Văn Hóa Phong Tục Tập Quán Việt Nam - Nhà Xuất Bản Xây Dựng

Văn hóa phong tục, tập quán Đông phương trong đó có nước Việt Nam ta là một kho kiến thức vô tận của loài người, nó bao gồm cả phần lý thuyết, thực tế và trải nghiệm. Kho tàng văn hóa phong tục, tập quán Đông phương không phải của một tác giả nào viết ra mà nó được xây dựng và chắt lọc qua hàng ngàn năm, hàng vạn năm, là trí tuệ của nhân loại. Kho tàng văn hóa, phong tục, tập quán Việt nam được sản sinh ra từ cuộc sống hàng ngày, từ lời ru à ơi của người mẹ ru con trong các đêm hè oi ả, những đêm đông giá lạnh, những cầu hò điệu hát, những câu ví dao duyên của đôi trai gái yêu nhau vừa trữ tình vừa thơ mộng,Văn hóa được bắt nguồn từ sau lũy tre làng đến nơi phồn hoa đô thị. Nội dung của văn hóa, phong tục, tập quán Đông phương rất đa dạng phong phú từ những tập tục hàng ngày, cách xưng hô ứng xử trong gia đình, xã hội đến những tập tục, hương ước của làng của xã, việc hôn nhân cưới xin, tang ma, lễ bái tất cả đều được xậy dựng ghi chép truyền lại cho đời sau. Sự hình thành và phát triển văn hóa đi liền theo chế độ xã hội, với sự phát triển của quan hệ sản xuất, nó vừa là sản phẩm trí tuệ phản ánh đậm nét sự thăng trầm của chế độ xã hội vừa là định hướng xã hội phát triển theo chiều hướng nào đó. Sản phẩm văn hóa tồn tại khách quan không phụ vào ý định chủ quan mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong kho tàng văn hóa Đông phương và văn hóa, phong tục, tập quán Việt nam đã đề cập đến gần như tất cả các vấn đề của đời sống xã hội, từ đời sống thường nhật đến đời sống tâm linh. Từ những việc bình thường đến những mơ ước xa xôi. Kho tàng kiến thức văn hóa, phong tục, tập quán Đông Phương thật đồ sộ và vĩ đại. Chưa cần bàn đến nguồn gốc xuất xứ hay cội nguồn của nó mà chỉ nên khai thác thừa hưởng những kiến thức vừa cụ thể vừa trừu tượng cũng thấy được sức sáng tạo không biết mệt mỏi của người xưa. Người xưa không có máy móc hiện đại như bây giờ mà chỉ bằng quan sát tích lũy, đúc rút và trải nghiệm, bằng sự suy luận vừa logic vừa sáng tạo đã tạo nên kho tàng văn hóa đồ sộ mà ngày nay chúng ta đọc mãi, nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hiểu hết ý người xưa.

Kiến thức ngươi xưa để lại vừa đơn giản vừa phức tạp, vừa dễ hiểu vừa khó hiểu cần có thời gian nghiên cứu mới hiểu được.

Đơn giản như hai chữ âm dương (số chẵn và số lẻ) nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau theo một quy luật nhất định thì biến hóa khôn lường. Âm dương là hai khái niệm luôn đối lập mà lại rất cần có nhau. Âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy, cái này tiến lên thì cái kia lùi xuống đơn giản thì như vậy, nhưng chỉ cần thêm một yếu tố âm hoặc dương nữa là tạo ra sự mất cân bằng nội tại. Đó là lý thuyết hai tổ hợp chập ba, có 2 yếu tố khác nhau thêm một yếu tố nữa là 3 sẽ tạo nên sự mất cần bằng nội tại và sẽ có tám cách khác nhau trong kinh dịch gọi là bát quái. Nếu biểu diễn bằng số 1 và số không thì có tất cả 8 cách xếp: 111, 101, 100, 000, 011, 010, 001. 110, nếu biểu diễn bằng nam nữ ngồi chung 1 cái ghế, mà cái ghế chỉ được có ba người cũng có 8 cách xếp: Nam Nam Nam, Nam Nữ Nam, Nam Nữ Nữ, Nữ Nữ Nữ, Nữ Nam Nam, Nữ Nam Nữ, Nữ Nữ Nam, Nam Nam Nữ. Từ đơn giản đến phức tạp, từ khái niệm âm dương đơn giản được lý thuyết hóa và phức tạp hóa trở thành một bộ môn khoa học mang màu sắc trừu tượng, thần bí có thể luận đoán và nhìn thấy được hầu như tất cả các vấn đề của đời sống xã hội và đời sống tâm linh.

Nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức về văn hóa phong tục, tập quán Đông phương và Việt nam, phong tục tập quán của cha ông ta đã tích lũy hàng nghìn năm một cách trình tự, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, thu thập tài liệu qua nhiều năm, nhiều thời kỳ, có những phần được ghi chép lại là những kiến thức của người xưa như kiến thức về Kinh dịch, Phong thủy, Tử vi, Tứ trụ, v.v.. có những phần ghi chép kiến thức đã được các bậc tiền nhân đi trước tổng kết đúc rút, có những vấn đề đã được khảo nghiệm qua thực tế. Kiến thức là của Nhân loại không phải của riêng ai, chúng tôi chỉ là những người ghi chép khâu nối đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế có vấn đề gì cần phải sửa, cần phải điều chỉnh thì điều chỉnh cho phù hợp với lý thuyết và tình hình thực tế hiện nay. Nhân đây chúng tôi xin cảm ơn các vị tiền nhân, các bậc tiền bối, các bạn đồng nghiệp và quý độc giả đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Nội dung chủ yếu của cuấn sách này bao gồm các vấn đề văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... Khi đọc người đọc cảm thấy nó rất gần gũi, giản dị, bình thường hình như mình đã đọc được ở đâu đó trong sách, trên phim ảnh, thậm chí qua các buổi chuyện trò bên tách cà phê nóng vào buổi sáng hoặcbuổi chiều hay dạo chơi trên đường phố, trong công viên.

Cuộc sống ai cũng có cha có mẹ, ai cũng một quê hương để nhớ để thương, người làm cha làm mẹ hạnh phúc nhất là nhìn thấy con khôn lớn trưởng thành, dựng vợ gả chồng, rồi mong đến ngày có đứa cháu miệng bập bẹ hai tiếng bà ơi, ông ơi, rồi câu chuyện vào chùa lễ Phật cầu kinh... những chuyện như vậy chúng ta đều tìm thấy trong cuốn sách này. Sách có nội dung rất phong phú đa dạng nhưng không xô bồ, nó được chọn lọc và trải nghiệm qua thực tế.

Từ khóa » Môn Phong Tục Tập Quán Việt Nam