Giáo Viên Nữ Nghỉ Thai Sản Trùng Nghỉ Hè Thì Giải Quyết Sao?
Có thể bạn quan tâm
Thai sản không chỉ là quyền lợi của người lao động nữ mà còn là của người lao động nam có vợ sinh con. Với mong muốn hỗ trợ đảm bảo cho người lao động nhận đủ số tiền trợ cấp này, Luật Quang Huy bổ sung thêm đường dây nóng tư vấn chế độ thai sản. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn chế độ thai sản, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.160
Chế độ hưởng thai sản của giáo viên nữ có nhiều điểm khác biệt so với chế độ thai sản dành cho người lao động nữ bình thường.
Điểm khác biệt về chế độ có thể kể đến là việc giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của trường học. Vậy chế độ thai sản đối với giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng kì nghỉ hè như thế nào?
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Quang Huy, về vấn đề giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè mà bạn thắc mắc thì dựa trên những quy định của pháp luật chúng tôi xin giải đáp như sau
Tổng quan về bài viết
- 1. Điều kiện nghỉ chế độ thai sản của lao động nữ
- 2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên
- 3. Chế độ thai sản của giáo viên khi có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
- 4. Cơ sở pháp lý
1. Điều kiện nghỉ chế độ thai sản của lao động nữ
Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
- Thuộc một trong các đối tượng là lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm: lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Phải đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, không cần liên tục.
Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng, nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Đối với lao động nữ sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Ngoài chế độ khi sinh con, trong thời gian mang thai, lao động nữ còn được hưởng các chế độ thai sản khác bao gồm: chế độ khi khám thai, chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Đối với trường hợp người lao động nữ đã đóng trên 12 tháng bảo hiểm xã hội, nếu như phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm ít nhất 03 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với lao động nữ không đóng đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi thì được hưởng các chế độ khi khám thai, chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, mẹ chết sau khi sinh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên
Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT như sau:
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);…
Thời gian nghỉ hè của giáo viên phổ thông được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT như sau:
4. Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Giáo dục, nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên, các giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2017/TT-BLDTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần,… bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm,…”
Cũng căn cứ vào Điều 113, Điều 114, Bộ luật Lao động năm 2019 về nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 8 tuần, thời gian nghỉ hè của giáo viên phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông) là 2 tháng, trong đó bao gồm cả ngày nghỉ hằng năm.
3. Chế độ thai sản của giáo viên khi có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
Căn cứ Mục 3 Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được giải quyết như sau:
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
Theo quy định này, có thể hiểu rằng, khi giáo viên nữ có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, thì sẽ không được giải quyết nghỉ bù thời gian nghỉ hè mà sẽ chỉ được bố trí sắp sếp nghỉ theo diện nghỉ phép hàng năm (thời gian nghỉ từ 12-14 ngày tùy thuộc vào thời gian công tác của từng đối tượng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2019).
Khác với chế độ dành cho giáo viên bình thường, giáo viên nữ có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì thời gian nghỉ hè sẽ được coi là thời gian nghỉ chế độ thai sản của giáo viên đó.
Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ hè của giáo viên nữ chỉ được hưởng trợ cấp thai sản, không được hưởng tiền lương thời gian hè. Thời gian hè đó giao viên sẽ được nghỉ bù bằng thời gian nghỉ phép hàng năm theo quy định của bộ luật lao động.
Căn cứ tại Thông tư 141/2011/TT-BTC, việc chi trả cho những ngày nghỉ hằng năm chưa được hưởng lương của người lao động được quy định như sau:
Điều 5. Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.
- Điều kiện, chứng từ thanh toán:
…b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
Có đơn xin nghỉ phép nhưng được Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ, công chức làm việc xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm….
- Mức thanh toán và cách thức chi trả:
…b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
– Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm.
– Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
– Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp giáo viên nữ làm đơn xin nghỉ phép (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản) mà cơ sở giáo dục nơi người đó làm việc không thể sắp xếp được thời gian được thời gian nghỉ cho giáo viên đó, thì căn cứ vào nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của người lao động, Hiệu trưởng quyết định chi trả tiền hỗ trợ cho những ngày giáo viên nữ nghỉ thai sản đó chưa nghỉ.
Mức chi hỗ trợ trên được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường, nhưng mức chi tối đa không được quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hằng năm.
Như vậy, thời gian nghỉ bù trong trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè có thể giải quyết theo hai hướng như sau:
- Làm đơn gửi Hiệu trưởng nơi giáo viên đó làm việc để được bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ phép hằng năm bù cho khoảng thời gian bị trùng.
- Nếu như Hiệu trưởng nơi giáo viên làm việc không thể bố trí thời gian nghỉ hợp lý thì giáo viên đó được hỗ trợ tiền bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
Ví dụ: Chị A là giáo viên của Trường tiểu học X. Vào tháng 2, chị X nghỉ hưởng chế độ thai sản vào tháng thứ 7 của thai kỳ. Chị A có làm đơn lên Hiệu trưởng trường X xin cho chị được nghỉ thêm 12 ngày sau kì nghỉ hè. Tuy nhiên, do yêu cầu công tác của trường, Hiệu trưởng không thể sắp xếp giáo viên khác quản lý lớp thay cho chị A.
Do vậy, căn cứ vào chi tiêu nội bộ của trường, Hiệu trưởng trường X quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho chị A tương ứng với thời gian chị A không được nghỉ.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2020;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Luật Giáo dục.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » đơn Xin Nghỉ Thai Sản Trùng Hè
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản - Trang Chủ - Thư Viện Luật
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Nghỉ Hè? - Luật Dương Gia
-
Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè | Công Ty Luật Uy Tín
-
GV Nghỉ Thai Sản Trùng Với Nghỉ Hè được Nghỉ Bù Và Chế độ ... - Hỏi đáp
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022
-
Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè Thì Có được Nghỉ Bù ?
-
Xử Lý Thời Gian Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè Của Giáo Viên
-
Đơn Xin Nghỉ Thêm Chế độ Thai Sản - WIKI LUẬT
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Trùng Với Thời Gian Nghỉ Hè, Có được Nghỉ Bù?
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên - Luật Hoàng Phi
-
Câu Hỏi Thường Gặp: Nghỉ Thai Sản Trùng Hè... - đường Dây Nóng 1022
-
Nghỉ Thai Sản Trùng Thời Gian Nghỉ Dịch Covid-19 Có được Nghỉ Bù ...