Giao Thoa Ngôn Ngữ - Sự Đe Dọa Tới Tính Trong Sáng ... - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Đào Yến Thanh
Sinh viên
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinNỗ Lực không đơn giản là “thực hiện”, Nỗ Lực phải là “liên tục thực hiện” thì mới được.
Thông tin
- Đang cập nhật...
- Sinh viên
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Đào Yến Thanh@Triết Học Tuổi Trẻ
3 năm trước
1Giao Thoa Ngôn Ngữ - Sự Đe Dọa Tới Tính Trong Sáng Của Ngôn Ngữ Dân Tộc?
“Giao thoa là hệ quả của sự tiếp xúc trực tiếp giữa các ngôn ngữ, là hiện tượng nảy sinh trong xã hội đa ngữ. Thuật ngữ giao thoa dùng trong ngôn ngữ học để chỉ khi hai hoặc hơn hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau ở các cá thể hay cộng đồng thì hệ thống ngôn ngữ này sẽ chịu ảnh hưởng của hệ thống ngôn ngữ khác tạo nên sự lan tỏa, tiếp biến và chuyển thành các hiện tượng như mô phỏng, vay mượn.”
Nhắc đến giao thoa ngôn ngữ, người ta thường nghĩ tới hiện tượng nói chêm ngoại ngữ ở giới trẻ. Đây là chủ đề xuất hiện đã lâu nhưng chưa bao giờ cũ. Chúng ta vẫn luôn thảo luận với nhau về việc có hay không, rằng giao thoa ngôn ngữ sẽ làm ảnh hưởng đến tính trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
1. Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, việc giao thoa ngôn ngữ là tất yếu.
Nói đến toàn cầu hóa, phải chỉ ra yếu tố cốt lõi là kết nối. Khi các quốc gia kết nối với nhau, khoảng cách địa lý và sự khác biệt văn hóa không còn là rào cản, chúng ta tiếp cần với những khái niệm mới mà dân tộc mình chưa có. Đó là lý do ngôn ngữ bắt đầu được vay mượn. Ví dụ như từ chuyên ngành như “marketing”, “insight”, “vlog”... hoặc có những từ đã được dịch ra bằng tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với ngôn ngữ gốc như “valentine”.
Nói đến tất yếu, là nói đến việc không thể tránh khỏi - dù muốn hay không.
Sự kết nối trong thời kỳ toàn cầu hóa khiến việc sử dụng ngoại ngữ trở thành yếu tố quan trọng để chúng ta hội nhập và phát triển. Sự ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ sẽ xảy ra 1 chuyện là người nói dùng 1 - 2 loại ngôn ngữ cùng lúc và không hẳn là sự khoe khoang, số này cũng có nhưng mà rất là ít. Nó chỉ phản ánh 1 chuyện là sự bất tương xứng trong việc sử dụng ngôn ngữ mà thôi. Bởi lẽ, rõ ràng ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều hơn, thì sẽ thành thục hơn. Một người trẻ làm trong môi trường hoàn toàn là tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh thì rất khó có thể giao tiếp với bạn bè mà không chêm một từ tiếng Anh nào đó. Đơn giản chỉ là do thói quen.
Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại rằng cứ vậy mãi thì liệu chúng ta có phá vỡ đi sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Chủ đề này cũng không phải chủ đề mới, báo chí cũng đã chỉ trích rất nhiều, chuyện là ngôn ngữ VN bây giờ có rất nhiều ngôn ngữ lai căng từ tiếng Anh, Hàn… khiến cho nhiều người lo lắng.
2. Giao thoa ngôn ngữ không đến nỗi là mối đe dọa đến tính trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
Phải nói ngôn ngữ bị tuyệt chủng là có thật. Theo thế giới đã thống kê thì có hơn 7000 loại ngôn ngữ, trong số đó có 23 ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ, và ½ dân số thế giới nói đâu đó khoảng 50 thứ tiếng khác nhau. Theo ước tính thì cứ khoảng 2 tuần lại có 1 ngôn ngữ tuyệt chủng. Lý do có thể là người cuối cùng của tộc người qua đời, hoặc chiến tranh. Ví dụ như cộng đồng người Do Thái nói tiếng Hebrew cổ, họ lưu vong và ngôn ngữ này bị coi như đã chết trong cả nghìn năm, trước khi được phục hồi lại vào thế kỉ XIX. Hay là chính sáng đồng hóa như cách Trung Quốc đang bắt những người Hồi giáo ở Tân Cương vào trại và bắt họ học tiếng Tàu. Thế thì đúng, chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ tiếng dân tộc.
Ngôn ngữ bản thân nó cũng không phải thứ bất biến mà nó tiến hóa theo nhịp sống của con người. Ngôn ngữ là phản ánh tư duy sống, mà cách sống của người vài trăm năm trước sẽ khác hẳn chúng ta bây giờ. Mọi ngôn ngữ thì đều phát triển qua thời gian, đi cùng với sự phát triển, tiến hóa của con người. Trong quá trình ấy thì những từ mới, từ thông dụng sẽ được hình thành và từ cũ sẽ mất đi. Không thể đòi hỏi là ngôn ngữ của anh phải giống hệt vài trăm hay vài nghìn năm trước được, thậm chí chỉ là vài chục năm - với thời đại thông tin nhịp sống thay đổi từng giây như hiện tại.
Nói đến chuyện ngôn ngữ cũ bị biến dạng thì cũng phải nói đến trường hợp ngôn ngữ mới ra đời. Bản thân nội tại của ngôn ngữ không ngừng đổi mới và phát triển. Ví dụ Oxford Dictionary trung bình mỗi năm sẽ cập nhật đâu đó khoảng từ 700 - 2000 từ, 1 kiểu khác là cập nhật nghĩa mới cho từ cũ. Hoặc có những từ mới gần gũi với cuộc sống hiện tại như Me Time, hay có những thuật ngữ khoa học, hay thêm từ gốc của nước ngoài như banh mi hoặc pho thì sẽ dễ hiểu và đại chúng hơn nhiều.
Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, hiện nay đang diễn ra cuộc cách mạng trong lịch sử ngôn ngữ học; ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ của lớp trẻ đại diện cho xu hướng phát triển của ngôn ngữ, sẽ thúc đẩy cải cách dần dần tiếng Việt. Không gian giao tiếp trên mạng hiện nay là một thế giới có thể đem lại cho sinh viên một không gian tự do để phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
Về việc quy định ngữ pháp câu này kia cũng không có tính lâu dài. Ở Pháp có 1 cơ sở nghiên cứu quốc gia về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Pháp mà định ra 1 số quy tắc như là từ nào được coi là từ tiếng Pháp, mẫu câu nào phải theo cấu trúc nào. Không biết cơ sở này đã thành công hay chưa, nhưng đã có nhiều người Pháp phải thốt lên với những người nước ngoài nói tiếng Pháp rằng “chúng nguyên bản hơn tiếng Pháp ở Pháp hiện giờ”.
Ngôn ngữ là quá trình thay đổi liên tục phụ thuộc vào nhu cầu con người. Có lẽ thật khó để đặt lên 1 thứ đang tiến hóa 1 cơ chế gò ép trong 1 khuôn mẫu. Trên thực tế là 1 quá trình thử đúng và sai. Nếu phù hợp thì nó có thể nhân lên, nếu không thì lập tức bị đào thải. Có lẽ tiếng Việt cũng vậy, không một nỗ lực tập quyền nào có thể bắt người ta chỉ sử dụng những phiên bản tiếng Việt được cấp phép như bảng ký hiệu Chữ Việt song song 4.0 vừa được cấp bằng sáng chế. Có lẽ chỉ đơn giản là nếu phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng thì người ta dùng thôi.
Trong sáng hay không không phụ thuộc vào kiểu hình, mà là ý đồ của người nói. Nếu anh nói 100% là tiếng Việt, mà thông tin đưa ra là sai sự thật, hay lời lẽ sử dụng có tính phỉ báng, lăng mạ, kích động bạo lực hay thao túng đám đông thì đấy mới là cái không trong sáng cần loại bỏ.
3. Vậy chúng ta có thể làm gì?
Chúng ta cần làm mọi thứ xuất phát từ nhận thức, tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng với tiếng dân tộc.
Tiếng Việt chính là một bản sắc không thể thay đổi, nó là một minh chứng hùng hồn cho những giai đoạn lịch sử và sự phát triển của nước ta, nên hãy sử dụng từ mượn, sáng tạo, biến tấu để góp phần làm cho chúng trở nên ngày một giàu đẹp, đa dạng hơn. Đừng chỉ tập trung bao biện cho sự cẩu thả và thiếu tôn trọng trong giao tiếp.
Chúng ta có thể vay mượn một cách thông minh.
Trung Quốc sẽ xem tiếng nước ngoài phát âm như nào rồi dùng 1 từ tiếng trung để thay thế. Ví dụ như Napoleon thì dịch ra là Nã Phá Luân, Kim Taehyung thì dịch ra là Kim Thái Hanh, Washington thì là Hoa Thịnh Đốn.
Còn người Hàn thì dùng tiếng Anh luôn, nhưng là tiếng Anh theo phong cách Hàn, và khi viết thì sẽ dùng kí tự của bảng chữ cái Hàn Quốc. Ví dụ như là 아이스크림 (ice – cream), 케이크 (cake), 레스토랑 (restaurant).
Ở người Nhật thì học dùng tiếng Anh để Nhật hóa. Ví dụ từ toàn cầu hóa thì họ sẽ dùng "global" trong tiếng Anh, ghép với chữ “hóa” trong tiếng Nhật, hoặc dùng tiếng Anh để sáng tác ra những từ mới luôn mà tiếng Anh chưa bao giờ có. Ví dụ như là "My speed" - dịch ra là tốc độ của tôi - ý là chỉ tôi muốn làm theo 1 cách phù hợp với mình, anh đừng thúc ép. Và nhìn vào nước Nhật, dù họ mở tung cửa ra để tiếp nhận văn hóa thế giới, nhưng đồng thời họ cũng giữ văn hóa truyền thống rất hiệu quả. Họ khiến cho việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài và bảo tồn văn hóa truyền thống không còn hẳn là đối chọi nhau, mà còn có thể tồn tại song song, thậm chí còn có thể đạt đỉnh cao ở cả hai.
Vấn đề là làm chủ ngôn ngữ, nói gì, vào lúc nào là điều quan trọng trong văn hóa giao tiếp. Chúng ta đang nói chuyện với ai, phải nói thế nào cho người ta hiểu và cuộc trò chuyện này không rơi vào tình huống khó xử, khiến người đối diện khó chịu với cách dùng từ, đặt câu.
Ngôn ngữ vốn là một điều khách quan, ta khó có thể có 1 khái niệm bất di bất dịch ngôn ngữ nào là ngôn ngữ gốc. Chúng ta có thể luyện tập bằng cách trau dồi vốn từ tiếng Việt, đọc nhiều hơn, nói chuyện với gia đình, bạn bè nhiều hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để kéo con người gần nhau hơn. Tôi nghĩ ở đây, điều chúng ta cần làm là có thái độ rộng mở đúng mực với ngôn ngữ. Không thể quên mất tiếng mẹ đẻ, cũng không thể khăng khăng sống với vốn từ truyền thống mà không tiếp thu những từ ngữ hiện hành phù hợp hơn. Và không ai có thể chắc chắn rằng thứ ngôn ngữ mình đang nói là nguyên bản.
Tác giả: Đào Yến Thanh
--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,688 lượt xem, 1,253 người xem - 1255 điểm
Thích 1Không thích 0Chia sẻ Lưu bài Có thể bạn thíchTừ khóa » Sự Giao Thoa Tiếng Anh Là Gì
-
Sự Giao Thoa Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Sự Giao Thoa In English - Glosbe Dictionary
-
SỰ GIAO THOA Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
"sự Giao Thoa" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Từ điển Việt Anh "sự Giao Thoa" - Là Gì?
-
Từ điển Việt Anh "sự Giao Thoa Sóng" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Giao Thoa Bằng Tiếng Anh
-
Sự Giao Thoa Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
Học Thành Ngữ Tiếng Anh Hiệu Quả Qua Tranh ảnh Minh Họa
-
Giao Thoa Văn Hóa Tiếng Anh Là Gì
-
Giao Thoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Singapore: Nơi Văn Hóa, Tôn Giáo Và đam Mê Cùng Hội Tụ
-
Giao Thoa Ngôn NG | PDF - Scribd
-
Môn Giao Thoa Văn Hóa In English With Contextual Examples
-
Interference Tiếng Anh Là Gì? - Từ điển Anh-Việt