Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè | Công Ty Luật Uy Tín
Có thể bạn quan tâm
Tôi tên là Bùi Thị Hải,sinh năm 1988, hiện là giáo viên trường THPT Dương Xá (Hà Nội)
Tôi xin nhờ luật sư tưvấn giúp một việc như sau:
Hiện tôi đang mang bầucháu thứ 2 và được dự kiến sinh vào khoảng 27 -30/4/2017.
Như vậy theo luật pháphiện hành tôi sẽ được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng nghĩa là từ 1/5/2017 đến1/11/2017 và tiền trợ cấp sẽ cho BHXH chi trả. Nhưng do đặc thù của nghề giáoviên, chúng tôi có thời gian nghỉ hè được tính là nghỉ phép hàng năm và đượctrường học trả lương 100% trong thời gian nghỉ hè.
Theo Khoản 2 Điều 5 Quyđịnh chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), nêu rõ: Thời giannghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và cácngày nghỉ khác. Cụ thể như sau:
– nghỉ hè là 2 tháng,được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
– Thời gian nghỉ tết âmlịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Các ngày nghỉ kháctheo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học,quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thờigian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Thời gian nghỉ hè thườnglà 2 tháng 6 và 7. Như vậy trùng với thời gian tôi nghỉ chế độ thai sản.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi,tôi có được quyền nghỉ chế độ thai sản 6tháng như bình thường (nghĩa là hết tháng 10/2017) và xin nghỉ phép nghỉ bù 2tháng phép về sau (nghĩa là thêm 2 tháng 11 và 12/2017) nữa không?
Nếu trong trường hợp đượcquyền nghỉ thêm 2 tháng mà nhà trường không bố trí được người làm thay thế, tôiphải đi làm thì nhà trường có phải trả lương cho tôi thêm 2 tháng đó nữa không?
Người gửi: Bùi Thị Hải (Hà Nội)
Tư vấn luật: 1900 6589
Luật sư tư vấn1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
– Thông tư số 141/2011/TT-BTC
– Bộ Luật Lao động 2012
2. Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
Căn cứ Khoản 3 Điều 5Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:
“Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè,nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉphép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật laođộng.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiệncụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáoviên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
Theo quy định trên thì2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời giannày giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.Theothông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè, do đó, bạncóthể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ thai sảnhoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản. Điều này được pháp luật quyđịnh tại Điều 157 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh conlà 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từcon thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02tháng.”
Căn cứ quy định tại điểmb khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TTngày 20/10/2011 của Bộ Tài Chínhquy định:
“b) Các trường hợp doyêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, côngchức nghỉ phép:
– Hàng năm căn cứ khảnăng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, côngchức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ,công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm.
– Mức chi hỗ trợ đượcquy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa khôngquá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiệnhành.
– Thời gian chi trả:Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàngnăm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.”
Trường hợp bạn cóđơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tácmà nhà trường không bố trí được thời gian cho bạn nghỉ phép hoặc không bố trí đủsố ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngàychưa nghỉ phép năm của bạn, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng chobạn.
Mức chi hỗ trợ được quyđịnh tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiềnlương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thờigian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độngân sách hàng năm.
Như vậy,trong trườnghợp này có hai phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: đề nghị hiệutrưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc lùithời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản.
Phương án 2: nếu nhàtrường không sắp xếp cho bạn nghỉ phép thì sẽ quyết định hỗ trợ phần tiền bồithường cho bạn.
Pháp luật hiện hànhcũng không quy định chi tiết về vấn đề trùng thời gian như tình huống của bạn,để giải quyết được quyền lợi này bạn có thể làm theo hướng dẫn 2 phương án củachúng tôi.
Từ khóa » đơn Xin Nghỉ Thai Sản Trùng Hè
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản - Trang Chủ - Thư Viện Luật
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Nghỉ Hè? - Luật Dương Gia
-
Giáo Viên Nữ Nghỉ Thai Sản Trùng Nghỉ Hè Thì Giải Quyết Sao?
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
GV Nghỉ Thai Sản Trùng Với Nghỉ Hè được Nghỉ Bù Và Chế độ ... - Hỏi đáp
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè Thì Có được Nghỉ Bù ?
-
Xử Lý Thời Gian Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè Của Giáo Viên
-
Đơn Xin Nghỉ Thêm Chế độ Thai Sản - WIKI LUẬT
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè, Có được Nghỉ Bù?
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên - Luật Hoàng Phi
-
Câu Hỏi Thường Gặp: Nghỉ Thai Sản Trùng Hè... - đường Dây Nóng 1022
-
Nghỉ Thai Sản Trùng Thời Gian Nghỉ Dịch Covid-19 Có được Nghỉ Bù ...