Giới Hạn Của Hàm Số Là Gì? Lý Thuyết, Bài Tập Và Cách Giải

Số lượt đọc bài viết: 7.899

Trong chương trình toán học 11, chuyên đề giới hạn của hàm số là phần kiến thức trọng tâm yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết cũng như cách giải các dạng bài tập. Vậy cụ thể giới hạn của hàm số là gì? Lý thuyết, Bài tập và cách tìm giới hạn của hàm số? Thế nào là giới hạn của hàm số vô định? Cách giải dạng toán giới hạn hàm số toán cao cấp?… Trong nội dung chi tiết của bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

MỤC LỤC

  • Định nghĩa giới hạn của hàm số là gì?
  • Lý thuyết giới hạn hàm số lớp 11
    • Giới hạn hữu hạn là gì?
    • Giới hạn một bên là gì?
    • Giới hạn hữu hạn của hàm số vô cực
    • Giới hạn vô cực của hàm số là gì?
  • Giới hạn hàm số giải tích lớp 11
    • Giới hạn hàm số nâng cao
  • Các dạng toán về giới hạn hàm số
    • Dạng 1: Tìm giới hạn xác định bằng cách sử dụng trực tiếp các định nghĩa, định lý
    • Dạng 2: Tìm giới hạn vô định dạng \(\frac{0}{0}\)
    • Dạng 3: Tìm \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty } \frac{f(x)}{g(x)}\) trong đó \(f(x),g(x)\rightarrow \infty\)
    • Dạng 4: Dạng vô định \(\infty -\infty\) và \(0.\infty\)
    • Dạng 5: Dạng vô định các hàm lượng giác
  • Giới hạn hàm số dạng vô định là gì?
  • Bài tập giới hạn hàm số toán cao cấp

Định nghĩa giới hạn của hàm số là gì?

định nghĩa giới hạn của hàm số là gì

Lý thuyết giới hạn hàm số lớp 11

Dưới đây là lý thuyết về giới hạn hàm số 11 giúp các em có thể nắm bắt kiến thức: 

Giới hạn hữu hạn là gì?

  • Giới hạn đặc biệt

\(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\, x = x_{0}\)

\(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\, c = c\) (c: hằng số)

  • Định lý

Giả sử:

\(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\, f(x) = L,\, \lim_{x\rightarrow x_{0}} g(x) = M\). Khi đó:

  • \(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\,\left | f(x) + g(x) \right | = L + M\)
  • \(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\,\left | f(x) – g(x) \right | = L – M\)
  • \(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\,\left | f(x).g(x) \right | = L.M\)
  • \(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\,\frac{f(x)}{g(x)} = \frac{L}{M},\, M\neq 0\)

Nếu \(f(x)\geq 0\) và \(\lim_{x\rightarrow x_{0}} f(x) = L\) thì \(L\geq 0\) và \(\lim_{x\rightarrow x_{0}}\sqrt{f(x)} = \sqrt{L}\)

Giới hạn một bên là gì?

  • Số L là:
    • Giới hạn bên phải của hàm số \(y = f(x)\) kí hiệu là \(\lim_{x\rightarrow _{x_{0}}^{+}} f(x) = L\)
    • Giới hạn bên trái của hàm số \(y = f(x)\) kí hiệu là \(\lim_{x\rightarrow _{x_{0}}^{-}} f(x) = L\)
  • Định lý: \(\lim_{x\rightarrow _{x_{0}}} f(x) = L \Leftrightarrow \lim_{x\rightarrow _{x_{0}}^{+}} f(x) = L = \lim_{x\rightarrow _{x_{0}}^{-}} f(x) = L\)

Giới hạn hữu hạn của hàm số vô cực

Hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là số L khi \(x\rightarrow +\infty\) (hoặc \(x\rightarrow -\infty\)) kí hiệu là: \(\lim_{x\rightarrow +\infty} f(x) = L\) (hoặc \(\lim_{x\rightarrow -\infty} f(x) = L\))

Với c,k là hằng số và k nguyên dương, ta luôn có:

\(\lim_{x\rightarrow \pm \infty} c = c\), \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty} \frac{c}{x^{k}} = 0\)

Giới hạn vô cực của hàm số là gì?

  • Giới hạn vô cực 

Giới hạn của hàm số tại vô cực là gì?

Hàm số \(y=f(x)\) có giới hạn là \(\pm \infty\) khi \(x\rightarrow \pm \infty\) kí hiệu là \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty } f(x) = x = \pm \infty\)

\(\lim_{x\rightarrow +\infty } f(x) = +\infty \Leftrightarrow \lim_{x\rightarrow +\infty }\left | -f(x) \right | = -\infty\)

  • Một số giới hạn đặc biệt:
    • \(\lim_{x\rightarrow +\infty } x^{k} = +\infty\) với k nguyên dương.
    • \(\lim_{x\rightarrow -\infty } x^{k} = +\infty\) nếu k chẵn và \(\lim_{x\rightarrow -\infty } x^{k} = -\infty\) nếu k lẻ.
    • \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty } c = c\)
    • \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty } \frac{c}{x^{k}} = 0\)
    • \(\lim_{x\rightarrow 0^{-} } \frac{1}{x} = -\infty\)
    • \(\lim_{x\rightarrow 0^{+} } \frac{1}{x} = +\infty\)
    • \(\lim_{x\rightarrow 0^{-} } \frac{1}{\left |x \right |} = \lim_{x\rightarrow 0^{+}} = +\infty\)
  • Định lý

Ta có định lý: 

giới hạn của hàm số tại vô cực

Các công thức về giới hạn:

\(\lim_{x\rightarrow \infty }(1+\frac{a}{x})^{x} = e^{a},\, (a\neq 0)\)

Khi a = 1 ta có:

  • \(\lim_{x\rightarrow \infty }(1+\frac{1}{x})^{x} = e (e = 2,71828)\)
  • \(\lim_{x\rightarrow 0 }\, \frac{sinx}{x} = 1\)
  • \(\lim_{x\rightarrow 0 }\, \frac{tanx}{x} = 1\)
  • \(\lim_{x\rightarrow 0 }\, \frac{arcsinx}{x} = 1\)
  • \(\lim_{x\rightarrow 0 }\, \frac{arctan}{x} = 1\)

Giới hạn hàm số giải tích lớp 11

Giới hạn hàm số nâng cao

Ví dụ: Ta có bài toán sau:

Cho \(a_{1}, a_{2},…, a_{n}\) và \(b_{1}, b_{2},…, b_{m}\) là các số cho trước. Tìm giới hạn sau

\(L = \lim_{x\rightarrow +\infty }(\sqrt[n]{(x+a_{1})(x+a_{2})…(x+a_{n})} – \sqrt[m]{(x+b_{1})(x+b_{2})…(x+b_{m})})\)

Cách giải:

Bằng phương pháp thêm bớt hạng tử ta có:

\(L = \lim_{x\rightarrow +\infty }[(\sqrt[n]{(x+a_{1})(x+a_{2})…(x+a_{n})} – x) – (\sqrt[m]{(x+b_{1})(x+b_{2})…(x+b_{m})} – x)]\)

Từ đó suy ra:

\(L = \frac{1}{n}\sum ^{n}_{i=1}a_{i} – \frac{1}{m}\sum ^{m}_{i=1}b_{i}\)

Tìm giới hạn hàm số bằng máy tính

Ví dụ:  Tìm giới hạn của hàm số sau: \(\frac{-x^{2}-x+6}{x^{2}+3x}\)

Cách giải:

tính giới hạn của hàm số sau ví dụ

Các dạng toán về giới hạn hàm số

Dạng 1: Tìm giới hạn xác định bằng cách sử dụng trực tiếp các định nghĩa, định lý

Phương pháp giải:

  • Chọn hai dãy số khác nhau \((a_{n})\) và \((b_{n})\) thỏa mãn \(a_{n}\) và \(b_{n}\) thuộc tập xác định của hàm số y = f(x) và khác \((x_{0})\); \(a_{n}\rightarrow x_{0},\, b_{n}\rightarrow x_{0}\)
  • Chứng minh \(lim f(a_{n}) \neq lim f(b_{n})\) hoặc chứng minh một trong hai giới hạn này không tồn tại.
  • Từ đó suy ra \(\lim_{x\rightarrow x_{0}} f(x)\) không tông tại. TH \(x\rightarrow _{0}^{\pm }\) hoặc \(x\rightarrow \pm \infty\) chứng minh tương tự

Ví dụ 1: Cho hàm số \(f(x) = \frac{x^{2}+1}{2\sqrt{x}}\), \(\lim_{x\rightarrow 3} f(x)\) bằng bao nhiêu?

Cách giải:

Hàm số đã cho xác định trên \((0;+\infty )\)

Giả sử \((x_{n})\) là một dãy số bất kỳ, thỏa mãn \(x_{n} > 0, x_{n} \neq 3\) và \(x_{n} \rightarrow 3\) khi \(n \rightarrow +\infty\). Ta có:

\(lim f(x_{n}) = lim\frac{x_{n}^{2}+1}{2\sqrt{x_{n}}} = \frac{3^{2}+1}{2\sqrt{3}} = \frac{5\sqrt{3}}{3}\) (áp dụng quy tắc về giới hạn hữu hạn của dãy số). Do đó \(\lim_{x\rightarrow 3} f(x) = \frac{5\sqrt{3}}{3}\)

Dạng 2: Tìm giới hạn vô định dạng \(\frac{0}{0}\)

Tính \(\lim_{x\rightarrow x_{0}} \frac{f(x)}{g(x)}\) khi \(\lim_{x\rightarrow x_{0}} f(x) = \lim_{x\rightarrow x_{0}} g(x) = 0\) trong đó f(x) và g(x) là đa thức hoặc căn thức.

Phương pháp giải:

  • Phân tích tử và mẫu thành tích các nhân tử giản ước
  • Nếu f(x) và g(x) có chứa căn thức thì có thể nhân tử và mẫu với biểu thức liên hợp trước khi phân tích chúng thành tích để giản ước

Ví dụ 2: Tìm giới hạn của \(\lim_{x\rightarrow x_{1}} \frac{x^{m}-x^{n}}{x-1}\, (m,n \in N^{*})\)

Cách giải:

lý thuyết giới hạn của hàm số

Dạng 3: Tìm \(\lim_{x\rightarrow \pm \infty } \frac{f(x)}{g(x)}\) trong đó \(f(x),g(x)\rightarrow \infty\)

Ví dụ 3: Tìm giới hạn \(\lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{\sqrt{4x^{2}-3x_4} + 3x}{\sqrt{x^{2}+x+1} – x}\)

Cách giải:

\(\lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{\sqrt{4x^{2}-3x_4} + 3x}{\sqrt{x^{2}+x+1} – x} = \lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{-\sqrt{4-\frac{3}{x}+\frac{4}{x^{2}}}+3}{-\sqrt{1+\frac{1}{x}+\frac{1}{x^{2}}}-1}\)

\(=\frac{-2+3}{-1-1} = -\frac{1}{2}\)

Dạng 4: Dạng vô định \(\infty -\infty\) và \(0.\infty\)

Ví dụ 4: Tìm giới hạn của \(\lim_{x\rightarrow +\infty }(\sqrt{x^{2} – x +1} – x)\)

Cách giải:

giới hạn của hàm số tại vô định

Dạng 5: Dạng vô định các hàm lượng giác

Ví dụ 5: Tìm giới hạn của \(\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{\sqrt{cosx} – \sqrt[3]{cosx}}{sin^{2}x}\)

Cách giải:

giới hạn của hàm số và dạng vô định các hàm lượng giác

Giới hạn hàm số dạng vô định là gì?

giới hạn hàm số dạng vô định là gì

kiến thức giới hạn hàm số dạng vô định

một số bài tập giới hạn hàm số dạng vô định

Bài tập giới hạn hàm số toán cao cấp

bài tập giới hạn hàm số toán cao cấp

DINHNGHIA.VN đã tổng hợp kiến thức lý thuyết, bài tập cũng như cách giải các dạng toán giới hạn hàm số. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã tìm thấy những kiến thức hữu ích cho mình trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề giới hạn của hàm số. Đừng quên tham khảo bài giảng bên dưới nhé! Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Lim là gì? Phương pháp tính và bài tập về giới hạn lim 

Xem thêm >>> Giới hạn của dãy số lớp 11: Lý thuyết, Bài tập và Các dạng toán 

Tu khoa lien quan

  • giới hạn dãy số khó
  • giới hạn của hàm số là gì
  • giới hạn hàm số nâng cao
  • giới hạn vô cực của hàm số
  • giới hạn hàm số lượng giác
  • bài tập giới hạn hàm số khó
  • giới hạn hàm số giải tích 11
  • tìm giới hạn hàm số chứa căn
  • bài tập giới hạn dãy số có lời giải
  • chuyên đề giới hạn hàm số lớp 11
  • trắc nghiệm giới hạn hàm số violet
  • tìm giới hạn hàm số bằng máy tính
  • giới hạn hàm số lượng giác toán cao cấp

Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây:

(Nguồn: www.youtube.com)

Rate this post Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Các Dạng đặc Biệt Của Lim