỏi hệ thống vân giao thoa dịch chuyển trên màn như thế nào?

A. về phía ${{\text{S}}_{\text{2}}}$ là 3 mm                      B. về phía ${{\text{S}}_{\text{2}}}$ là 6 mm  

C. về phía ${{\text{S}}_{1}}$ là 6 mm                      D. về phía ${{\text{S}}_{1}}$ là 3 mm

Hướng dẫn

Quãng đường ánh sáng đi từ ${{\text{S}}_{\text{1}}}$ đến M: (${{\text{d}}_{\text{1}}}$ - e) + ne

Quãng đường ánh sáng đi từ ${{\text{S}}_{2}}$ đến M: ${{\text{d}}_{\text{2}}}$

Hiệu đường đi hai sóng kết hợp tại M:

$\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ L}$ = ${{\text{d}}_{\text{2}}}$ - [(${{\text{d}}_{\text{1}}}$ - e) + ne] = $\frac{\text{ax}}{\text{D}}$ - (n - 1)e

Đặt trước ${{\text{S}}_{\text{1}}}$ nên hệ vân dịch chuyển về ${{\text{S}}_{\text{1}}}$.

Hiệu đường đi thay đổi một lượng: (n - 1)e = $\frac{\text{a}\Delta \text{x}}{\text{D}}$

$\Rightarrow$ $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ x}$ = $\frac{\left( \text{n-1} \right)\text{eD}}{\text{a}}$ = $\frac{\left( 1,5-1 \right){{.1200.10}^{-9}}.1}{{{10}^{-3}}}$ = ${{6.10}^{-3}}$ (m)

$\Rightarrow$ Chọn C

Dạng 4: Dùng kính lúp quan sát vân giao thoa

Ví dụ: Trong thí nghiệm Y-âng với hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}$, ${{\text{S}}_{\text{2}}}$ cách nhau một khoảng a = 0,96 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp (ngắm chừng ở vô cực) người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vật sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Tính góc trông khoảng vân và bước sóng của bức xạ.

Hướng dẫn

Mặt phẳng tiêu diện vật của kính lúp đóng vai trò là màn ảnh giao thoa nên

D = L – f = 0,4 – 0,04 = 0,36 (m)

i = $\frac{2,1}{15-1}$ = 0,15 (mm)

$\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }$ $\approx $ $\text{tan }\!\!\alpha\!\!\text{ }$ = $\frac{\text{ni}}{\text{f}}$ = $\frac{1.0,{{15.10}^{-3}}}{0,04}$ = $3,{{75.10}^{-3}}$ (rad)

$\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ = $\frac{\text{ai}}{\text{D}}$ = $\frac{0,{{96.10}^{-3}}.0,{{15.10}^{-3}}}{0,36}$ = $0,{{4.10}^{-6}}$ (m)

Dạng 5: Liên quan đến ảnh và vật qua thấu kính hội tụ

Ví dụ: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Đặt trong khoảng giữa hai khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe và cách đều hai khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét cả hai khe trên màn, đồng thời ảnh của hai khe trong 2 trường hợp cách nhau các khoảng lần lượt là 0,9 mm và 1,6 mm. Bỏ thấu kính đi, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ = 0,72 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$ ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân bao nhiêu?

Hướng dẫn

Nếu giữ cố định vật và màn cách nhau một khoảng L.

Di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn mà có hai vị trí của thấu kính cách nhau một khoảng l đều cho ảnh rõ nét trên màn thì

x + y = L     ;         x – y = l

$\Rightarrow $ x = $\frac{\text{L+l}}{\text{2}}$ ;   y = $\frac{\text{L-l}}{\text{2}}$

$\Rightarrow $ ảnh lớn: ${{\text{a}}_{\text{1}}}$ = $\text{a}\frac{\text{x}}{\text{y}}$

     ảnh nhỏ: ${{\text{a}}_{\text{2}}}$ = $\text{a}\frac{\text{y}}{\text{x}}$ $\Rightarrow $ 0,4 = $\text{a}\frac{\text{1,2-0,72}}{\text{1,2+0,72}}$

$\Rightarrow $ a = 1,6 (mm)

$\Rightarrow $ i = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{a}}$ = 0,9 (mm)

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$. Nếu môi trường mà ánh sáng truyền có chiết suất 4/3 thì khoảng vân bằng

A. 2,25 mm                   B. 0,225 mm       C. 2 mm              D. 0,2 mm

Bài 2: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$. Người ta đo khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Nếu thực hiện giao thoa ánh sáng trong nước có chiết suất 4/3 thì khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là

A. 1,6 mm           B. 1,5 mm            C. 1,8 mm           D. 2 mm

Bài 3: Giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,35 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là

A. 29 vân sáng và 28 vân tối                   B. 28 vân sáng và 26 vân tối

C. 27 vân sáng và 28 vân tối                   D. 26 vân sáng và 27 vân tối

Bài 4: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ là 1,3 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng d. Nếu dời S theo phương song song với ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là

A. 0,24 m            B. 0,26 m             C. 2,4 m               D. 2,6 m

Bài 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y-âng, nếu dịch chuyển nguồn S theo phương song song với ${{\text{S}}_{\text{1}}}$, ${{\text{S}}_{\text{2}}}$ về phía ${{\text{S}}_{\text{1}}}$ thì

A. hệ vân dời về phía ${{\text{S}}_{\text{2}}}$                   B. hệ vân dời về phía ${{\text{S}}_{1}}$

C. hệ vân không dịch chuyển        D. chỉ có vân trung tâm dời về phía ${{\text{S}}_{\text{2}}}$

Bài 6: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng về ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng chứa hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở tọa độ

A. -5 mm             B. 4 mm              C. 12 mm            D. -12 mm

Bài 7: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn là 1 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là 20 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân tối thứ nhất kể từ vân sáng trung tâm nằm ở tọa độ

A. -7,5 mm                   B. 7,5 mm           C. 11,15 mm       D. -8,75 mm

Bài 8: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Giá trị b là

A. 1 mm              B. 0,8 mm           C. 1,6 mm           D. 2,4 mm

Bài 9: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,54 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 540 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 2,5 mm thì gốc tọa độ O là

A. vân tối thứ 3  B. vân tối thứ 2   C. vân sáng bậc 3        D. vân sáng bậc 5

Bài 10: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,25 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 60 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối?

A. 1 mm              B. 0,8 mm           C. 0,6 mm           D. 0,4 mm

Bài 11: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có tọa độ x = 1,2 mm chuyển thành vân tối?

A. 0,4 mm theo chiều âm               B. 0,08 mm theo chiều âm

C. 0,4 mm theo chiều dương         D. 0,08 mm theo chiều dương

Bài 12: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc Y-âng, các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách hai khe 1 mm và khoảng cách hai khe đến màn là 3 m. Đặt ngay sau một trong hai khe một bản mặt song song có chiết suất 1,5 ta thấy hệ thống vân dịch chuyển trên màn quan sát một khoảng 15 mm. Bề dày của bản mặt song song là

A. 1 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$                B. 10 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$               C. 10 nm             D. 2 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$

Bài 13: Thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 0,2 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$ có chiết suất 1,5 trước khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}$. Vị trí nào sau đây là tọa độ của vân tối thứ nhất.

A. -0,3 mm                   B. -0,1 mm          C. 2,88 mm                   D. 2 mm

Bài 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,2 mm. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}{{\text{S}}_{\text{2}}}$ cách màn E một khoảng D = 2d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = $\text{2,4cos2 }\!\!\pi\!\!\text{ t}$ (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có nao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 s?

A. 10                    B. 18                    C. 25                    D. 24

Bài 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$.  Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,6 và có bề dày 4,8 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$ trước một trong hai khe Y-âng thì quan sát thấy có 4 khoảng vân dịch qua gốc tọa độ. Bước sóng $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ là

A. 3 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$                B. 0,45 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$           C. 0,64 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$           D. 0,72 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$

Bài 16: Trong thí nghiệm Y-âng với bước sóng 0,6 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$ với hai khe ${{\text{F}}_{\text{1}}}$, ${{\text{F}}_{\text{2}}}$ cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng ở vô cực), tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng L = 40 cm. Tính góc trông khoảng vân.

A. $3,{{5.10}^{-3}}$ rad          B. $3,{{75.10}^{-3}}$ rad        C. $6,{{75.10}^{-3}}$ rad        D. $3,{{25.10}^{-3}}$ rad

Bài 17: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe ${{\text{S}}_{\text{1}}}$, ${{\text{S}}_{\text{2}}}$ cách nhau một khoảng 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước cho phép ta đo được khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, người ta đo 16 khoảng vân được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa them 30 cm cho khoảng vân rộng thêm và đo 12 khoảng vân được giá trị 2,88 mm. Bước sóng của bức xạ là:

A. 450 nm           B. 540 nm            C. 432 nm           D. 750 nm

Bài 18: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2 m. Đặt trong khoảng giữa hai khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe và cách đều hai khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét cả hai khe trên màn, đồng thời ảnh của hai khe trong hai trường hợp cách nhau các khoảng lần lượt là 0,4 mm và 1,6 mm. Bỏ thấu kính đi, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân là 0,72 mm. Giá trị $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ bằng

A. 0,48 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$                    B. 0,56 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$             C. 0,72 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$           D. 0,41 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}$

*Đáp án

1 A

2 C

3 C

4 B

5 A

6 D

7 D

8 D

9 D

10 C

11 B

12 B

13 B

14 B

15 D

16 C

17 B

18 A

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý:

1. Giao Thoa Sóng Ánh Sáng

2. Bài Toán Giao Thoa Ánh Sáng Hỗn Hợp ( Phần 2)

3. Bài Toán Giao Thoa Ánh Sáng Hỗn Hợp (Phần 1)

4. Quang phổ và các loại tia

5. Bài Toán Tụ Ghép

6. Bài tập mạch thu sóng

7. Điện Từ Trường - Sóng Điện Từ

Từ khóa: / Giao thoa ánh sáng Đề xuất cho bạn Bình luận Loga 0 bình luận user-avatar Bình luận Facebook Bài viết Mới nhất Xem nhiều tai-video-tiktok-douyin-khong-co-logo-chat-luong-cao Tải Video TikTok / Douyin không có logo chất lượng cao 1 năm trước cach-tinh-diem-tot-nghiep-thpt-quoc-gia-2020-moi-nhat-99-do-tot-nghiep Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 mới nhất : 99% Đỗ Tốt Nghiệp 4 năm trước chinh-thuc-cong-bo-de-minh-hoa-toan-nam-hoc-2020 Chính thức công bố đề Minh Họa Toán năm học 2020 4 năm trước chuyen-de-cau-so-sanh-trong-tieng-anh Chuyên đề Câu so sánh trong Tiếng Anh 4 năm trước chuyen-de-tinh-tu-va-trang-tu-adjectives-and-adverbs Chuyên đề: Tính từ và Trạng từ ( Adjectives and Adverbs) 4 năm trước meo-nho-so-dinh-canh-mat-5-khoi-da-dien-deu-loai-p-q MẸO NHỚ SỐ ĐỈNH, CẠNH, MẶT CỦA 5 KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU LOẠI {p;q} 807929 lượt xem cach-tinh-diem-tot-nghiep-thpt-quoc-gia-2019-moi-nhat-99-do-tot-nghiep Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 mới nhất : 99% Đỗ Tốt Nghiệp 598193 lượt xem phuong-phap-xac-dinh-tam-duong-tron-noi-tiep-ngoai-tiep-tam-giac Phương pháp xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngọai tiếp tam giác 427528 lượt xem dieu-kien-ve-nghiem-phuong-trinh-bac-hai ĐIỀU KIỆN VỀ NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI 403886 lượt xem chinh-thuc-cong-bo-de-minh-hoa-toan-lan-2-nam-hoc-2019 Chính thức công bố đề Minh Họa Toán lần 2 năm học 2019 399280 lượt xem DMCA.com Protection Status 2018 © Loga - Không Ngừng Sáng Tạo - Bùng Cháy Đam Mê Loga Team

Từ khóa » đổi đơn Vị Trong Giao Thoa ánh Sáng