Giáo Trình Phong Tục Tập Quán Và Lễ Hội Việt Nam (Ngành - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Di sản văn hoá
  • Văn hóa Nhật Bản
  • Bảo tàng lịch sử
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
    • Văn hóa Việt Nam
    • Lịch sử Việt Nam
  • HOT
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Lịch sử - Văn hoá Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam (Ngành: Hướng dẫn du lịch) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

Thêm vào BST Báo xấu 651 lượt xem 49 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam gồm 4 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phong tục tập quán Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong đời sống tâm linh của người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Hướng dẫn du lịch
  • Phong tục tập quán Việt Nam
  • Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam
  • Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
  • Lễ hội đặc sắc Lào Cai

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam (Ngành: Hướng dẫn du lịch) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI VIỆT NAM NGÀNH: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày…….tháng….năm ........ của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai Lào Cai, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam” là tài liệu biên soạn để phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch trường Cao đẳng Lào Cai về kiến thức cơ sở ngành về hai lĩnh vực: Phong tục tập quán, tín ngưỡng và Lễ hội Việt Nam. Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học ở bậc Cao đẳng đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo thông qua. Giáo trình gồm 4 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phong tục tập quán Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong đời sống tâm linh của người Việt. Đồng thời tìm hiểu các lễ hội tiêu biểu nhằm tăng thêm sự hiểu biết về một nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với địa phương Lào Cai. Chương 1. Phong tục tập quán Việt Nam Chương 2. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Chương 3. Lễ hội Việt Nam Chương 4. Phong tục lạ và lễ hội đặc sắc Lào Cai Giáo trình không những là tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần “Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam” mà còn là tài liệu tham khảo, bổ trợ cho sinh viên ngành du lịch và những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, ngày 10 tháng 6 năm 2020 Người biên soạn GVC, Th.s. Nguyễn Thị Kim Hoa 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC Chương 1. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM ...................................................... 8 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN ....................................................................... 8 1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm........................................................................................................................... 11 2. PHONG TỤC TẬP QUÁN CỔ TRUYỀN 2.1. Tục ăn trầu ........................................... 11 2.2. Tục cưới hỏi ..................................................................................................................... 13 2.3. Tục ma chay ..................................................................................................................... 14 2.4. Tục thờ cúng tổ tiên ........................................................................................................ 19 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 21 Chương 2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM .................................................................. 23 1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG......................................................................................... 23 1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 23 1.2. Đặc điểm........................................................................................................................... 24 2. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM ............................................................ 24 2.1. Tín ngưỡng phồn thực .................................................................................................... 25 2.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ........................................................................................ 26 2.3. Tín ngưỡng sùng bái con người ..................................................................................... 27 2.4. Tín ngưỡng sùng bái Thần linh...................................................................................... 29 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 30 Chương 3. LỄ HỘI VIỆT NAM ................................................................................................... 31 1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI 1.1. Khái niệm lễ hội ............................................................. 31 1.2. Mục đích, ý nghĩa của lễ hội ........................................................................................... 32 1.3. Cấu trúc của Lễ hội ......................................................................................................... 32 2.CÁC LOẠI HÌNH LỄ HỘI .................................................................................................... 33 2.1. Lễ Tết cổ truyền ............................................................................................................. 33 2.2. Lễ hội lịch sử cách mạng ................................................................................................ 35 2.3. Lễ hội tín ngưỡng dân gian............................................................................................. 39 2.4. Lễ hội đương đại.............................................................................................................. 41 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 43 Chương 4. PHONG TỤC LẠ & LỄ HỘI ĐẶC SẮC LÀO CAI ................................................ 45 1.GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHONG TỤC LẠ TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀO CAI .............................................................................................................................. 45 1.1. Khái niệm phong tục lạ ................................................................................................... 45 5
  6. 1.2. Một số phong tục lạ tiêu biểu ......................................................................................... 45 2.GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỄ HỘI ĐẶC SẮC LÀO CAI ....................................................... 50 2.1. Lễ hội đặc sắc là gì .......................................................................................................... 50 2.2. Giới thiệu một số lễ hội đặc sắc Lào Cai ....................................................................... 50 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 55 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................... 55 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam Mã môn học: MH10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên môn cơ sở của ngành hướng dẫn du lịch hệ cao đẳng được bố trí giảng dạy đồng thời với các môn cơ sở khác của ngành. - Tính chất: Là môn học lý thuyết bắt buộc cung cấp những kiến thức cơ sở cho ngành hướng dẫn du lịch. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Là môn học giúp sinh viên làm giàu vốn tri thức và hiểu biết của bản thân, phục vụ trong đời sống xã hội. Đồng thời cũng giúp sinh viên có vốn kiến thức nền vận dụng vào chuyên ngành du lịch, biết cách khai thác tài nguyên về phong tục tập quán, lễ hội Việt Nam để xây dựng chương trình phục vụ cho nghề nghiệp ngành lữ hành hướng dẫn. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm và đặc điểm về phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt Nam; + Hiểu về lễ Tết, lễ hội dân gian Việt Nam, văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và Lào Cai nói riêng. - Về kỹ năng: + Phát triển kỹ năng nhận biết, so sánh, phân tích, đánh giá về phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian Việt Nam; + Khai thác và vận dụng linh hoạt kiến thức của phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam vào nghiệp vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch. Kết hợp các lễ hội vào công tác thiết kế xây dựng chương trình du lịch. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với công việc, có ý thức giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp. + Có đạo đức, tác phong làm việc và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. + Có ý thức và khả năng cập nhật kiến thức mới, tự chủ, sáng tạo trong công việc. 7
  8. Chương 1. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM Giới thiệu Chương này nhằm cung cấp một số kiến thức nền tảng như khái niệm, đặc điểm và một số phong tục tập quán cổ truyền trong tâm thức người Việt Nam. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm, đặc điểm phong tục tập quán Việt Nam. Giới thiệu được một số phong tục tập quán điển hình của người Việt. - Thuyết trình, giới thiệu và phân tích được bằng nhiều hình thức về phong tục điển hình của người Việt. Bày tỏ được các ý kiến riêng về việc giữ gìn nét đẹp của các phong tục tập quán cổ truyền và những phong tục không còn phù hợp với đời sống hiện nay. - Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng trên lớp. Có ý thức rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm. Tự tin, phối hợp khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm Nội dung chính 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Phong tục Là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục là những nghi thức thuộc về đời sống của con người được hình thành qua nhiều thế hệ và được công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng. Phong tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có tính bắt buộc và thay đổi theo từng quần thể, dân tộc cũng như tôn giáo khác nhau. Ví dụ một số phong tục: phong tục cưới hỏi, phong tục ma chay, đặc biệt là việc xây dựng nhà cửa, xây mộ phần cho người thân,… 1.1.2.Tập quán Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng Tập quán được hiểu là lối sống của một tập thể, tổ chức hoặc quần thể sinh vật lớn được hình thành như một thói quen trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt được công 8
  9. nhận và coi như một quy ước chung của tất cả mọi cá nhân sống trong tổ chức, quần thế đó. Ví dụ điển hình: tập quán di trú của các loài chim, tập quán ngủ đông của loài gấu khi mùa đông về. Hoặc ở một số dân tộc có tập quán di canh di cư để tìm vùng đất mới thích hợp hơn cho việc chăn thả gia súc. Như vậy, phong tục tập quán là toàn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và coi đó như một nếp sống truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi quần thể sẽ có những sự khác biệt với nhau. Phong tục tập quán của người Việt là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là cách để ghi nhớ cội nguồn của dân tộc. Con người Việt Nam vô cùng hãnh diện và tự hào với bạn bè quốc tế bởi những phong tục đặc biệt chỉ người Việt mới có. 1.1.3. Một số phong tục điển hình của người Việt a. Thờ cúng tổ tiên Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu. Bàn thờ tổ tiên thường đặt trang trọng trên cao hoặc giữa nhà, bao gồm di ảnh người đã mất, bình hoa tươi, đĩa trái cây. Hằng năm, vào ngày tổ tiên mất, người thân sẽ tiến hành cúng, tức chuẩn bị nhiều món ăn đặt lên bàn thờ, thắp nhang. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Đó là hình thức thể hiện tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Ảnh: Thờ phụng tổ tiên b. Đón Tết âm lịch Người Việt cũng chào mừng Tết dương lịch, song quan trọng nhất vẫn là Tết âm lịch. Tết âm lịch hay Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết ta, Tết Cổ truyền,… là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam. 9
  10. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5- 6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó không chỉ là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên mà là dịp đoàn tụ gia đình để nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống chào đón năm mới, chào đón sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Người Việt có rất nhiều phong tục trong dịp Tết âm lịch như tặng quà tết cho người thân quen, quét dọn nhà cửa thật sạch, trang trí nhà cửa thật đẹp, mừng tuổi trẻ em - người già, chúc Tết, đi chùa để cầu nguyện những điều may mắn… Ảnh: Phong tục gói bánh trưng và luộc bánh trưng ngày Tết c. Kính già, yêu trẻ, trọng khách Kính già, yêu trẻ, trọng khách là điểm người nước ngoài ghi nhận tại Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Việc kính trọng người cao tuổi không chỉ là một thuần phong mỹ tục của người Việt mà đó còn là bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. Người Việt Nam rất kính trọng người cao tuổi vì niềm tin rằng người cao tuổi là người có nhiều kinh nghiệm sống và nhất là “kính lão đắc thọ” (tức khi kính trọng người cao tuổi thì chúng ta sẽ sống thọ hơn). Việc kính trọng người già trước hết phải bắt đầu ngay trong gia đình: Phải kính trọng cha mẹ - người đã sinh thành dưỡng dục con cái nên người. 10
  11. Ảnh: Phong tục Tết xưa 1.2. Đặc điểm Có nguồn gốc từ lâu đời, được hình thành từ những thói quen lâu đời của nhân dân, dần được đa số nhân dân công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Phong tục bao gồm cả tập tục tốt đẹp và hủ tục. Là cơ chế bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống của một nhóm người hay một xã hội . Phong tục tập quán bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo và tục lệ địa phương Luôn mang tính ổn định, bền vững, nó có tính bảo thủ, nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới các thế hệ sau và tinh thần con người. 2. PHONG TỤC TẬP QUÁN CỔ TRUYỀN 2.1. Tục ăn trầu Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện: với người dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Trong đời sống hàng ngày, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, biểu hiện mối giao cảm tâm tình của con người. Trầu được dùng mời khách đến chơi nhà, làm quen với nhau nơi hội hè, đình đám. Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: lễ tế trời đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên, lễ cưới… Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng, hội nước. Miếng trầu còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi: miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng. Sự tích trầu cau là truyện cổ tích Việt Nam về tục ăn trầu của người Việt, ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tình cảm anh em thuận hòa, vợ chồng tiết nghĩa của người Việt qua hàng ngàn năm qua. 11
  12. Ảnh: Trầu cau trong văn hoá người Việt Trầu cau còn là đồ cúng lễ, ngày giỗ. Dân gian có câu "Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân, Tết về, trầu cau còn là quà tặng. Miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa người Việt. Để làm ra một miếng trầu ngon không thể thiếu bộ dụng cụ ăn trầu, nên chúng cũng rất cầu kỳ và phức tạp. Dụng cụ để ăn trầu là: cơi trầu, là dao bổ cau, chiếc âu trầu, bình vôi, chìa vôi, ống vôi, khăn, túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Những vật dụng dùng trong tục ăn trầu giờ đây đã trở thành di sản của một phong tục tập quán tốt đẹp được lưu giữ mãi trong mỗi người Việt chúng ta. Trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời. Trầu dùng tiếp khách hàng ngày cũng như bát chè xanh, như điếu thuốc lào. Cho tới ngày nay, tuy tục ăn trầu và mời trầu ít phổ biến như xưa nhưng lá trầu vẫn mang một ý nghĩa sâu xa, mang một ý nghĩa nhất định trên nhiều lĩnh vực như y học, tâm lý xã hội, bản sắc truyền thống dân tộc. Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng - răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. *Tục nhuộm răng đen Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bỏ công trang điểm má hồng răng đen… Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền 12
  13. Bốn thương răng nhánh hột huyền kém thua… Ảnh: Thiếu nữ răng đen trước năm 1930 và phụ nữ dân tộc Lự nhuôm răng đen Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (Giao Chỉ) trả lời vua nhà Chu (Trung Quốc) về tục ăn trầu: “Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen”. Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, ngoài người Kinh, các dân tộc khác như Thái, Si La, Tày, Dao đều có tục này; nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thẩm mỹ, sức khỏe và chất liệu sử dụng trong lúc nhuộm. Cho đến giữa thế kỷ XX, nam nữ người Việt còn nhuộm răng đen bằng bột nhựa cánh kiến. Người Thái, Kháng, Lào, Lự đốt cành cây may cu, may tửu hay may me cho nhựa chảy xuống một mảnh kim loại hoặc ống tre, thêm một ít nước rồi mài đều tạo độ dính để nhuộm răng. Buổi tối trước khi đi ngủ, người ta làm sạch răng, rồi dùng tay quệt nhựa bôi vào răng 3-4 lần. Cách 2 - 3 ngày họ nhuộm lại cho răng đen bóng. Trước kia, răng đen là một tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ; các cô gái 12-13 tuổi đã bắt đầu nhuộm răng. Ngày nay, chỉ những người cao tuổi mới còn có răng đen. 2.2. Tục cưới hỏi 2.2.1.Nguồn gốc, ý nghĩa Tục cưới hỏi được hình thành từ rất lâu đời. Có rất nhiều cách để nói về việc cưới hỏi này như: đám cưới, giá thú, lễ thọ mai, vu quy, hôn lễ. Tuy nhiên, đây là không những là hoạt động của hai bên gia đình kết thông gia, cô gái được gả cho chàng trai mà còn là một việc vui của cả gia đình và họ hàng. Tục cưới hỏi mang ý nghĩa duy trì nòi giống. - Lễ vật: đối với từng lễ của tục cưới hỏi thì số lượng và thành phần lễ vật khác nhau. Tuy nhiên lễ vật chủ yếu là: trầu cau, xôi thịt, gà, rượu, chè thuốc và tiền. 13
  14. - Thời điểm: vào những ngày lành tháng tốt, hợp tuổi với đôi trẻ mà gia đình hai bên đã chọn, chủ yếu là mùa xuân. - Thành phần: Gia đình hai bên họ hàng, cô dâu - chú rể, quan khách, chủ hôn, có thể có người mai mối. - Các nghi lễ: Tục cưới hỏi truyền thống gồm có 8 lễ: lễ dạm ngõ, lễ vấn danh, lễ ăn hỏi, lễ rước dâu, lễ xin dâu, lễ đón dâu, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt. Tuy nhiên, ngày nay tục cưới hỏi được rút gọn thành 3 lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Một số nơi vẫn còn thực hiện lễ lại mặt. + Lễ dạm ngõ (chạm ngõ): là việc nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để hỏi ý, thỏa thuận với nhà gái về việc kết tóc, se duyên cho đôi trẻ. + Lễ ăn hỏi: là lễ được thực hiện sau lễ dạm ngõ, nhằm mang tính chính thức thông báo với hàng xóm và mọi người biết cô gái đã có nơi có chốn và hai bên gia đình thống nhất xe ngày lành tháng tốt để tiến hành hôn lễ. + Hôn lễ (lễ cưới, đám cưới): là công việc chính thức thừa nhận duyên vợ chồng của đôi trẻ. Hiện nay, lễ cưới kết hợp cùng nhiều lễ khác như xin dâu, rước dâu,… + Lễ lại mặt Sau khi đám cưới hai bên gia đình kết thúc thì hai bên gia đình sẽ gặp mặt nhau. Thời điểm thường vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới. Cuộc gặp mặt này giúp hai bên gia đình thêm gắn kết tình cảm và mở rộng mối quan hệ. 2.3. Tục ma chay Phong tục tang ma của người Việt bao gồm nhiều quy trình, nhiều nghi thức khác nhau. Trải qua nhiều thời kì nghi thức này đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn phải bao gồm các nghi thức chính kể từ khi có người qua đời: Lễ khâm liệm; Lễ nhập quan; Lễ viếng; Lễ đưa tang; Lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. 2.3.1. Lễ khâm liệm Đây là một trong những bước chuẩn bị cho người đã khuất đi về thế giới bên kia. Là bước cần thiết trước khi tiến hành nhập quan và phát tang, cáo phó cho người thân và mọi người đến viếng. Theo phong tục tang ma của người Việt, người vừa mất được thân nhân tắm gội sạch sẽ bằng nước thơm, cắt móng chân móng tay sau đó gói lại cẩn thận để đặt vào quan tài. Khi tắt thở, con cháu vuốt mắt thay quần áo mới, thường là bộ quần áo may trắng được chuẩn bị từ trước. Sau đó, người mất được buộc hai ngón chân cái với nhau, để hai tay lên bụng, vai bó bằng dây vải và bỏ một ít gạo sống vào miệng. Người dân quan niệm: tiền và gạo phàm hàm đó là lương thực và lộ phí cho người chết hành trình sang cõi âm. Việc ngáng đũa trong miệng về mặt khoa học là để tử 14
  15. khí trong cơ thể có lối thoát ra. Nhưng theo quan niệm thì chết ngậm miệng là cái chết không thanh thản còn nhiều ngậm ngùi, giằng xé với trần gian. Người mất được đặt nằm trên giường, buông màn rồi thắp một ngọn đèn nơi đầu giường, thi hài của người đã mất có thể để như vậy đợi người thân về. Tuy nhiên, không được quá ba ngày. Đặc biệt, để người mất ra đi thanh thản con cháu dù đau đớn cũng không được khóc thành tiếng sẽ khiến người chết không thể nhẹ nhàng ra đi. Nghi thức khâm liệm: được tiến hành sau hồi dài kèn trống, người thân dùng vải trắng hoặc đỏ để gói thân thể người mất và đặt vào áo quan, gáy được gối lên hai chiếc bát ăn cơm úp, một số vùng còn đem một bộ tam cúc bỏ vào trong ván để trừ trùng. Với những người chết có bệnh, người ta dùng cám rang hoặc gạo rang giã nhỏ có khi là chè khô trải phía trong ván để hút nước và khử mùi. 2.3.2. Lễ nhập quan Trước khi nhập quan thời xưa thường phải làm lễ phạt mộc, bằng cách cầm nén nhang đang cháy, đọc chú, chém khẽ vào áo quan 3 nhát (đầu, cuối, cạnh bên cỗ áo quan) để trừ khử hết lũ ma quái đi, tránh ám hại người chết và gieo tai họa cho người sống (tang gia). Khi nhập quan, thân nhân có mặt đứng theo thứ tự gần rồi đến xa, xưa có quy định: con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải người chết, cổ tục có nói những người kị tuổi với người chết và giờ chết trong vòng con cháu ruột thịt phải lánh mặt ra chỗ khác để phòng ngừa tai họa về sau. Lưu ý: Không nâng thi hài trực tiếp bằng tay để nhập quan. Khi đặt thi hài vào quan tài cần chuẩn bị gối bông nhỏ, vải mềm nhiều lớp để kê, đệm, lót làm cho thi thể cố định một khối với quan tài (kê phần đầu phải cao hơn phần thân) . Nhập quan xong đặt quan tài vào đúng vị trí thờ, lúc này con cháu kị tuổi được phép trở về để cùng với mọi người thực hiện nghi lễ của việc tang. Kể từ lúc nhập quan đến đưa tang, trên quan tài luôn được thắp nến: cha thì thắp 7 ngọn, mẹ thì thắp 9 ngọn nến đỏ, giữa mặt ván quan tài đặt một bát cơm bông trên có một quả trứng gà luộc đã bóc vỏ và được kẹp bằng một đôi đũa bông, bát cơm sẽ được đặt trên mộ sau khi chôn cất. 2.3.3. Lễ viếng Lễ viếng được tiến hành trang nghiêm, mọi người xếp hàng để viếng, tang gia sẽ ngồi cạnh quan tài cúi đầu cảm ơn những người đến chia buồn cùng với gia đình. *Lưu ý: đi viếng đám tang cần kiêng kị Không mặc lòe loẹt và cười nói ầm ĩ 15
  16. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng đi viếng đám tang. Không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang. Nếu đi viếng đám tang lỡ người quá cố ấy có đẹp trai hay xinh gái không được khen. Ra đường gặp đám tang ngược chiều phải xuống xe ngả mũ nón dắt bộ qua đám tang rồi mới lên xe, ô tô thì chậm lại không bóp còi, đi cùng chiều không tiện xuống xe thì đi chậm lại và ngả mũ. Khi đi viếng đám tang về đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí . 2.3.4. Lễ đưa tang Thầy cúng hoặc tang chủ cùng con cháu nội ngoại thực hiện lễ tiễn biệt người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng, mọi người theo thứ tự trong nội ngoại gia tộc xếp hàng trước bàn thờ vong. Thầy cúng hoặc tang chủ thực hiện các bước thắp hương, dâng rượu, nước trang nghiêm như lễ phát tang và đọc lời ai điếu tiễn biệt lần cuối, con cháu thành kính bái lễ. Khi di quan phải thật sự chậm rãi, từ từ từng nửa bước chân một, vừa thể hiện nỗi đau tiễn biệt muốn níu kéo lại cũng là vừa đảm bảo cho quan tài luôn được thăng bằng, để người ra đi tròn giấc ngủ yên lành; Đi đầu là hai phương tướng mặc áo mũ đạo sĩ đeo mặt nạ, cầm dao hoặc binh khí để trừ tà ma, rồi đến đoàn người vác cờ tang, tiếp là minh binh, vòng hoa, trướng, câu đối, linh xa, phường bát âm có phèng phèng thanh la kèn, trống, đến đoàn khiêng nhà táng, sau cùng là đoàn đi đưa ma. 2.3.5. Lễ hạ huyệt Trước khi hạ huyệt người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người chết tại nơi đây. Cúng thổ thần xong, linh cữu mới được hạ huyệt. Đợi tới giờ hoàng đạo người ta đặt linh cữu xuống, lúc đó thầy địa lý dùng la bàn gióng hướng phúc lại cho đúng; Khi hạ huyệt con trai trưởng lấp hòn đất đầu tiên, sau đó tới các con lần lượt ném xuống nắm đất với ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mẹ. Các cụ đội cầu kiều đi vòng quanh mộ cầu kinh xong xuôi đám tang trở về nhưng phải theo con đường khác, tránh không về bằng con đường lúc đi và cũng không được khóc nữa, vì như vậy hồn người chết sẽ biết lối mà theo về. 2.3.6. Lễ ấp mộ, viếng mộ 16
  17. Trong ba ngày sau khi hạ huyệt, vào mỗi buổi chiều, con cháu đem cơi trầu đến mộ mà khóc lóc gọi là ấp mộ. Việc này nghĩa là đem hơi nóng của tình thân gia đình làm cho mộ đỡ lạnh. Đến ngày thứ a con cháu đắp sửa lại mộ, lễ này được gọi là cúng mở cửa mả. Cũng từ ngày đó trở đi ngày nào cũng cúng cơm một hoặc hai buổi cho đủ 100 ngày. Có nơi cúng hết tang là 3 năm. 2.3.7. Các nghi thức sau tang lễ * Tuần chung thất (49 ngày): Gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Việc cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sinh về cảnh giới tốt đẹp hơn. + Tuần tốt khốc (100 ngày): Khi người chết được 100 ngày gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc), gia chủ thường mời thầy cúng đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên bàn thờ tổ tiên. + Giỗ đầu (Tiểu tường): Sau một năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã khuất. + Mãn tang (Đạt tường): Sau khi người chết được 3 năm gia chủ làm lễ hết tang. 2.3.8. Trang phục và hoa trong tang lễ a. Trang phục Trang phục trong tang lễ biểu thị mối quan hệ họ hàng, anh em gần - xa với người đã khuất, tùy theo địa vị của từng người trong gia đình mà trang phục sẽ khác nhau. Con trai con rể trong đám tang mặc bộ trang phục thảm trôi nghĩa là may áo nhưng không cắt khâu cẩn thận mà để mép vải xơ ra, áo dài đến đùi gối, rộng, tay thụng bằng vải thô và buộc sợi dây ngang lưng đội mũ rơm; Con gái, con dâu cũng mặc trang phục thảm trôi nhưng không cần đội mũ rơm và đeo dây, chỉ xõa tóc và không đeo dép; Cháu nội, ngoại và anh em họ hàng ruột thịt buộc mọt tấm khăn màu trắng để tỏ lòng thương tiếc và mang ý nghĩa là cùng chịu tang với người thân của mình. b. Hoa Với mỗi bông hoa có mặt trong cuộc sống của chúng ta này đều sẽ mang trong mình một sứ mệnh một ý nghĩa khác nhau. Vì thế mà đôi khi không phải ngẫu nhiên chúng lại có mặt trong các buổi tiệc vui mừng hay lại hiện diện trong những khoảnh 17
  18. khắc đau buồn chia xa. Trong tang lễ, thường có nhiều loại hoa nhưng phổ biến và thông dụng nhất đó là hoa cúc vàng. Câu chuyện em bé vào rừng sâu tìm hoa chữa bệnh cho mẹ vì lẽ đó bông hoa cúc và nghiễm nhiên trở thành hoa của sự hiếu thảo, trong tang lễ người ta thường dùng hoa cúc vàng để tỏ lòng hiếu thảo của mình tới người đã khuất. Ngoài ra trong tang lễ còn sử dụng hoa cúc trắng, hoa huệ tây, hoa ly… Tìm hiểu tang ma một số dân tộc thiểu số Việt Nam (Tang ma người Mông đen Sa Pa) Trong đám tang này, cô gái mới 25 tuổi, chết do bệnh nặng và không có điều kiện thuốc thang. Sau khi phát hiện cô đã chết trên giường, người anh trai nhanh chóng thông báo cho bà con trong bản, bằng cách bắn hai phát súng kíp lên trời. Người trong bản đều biết tín hiệu này là báo có người mới chết. Sau đó, thầy mo được mời về để làm lễ, người chết được thay váy áo và giày mới, chân được bó bằng một tấm vải. Tuy nhiên, chân người chết được bó bằng vải màu trắng, chứ không phải vải đen như những người phụ nữ H'Mông vẫn bó chân thường ngày. Nghi lễ thứ nhất gọi là lễ Ngựa tức là đưa xác người chết lên treo giữa nhà để cúng. Họ dùng ván gỗ Pơ Mu hoặc hai đoạn tre dài được ghép lại với nhau thành tấm bằng những sợi dây rừng cho người chết nằm. Họ buộc chân và phần thân người chết trong tư thế nằm ngủ, trên người phủ rất nhiều quần áo chỉ để hở chân và mặt. Ngoài ra, họ buộc một con gà trống vào thân một cây nỏ cùng một con dao rồi cúng cho người chết. Lễ thứ hai trong đám tang người Mông đen là lễ mổ trâu, mổ lợn, tùy theo gia đình giàu hay nghèo mà lễ vật lớn hay nhỏ. Họ đem trâu, lợn tới với ngụ ý giao cho người chết, sau đó sẽ giết thịt làm đồ cúng và chia cho những người tới dự đám tang. Ngoài ra, những người thân thiết, bạn bè có nhã ý muốn cúng tiến trâu, lợn cho người chết có thể đem lễ vật tới. Sau khi làm lễ giao cho người chết, phần thịt được chia cho nhà chủ phần chân sau và cái đuôi, phần còn lại được chia cho những người tới tham dự Ngày giờ chôn cất được gia đình và thầy mo sắp đặt. Họ thường chôn vào lúc sáng sớm khi chưa có ánh mặt trời hoặc chôn vào buổi chiều muộn. Trước khi đưa xác ra khỏi nhà, họ làm lễ cúng giao các đồ vật để người chết mang theo. Các xâu tiền vàng được đem đốt giữa nhà, sau đó họ gói tro vào một tờ giấy đặt vào thùng gỗ đựng đồ ăn của người chết. Những thanh niên bắt đầu chặt sợi dây buộc chiếc cáng tre nơi người chết nằm. Họ khiêng trên vai, lúc này những que nhang mới bắt đầu được đốt, để những người 18
  19. thân trong gia đình quỳ lạy ngoài cửa. Họ khiêng xác chết đi rất nhanh qua rừng, dường như vừa đi vừa chạy, theo sau là rất đông người trong bản đi xem chôn cất. Nơi chôn cất cách xa nhà khoảng 2 km, trên một khu đồi tre xanh tốt. Những người phụ nữ chỉnh sửa trang phục cho người chết một lần nữa. Trong khi đó những người đàn ông bắt đầu đào huyệt mộ. Thầy mo lẩm nhẩm một bài cúng bí truyền rồi tung 2 chiếc thẻ tre tới khi hai mặt đều nhau, sau đó lấy chiếc khăn đỏ bỏ vào ngực áo của người chết rồi mới đậy nắp quan tài. Trước đó, những người phụ nữ không ai bảo ai đã chạy về bản rất nhanh. Sau khi đóng nắp quan tài, chỉ còn những thanh niên trẻ ở lại lấp mộ. Họ vừa lấp vừa chia nhau những chén rượu cuối cùng. Khi lấp xong những người thanh niên còn lại cũng chạy đi rất nhanh, như sợ bị ma đuổi. Sau khi chôn cất được 12 ngày, người nhà sẽ mời thầy mo về làm lễ cúng một lần nữa. Đây là lễ mời người chết về thăm nhà, giúp linh hồn người chết ra đi thanh thản, không trở về làm hại những người thân trong gia đình. Kể từ đây người chết sẽ vĩnh viễn ra đi và những người còn sống rất ít khi nhắc tới họ bởi người Mông đen không có tập tục thờ cúng tổ tiên. Chỉ khi nào có các dịp lễ lớn hay có người trong nhà hay đau ốm thì họ mới làm lễ cúng cầu may mắn và gọi hồn người chết về lại thăm nhà. 2.4. Tục thờ cúng tổ tiên 2.4.1. Nguồn gốc Như các dân tộc khác trên thế giới, từ thuở xa xưa dân tộc Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Họ thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà họ chưa thể giải thích được vào thời đó. Từ đó, hình thành nên tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Trong các loại tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị, người giàu hay người nghèo... 2.4.2. Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên Bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc. Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta. Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm… Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình. Thông qua đó, giáo dục 19
  20. mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quê hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp. Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống. Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta. Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con. Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình. Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn… 2.4.3.Những biến đổi về hình thức thờ cúng tổ tiên xưa và nay Từ sau đổi mới, các loại hình tôn giáo tín ngưỡng đều được coi là “trỗi dậy” sau một giấc ngủ dài. Đời sống tôn giáo trở nên sôi động. Cơ sở thờ tự các tôn giáo ngày càng được xây dựng, tu bổ khang trang hơn. Cùng với nó, số lượng tín đồ đến tham dự các hình thức nghi lễ tôn giáo cũng nhiều hơn.Thờ cúng tổ tiên cũng hòa mình vào xu thế chung đó. Thờ cúng tổ tiên trong các gia đình cũng ngày càng được chú trọng hơn. Nếu tôn giáo chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận người dân là tín đồ của tôn giáo đó thì thờ cúng tổ tiên đáp ứng nhu cầu tâm linh của đại bộ phận người Việt Nam. Nếu trước đây, thờ cúng tổ tiên được tập trung tại nhà dòng trưởng (trưởng tộc, trưởng họ, trưởng chi, con trưởng) thì nay, mọi thành viên trong gia đình đều thờ cúng tổ tiên tại gia đình mình. Nhiều gia đình vẫn còn giữ được tục lệ cứ giỗ, Tết tập trung lại vào nhà con trưởng để làm giỗ. Tuy nhiên, tại nhiều gia đình, ngày giỗ không còn là ngày con cháu tập trung như trước nữa. Hình thức cúng giỗ mang tính cộng đồng chung các thành viên trong gia đình được chuyển thành hình thức cúng giỗ cá thể. Mỗi thành viên trong gia đình làm lễ cúng giỗ người đã mất tại nhà mình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Chủ Đề: Vấn Đề Dân Tôn Giáo Ở Việt Nam.

    doc 8 p | 567 | 215

  • Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam part 10

    pdf 13 p | 480 | 206

  • Bài giảng: Vài nét về vấn đề phát huy vai trò của người có uy tín; phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS Việt Nam

    pdf 82 p | 221 | 41

  • Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo

    pdf 106 p | 156 | 11

  • Phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi phía Bắc

    pdf 4 p | 178 | 8

  • Giáo trình Phong tục tập quán Ấn Độ: Phần 2

    pdf 189 p | 24 | 8

  • Giáo trình Phong tục tập quán Ấn Độ: Phần 1

    pdf 132 p | 32 | 8

  • Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long: Phần 1

    pdf 148 p | 22 | 7

  • Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên

    pdf 11 p | 56 | 6

  • Sự biến đối Tết Thanh minh ở Việt Nam

    pdf 11 p | 42 | 5

  • Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa đối ngoại

    pdf 7 p | 92 | 4

  • Tổ chức biên soạn Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận

    pdf 16 p | 22 | 3

  • Sáng tạo truyền thống

    pdf 11 p | 26 | 3

  • Quan niệm về may - rủi của người Việt qua phong tục lễ tết

    pdf 11 p | 15 | 3

  • Biến đổi lối sống theo phong tục, tập quán của người dân nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ từ Đổi mới đến nay

    pdf 10 p | 15 | 3

  • Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 1

    pdf 49 p | 12 | 2

  • Nhận diện và đề xuất xây dựng chương trình giáo dục bài trừ hủ tục trong các trường mầm non, phổ thông tỉnh Hà Giang

    pdf 8 p | 5 | 1

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Môn Phong Tục Tập Quán Việt Nam