Giáo Trình Một Số Mô Hình Công Tác Xã Hội Với Cá Nhân Và Gia đình ...
Lý thuyết về Con người-trong-môi trường32:
Trong hoạt động công tác xã hội, sự vận dụng lý thuyết về hệ thống sinh thái trong quá
trình phân tích vấn đề và lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề của cá nhân hoặc gia
đình sẽ không phát huy được hiệu quả tối ưu nếu chỉ tập trung vào các vấn đề sinh thái
và xã hội. Lý thuyết về các hệ thống cho thấy rằng, nếu muốn giải quyết được vấn đề
của mỗi một cá nhân hoặc một cá thể gia đình thì trước hết phải đặt họ vào trong hoàn
cảnh xã hội mà họ đang là thành viên và đôi lúc cũng phải được kết hợp với các lý
thuyết về tâm lý xã hội thì mới có thể đem lại hiêu quả tốt. Các quan điểm về “Con
người trong hoàn cảnh”, sau này được đề cập đến như là: “con người-trong-môi trường
(PIE) được phát triển từ đó. Người đặt nền tảng cho sự phát triển của các quan điểm này
là Germain và Gitterman với sự hình thành “mô hình cuộc sống” của họ.
Mô hình đời sống được dựa vào phép so sánh tương quan về sinh thái học, trong đó con
người phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc vào môi trường: họ là “con người-trong-môi
trường”. Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ qua lại: cái này ảnh
hưởng lên cái kia thông qua sự trao đổi, theo thời gian. Mục đích của công tác xã hội là
gia tăng sự phù hợp giữa con người và môi trường của họ.
Theo “mô hình cuộc sống” này, cuộc sống của mỗi một con người đều phải đi theo một
con đường, được gọi là đường đời. Trên con đường đời đó, mỗi con người sẽ gặp phải
một số các sự kiện xảy ra như là những áp lực của cuộc sống, những giai đoạn chuyển
tiếp, hoặc một số các vấn đề khác có thể gây ra những sự rối loạn hoặc xáo trộn đối với
khả năng sự thích nghi với môi trường sống của họ khiến họ cảm thấy không thể nào
giải quyết được. Họ sẽ phải thực hiện hai bước đánh giá về các nhân tố gây ra áp lực và
những áp lực đó. Trước hết là họ đánh giá sự xáo trộn nghiêm trọng tới mức nào và nó
có gây tổn hại hay mất mát gì không hoặc đó chỉ là một thử thách. Thứ hai, họ xem xét
đến những biện pháp đối phó và nguồn tài nguyên để giúp đỡ họ. Họ cố gắng giải quyết
32 Tôn Nữ Ái Phương & Lê Thi Mỹ Hiền (2012): Các lý thuyết CTXH đang được áp dụng và giảng dạy ở
VN, tài liệu bên soạn cho cuôn sách sắp được xuất bản trong quan hệ hợp tác giữa
bằng cách thay đổi một số điểm nơi chính họ, môi trường hay trong quan hệ trao đổi
giữa bản thân họ và môi trường. Những dấu hiệu từ môi trường và từ những phản ứng
về thể chất và tình cảm cung cấp cho họ những sự phản hồi về sự thành công của họ
trong việc giải quyết vấn đề33.
Từ khóa » Ctxh Với Gia đình
-
[PDF] VỚI CÁC CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
-
Bài Giảng Chi Tiết Môn CTXH Với Gia đinh. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em Và Gia đình - Mạng Lưới Nhân Viên CTXH ...
-
Công Tác Xã Hội Với Gia đình Là Gì
-
Đề Cương Môn Công Tác Xã Hội Với Gia đình | Học Viện Phụ Nữ Việt ...
-
Bài Giảng Công Tác Xã Hội Cá Nhân Và Gia đình (chương 4&5)
-
[PDF] ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
-
Công Tác Xã Hội Với Phòng Chống Bạo Lực Gia đình - SlideShare
-
Công Tác Xã Hội Trong Lĩnh Vực Gia đình Và Trẻ Em Và Những Vấn đề ...
-
[PDF] Chuyên đề 1: Chân Dung Nghề Công Tác Xã Hội
-
Công Tác Xã Hội Với Gia Đình, Cộng Đồng Và Hệ Thống Nhà Trường
-
CÔNG Tác Xã Hội Với PHỤ Nữ Bị Bạo HÀNH GIA ĐÌNH Lý THUYẾT ...
-
Nghề Công Tác Xã Hội Có Những Chức Năng, Nhiệm Vụ Gì Trong Quá ...
-
Công Tác Xã Hội Cá Nhân: Mục Tiêu, Giá Trị Và Nguyên Tắc