Giới Thiệu Nhà Thơ Hữu Loan

Skip to content

Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Tiểu sử nhà thơ Hữu Loan

Nhà thơ Hữu Loan, sinh ngày 2. 4.1916, bút danh khác : Hữu, tên thật Nguyễn Hữu Loan Quê gốc : thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hiện ông vẫn sống tại quê nhà. Thuở nhỏ, Hữu Loan học và tốt nghiệp thành chung ở Thanh Hóa, sau đó dạy học tự kiếm sống. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, ban đầu ông hoạt động trong phong trào Mặt trận Bình dân, sau đó tham gia Việt Minh ở Thanh Hóa. Năm 1943, ông về Nga Sơn gây dựng phong trào Việt Minh ở quê hương, đã từng là Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Sau đó ông làm Ủy viên văn hóa của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các cơ quan : Ty giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia quân đội, phụ trách báo Chiến sĩ của Sư đoàn 304 ở Liên khu IV. Sau 1954, ông công tác tại báo Văn nghệ một thời gian, rồi về quê sống tại Nga Sơn, Thanh Hóa cho đến nay.

Tác phẩm của nhà thơ Hữu Loan

Tác phẩm chính: Màu tím hoa sim (thơ – 1990).

Hữu Loan viết không nhiều : chỉ một tập thơ mỏng Màu tím hoa sim mà phần lớn là những bài sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy, ai cũng biết đối với nghệ thuật, không phải cứ viết nhiều, in lắm là trở thành nổi tiếng, thành nghệ sĩ lớn. Cả một đời thơ, đôi khi chỉ cần lưu lại hậu thế được đôi bài, thậm chí vài câu thơ bất hủ, thế cũng đã là rất đáng tự hào rồi. Hữu Loan thuộc số những nhà thơ như thế. Trước khi tập Màu tím hoa sim được in (1990), từ rất lâu bạn đọc đã biết tới Hữu Loan với một số bài thơ rất nổi tiếng của ông : Đèo Cả, Màu tím hoa sim, Hoa lúa, Những làng ta đt qua… đặc biệt là bài Màu tím hoa sim. Màu tím hoa sim viết về cái chết đầy xót thương của người vợ trẻ ở hậu phương. Đó là tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tắc của người lính trước sự mất mát không thể bù đắp nổi. Bài thơ hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi tấm lòng đau đớn, chân thực đến tột cùng của tác giả mà còn bởi nó được viết với một phong cách khá độc đáo, riêng biệt. Cũng như một số bài khác (Hoa lúa, Đèo Cả…) Màu tím hoa sim được Hữu Loan viết theo thể tự do, độ đài ngắn và cách ngắt nhịp của các câu thơ rất khác nhau. Ngôn ngữ thơ vừa rất sắc sảo, bác học, vừa đậm đà màu sắc dân gian. Ông vận dụng rất tài tình tục ngữ, thành ngữ, ca đao và thủ pháp so sánh, ví von. Thơ Hữu Loan ít vần nhưng nhịp điệu và âm hưởng rất đặc biệt.. Do hoàn cảnh – riêng có nhiều trắc trở trong đời cầm bút, ông về sống tại quê nhà, ít sáng tác thêm, nhưng vẫn đam mê và đầy tâm huyết với văn chương. Vào tuổi 75 (1990), tập thơ đầu tay mới được ra mắt bạn đọc, nhưng thơ ông đã được nhiều người truyền tụng từ mấy chục năm về trước. Đó cũng là một nét độc đáo trong ` cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hữu Loan.

Đọc thêm Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Bài viết liên quan:

  1. Giới thiệu nhà thơ Hà Mặc Tử
  2. Giới thiệu tác phẩm Hà Thành Thất Thủ Ca
  3. Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Cư Trinh
  4. Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Phi Khanh (1355 – 1428)
Điều hướng bài viết Previous Bài viếtNext Bài viết

About The Author

Nguyen Long

Search for:

Quảng cáo

Cửa hàng cung cấp đông trùng hạ thảo chất lượng giá tốt cho người dùng

Sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hoà Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
  • Hotline: 0789287892
  • Website: https://huong.vn
  • Email: Contact@huong.vn

Giới thiệu về VănMẫu.Com

Tuyển tập các bài văn mẫu cùng với kiến thức môn ngữ văn cấp 1, 2 và 3. Thông tin chi tiết về các tác giả tác phẩm xuất hiện trong môn văn học THCS và THPT. Bình luận các bài văn học chi tiết và dễ hiểu nhất.

Bài viết mới

  • Chiến lược content marketing của SEOViP: Tạo dựng mối quan hệ với độc giả
  • Khái niệm là gì? So sánh khái niệm và định nghĩa?
  • Trú quán là gì? thường trú là gì? các vấn đề về cư trú
  • Tập làm văn lớp 5: Tả con vật mà em yêu thích Dàn ý & 20 bài văn tả con vật lớp 5
  • Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt từ láy và từ ghép
Scroll to Top

Từ khóa » Tiểu Sử Hữu Loan