Nhà Thơ Hữu Loan Từ Trần Và, Trọn Vẹn Bài Thơ “Màu Tím Hoa Sim”.
Có thể bạn quan tâm
(TH): Theo một bản tin của nhà báo Ngân Hà trong nước cho biết:
“Vào lúc 19g00 tối ngày 18.3.2010, nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ "Màu tím hoa sim" đã vĩnh viễn từ giã cõi đời khi chuẩn bị bước sang tuổi 95 (12.4.1916 – 18.3.2010). Trong lúc chờ đợi con cái về đông đủ, bà Nhu, vợ ông và 4 người con ở quê đã khâm liệm đặt ông vào quan tài yên nghỉ vào lúc 23g cùng ngàỵ
“Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, quê làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóạ Ông đậu tú tài nhưng về quê mở trường dạy học và hoạt động phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1943 , ông gây dựng phong trào Việt Minh. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được cử làm uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp ông thuộc Đại đòan 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn Nghệ
“Bài thơ "Đèo cả" mở đầu sự nghiệp thi văn của ông đã vang danh khắp chiến trường kháng chiến chống Pháp. Tiếp đó, người vợ đầu tiên Nguyễn Thị Ninh mất (1949) và ông nghe tin dữ khi đang trên đường hành quân khiến ông đã viết lên những vần thơ bất hủ "Màu tím hoa sim" đi sâu vào lòng người cho đến tận bây giờ và có lẽ cũng là mãi mãị
“Lấy người vợ thứ hai vào năm 1954, bà Nguyễn Thị Nhu, ông tiếp tục làm ở báo Văn Nghệ cho đến khi bị đi tù với nỗi oan nghiệt dính vào nghiệp văn chương. Ra tù, ông trở về quê đục đá kiếm sống nuôi 10 người con và sống với những ký ức vừa đẹp đẽ vừa đau thương cho đến ngày hôm nay, bên cạnh người vợ tần tảo, thủy chung…”
Chi tiết hơn, trong một bài viết đươc đăng tải trên trang nhà Ohavi, tác gỉa ghi nhận về bài thơ bất hủ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá như sau:
“Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đờị
“Bài thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Trong vụ án Nhân văn giai phẩm, nó bị coi là thứ văn chương ủy mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ văn hóa đương thời kết tội tác giả của nó. Tuy nhiên bài thơ vẫn được truyền đi rộng rãi trong công chúng và ra tới miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Vào năm 2004, nó được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam, trở thành một kỷ lục Việt Nam.”
Về xuất xứ bài thơ, bài báo này viết:
“Thời điểm sáng tác của bài thơ, theo nhiều người, là sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh của tác giả chết đuối khi trượt chân xuống bến nước trong trang trại của nhà (trong bản in của bài thơ thường có thêm phần đóng dấu trong ngoặc đơn: "Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh"). Bà Ninh là một thiếu nữ đẹp, con gái của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hóa, sau Cách mạng có công tác ở hội phụ nữ.
“Hữu Loan quen biết gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi nhà thơ 26 tuổi và được mời về dạy học cho ba người con trai lớn của ông quan kỹ sư Canh nông, lúc đó cô Ninh mới 10 tuổị Trong suốt thời gian ở trong gia đình họ Lê Đỗ, ông coi cô như em gái của mình.
yêu nàng / như tình yêu em gái
“Điều mà nhà thơ không biết là bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. Ông bà Lê Đỗ Kỳ không thổ lộ điều này nhưng bắt đầu bí mật để ý đến nhà thơ. Khi Hữu Loan đi tham gia kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc "giám sát" Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác.
“Khi biết được gia đình ông bà Kỳ có ý tác thành, nhà thơ về thưa chuyện với ông bà xin cưới cô Ninh. Đám cưới diễn ra đơn giản, cô Ninh tuy là con nhà giàu, tư sản gia đình có đến 500 mẫu ruộng, nhưng cô sống hết dức giản dị, ngày cưới cô còn không đòi phải may áo mới: "ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới" vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Nhà thơ và "cô em gái nhỏ" làm lễ thành hôn ngày 16 tháng 2 năm 1949 trong một lần ông xin về phép. Điểm nội bật của đám cưới chỉ là chiếc bình hoạ Chiếc bình mà ba tháng sau ông về khóc vợ đã thành chiếc bình đựng hương trên mộ, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh.
chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh
“Từ ngày cưới 16 tháng 2 đến ngày 29 tháng 5 cô Ninh mất là hơn 3 tháng. Số ngày cô sống bên chồng chỉ đếm trên đầu ngón taỵ Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím.
“Bài thơ lâu nay được lưu truyền nhiều dị bản, các bản thường khác nhau về cách xuống dòng, về từ ngữ, viết hoa và viết thường. Bản được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đóng dấu đăng ký là bản chép tay của ông vào ngày 12/10/2004.
Về những nhân vật xuất hiện trong bài thơ, tác giả bài báo viết:
“Trong bài ngoài 2 nhân vật chính là anh lính và người vợ, còn có 3 người anh:
Một chiều rừng mưa ba người anh, từ chiến trường Đông Bắc được tin em gái mất trước khi em lấy chồng
“Ba người anh cũng là nhân vật có thật: người anh cả là ông Lê Đỗ Khôi, làm Chính ủy tiểu đoàn, hy sinh trên đồi Him Lam chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người anh thứ hai là ông Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là ông Lê Đỗ An, tên công tác là Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương. Lúc đó cả ba người anh đều đang ở chiến trường Đông Bắc, do thư từ thời đó vận chuyển khó khăn nên họ nhận được tin em gái chết trước khi nhận được thư nhà báo tin em lấy chồng (……)
Về phần những nhạc sĩ bài “Màu tím hoa sim” tác giả bài báo ghi lại như sau: “Sự nổi tiếng của bài thơ còn được góp công phần nào bởi các nhạc sĩ: Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh... là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bàị Riêng bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ Màu tím hoa sim. (……)
“Bài Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh ra đời vào thập niên 1960, là bản phổ nhạc sớm nhất được ghi nhận của bài thơ này, được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện: Phương Dung, Hương Lan, Duy Quang, Sơn Tuyền, Như Quỳnh...
“Bài hát viết theo điệu Slow rumba (cũng thường được đàn theo điệu Boléro), âm giai chủ Rê thứ. Lời bài ca không bám sát theo nội dung thơ, chỉ lấy ý. Tuy nhiên trên 1 bài phát biểu trong Kiến thức ngày nay, Hữu Loan cho rằng ông thích nhất bản phổ nhạc này…”
“Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Lao Động trong nước, ngày 5 tháng 2 năm 2006, nhà thơ Hữu Loan đã cho biết một số chi tiết quý báu như sau, khi được hỏi về bài thơ nguồn gốc bài “Màu tím hoa sim” của mình. Ông nói:
“Làm sao tôi có thể quên được điều đó. Màu tím hoa sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, tình vợ chồng ngắn ngủi mà giờ đây nó chỉ còn lại trong ký ức của riêng tôị Đó là một mối tình ly kỳ nhất và tôi là người may mắn nhất được tạo hoá ban tặng. Ngày tôi đặt chân đến gia đình ông Lê Đỗ Kỳ (sau này là nhạc phụ) làm gia sư cho ba người con trai của ông, cũng là ngày vợ ông ấy sinh hạ một bé gái xinh xắn.
“Nhưng có một điều khác thường ở chỗ là cô bé không cất tiếng khóc chào đời như mọi đứa trẻ khác. Gia đình họ mang cô bé đặt lên trên nắp một cái thùng phuy để cầu nguyện một điều gì đó, tôi tò mò lại ngắm nhìn thì cô bé nhoẻn miệng cười với tôị Lớn lên, tôi đi đâu cô bé ấy cũng đòi đi theọ
“Và còn một điều kỳ lạ nữa là khi tôi quay trở lại làm gia sư dạy học cho chính cô bé sau này là vợ mình, nhà ông tham Kỳ lúc nào cũng có vài ba mươi người ăn, kẻ ở hầu hạ thế nhưng cô ta luôn giữ vali và không cho bất kỳ ai giặt quần áo của tôi, mà tự tay cô ấy giặt, là lấy rồi gấp xếp vào vali cho tôị
“Cô bé càng lớn càng đẹp, một vẻ đẹp thánh thiện. Chúng tôi cưới nhau ngày 16-2-1949 thì đến ngày 29-5 cùng năm đó, vợ tôi tên là Lê Đỗ Ninh mất do chết đuối, khi tôi đang hoạt động cách mạng ở Nưa (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá). Đau thương này kéo dài lắm. Và cũng chính vì lẽ đó nên sau khi cô ấy mất, tôi có ý định không lấy vợ nữạ Mỗi lần nhớ tới cô ấy là tôi lại "khóc" ra một quãng của bài thơ Màu tím hoa sim hoàn chỉnh bây giờ.”
Về người vợ thứ hai, chung sống, chia sẻ với ông những ngày khổ cực, thồ đá nuôi 10 người con, tất cả đều đã nên ngườị Páht biểu vè người phụ nữ giúp ông duy trì được ngọn lửa rực rỡ nhân cách, khí phách một kẻ sĩ, như một tấm gương hào kiệt cho muôn đời sau, ông kể:
“Người vợ thứ hai là bà Phạm Thị Nhu, sống với tôi hơn 50 năm rồị Bà ấy cũng là một người phụ nữ sâu sắc. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé vào mỗi buổi chiều lại lén lút đứng bên ngoài song cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Khi gặp nhau, cô bé ấy mới nói vì đi nghe tôi giảng Kiều nên nhiều hôm để trâu ăn lúa, nên bị bắt phạt. Thì ra cô ta cũng là người có tâm hồn. Khiến tôi vẫn phải suy nghĩ rất nhiều mới có quyết định nàỵ Rất may là sự quyết định của tôi đã không nhầm….”
Trả lời ký giả của báo Lao Động về quan niệm hay vai trò thi ca trong cuộc đời thi sĩ của mình, tác giả “Đèo Cả” cho biết:
“Trong thơ tôi có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do, cho dân tộc được giải phóng khỏi ách đô hộ, đó là niềm lớn nhất. Còn nhớ, ngày đó có một viên trung tướng phục vụ cho thực dân Pháp được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát tôị Vì lý do gì thì tôi không biết, nhưng ông ấy đã tìm gặp và nói với tôi rằng, khi ông ta đọc xong bài thơ Yên Mô thì ông ấy đã từ bỏ ý định ám sát tôị Ông ấy rất yêu bài thơ Yên Mô của tôi viết về quê hương ông.
“Viên trung tướng nói, mỗi một lúc ông nhớ quê là lại đọc bài thơ Yên Mô. Mỗi lúc định giết tôi, viên tướng lại nhớ đến quê mình nên lại thôị Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Đặng Thai Mai cũng đã từng nói rằng, ông rất thích câu thơ cuối cùng trong bài Yên Mô: "Canh làng du kích Yên Mô/ Nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồi".
“Ông Đặng Thai Mai nhận xét rằng, câu thơ đã đốt cháy rực cả bài thơ lên. Nửa đêm trăng mọc, nhưng người ta cứ tưởng là du kích đánh cháy đồn địch. Cái sức sống mạnh mẽ trong mỗi tác phẩm thi ca là ở chỗ phải ghi được dấu ấn trong một thời khắc đặc biệt.
“Bài thơ Tình thủ đô cũng là một minh chứng xác thực cho niềm tâm đắc mà tôi vừa nói ở trên. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn trước kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp. Một bộ phận trí thức chán nản, muốn quay lại nội thành Hà Nộị Nhưng bài thơ Tình thủ đô đã kêu gọi được tầng lớp trí thức là giáo viên, bác sĩ vững tin ở lại với kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến…”.
Sự qua đời của nhà thơ Hữu Loan là một mất mát lớn không chỉ cho gia đình mà còn cho văn học Việt Nam. Nhưng ngoài gia tài thi ca để lại cho mai hậu, thì, ngay cuộc đời của ông, cũng là một gia tài quý báu khác nữạ
Gia tài đó, là tinh thần kẻ sĩ Việt Nam truyền thừa bao nhiêu đời mà, ông là đại diện chói loà nhất, huy hoàng nhất, cho giai đoạn kẻ sĩ Việt Nam cuối thế kỷ thứ 20, qua tới đầu thế kỷ thứ 21.
Chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện cho hương hồn ông sớm phiêu diêu miền cực lạc. Đồng thời chúng ta cũng hiệp lời chia buồn, gửi tới tang quyến.
Sau đây là nguyên văn bài thơ “Màu tím hoa sim”, bài thơ như một sử thi, đại diện cho dòng sử thi Việt Nam đau thương và, máu xương mấy chục năm trường.
MÀU TÍM HOA SIMNàng có ba người anh đi bộ độiNhững em nàngCó em chưa biết nóiKhi tóc nàng đang xanhTôi người vệ quốc quânxa gia đìnhYêu nàng như yêu người người em gáịNgày hợp hônNàng không đòi may áo mớiTôi mặc đồ quân nhânđôi giày đinh bết bùnĐất hành quânNàng cười xinh xinhbên anh chồng độc đáoTôi ở đơn vị vềCưới nhau xong là điTừ chiến khu xaNhớ về ái ngạiLấy chồng thời chiến binhMấy người đi trở lạiLỡ khi mình không vềthì thươngngười vợ chờbé bỏng chiều quê......Nhưng không chết Người trai khói lửaMà chếtNgười gái nhỏ hậu phương.Tôi về không gặp nàngMá ngồi bên mộ con đầy bóng tốiChiếc bình hoa ngày cướithành bình hương tàn lạnh vây quanhTóc nàng xanh xanhngắn chưa đầy búiEm ơi giây phúp cuốiKhông được nghe nhau nóiKhông được nhìn nhau một lầnNgày xưa nàng yêu hoa sim tímáo nàng màu tím hoa simNgày xưa một mìnhđèn khuya bóng nhỏNàng vá cho chồng tấm áongày xưạ....Một chiều rừng mưaBa người anh trên chiến trường Đông BắcBiết tin em gái mấttrước tin em lấy chồngGío sớm thu về rờn rợn nước sôngĐứa em nhỏ lớn lênngỡ ngàng nhìn ảnh chịKhi gío sớm thu vàng cỏ vàng chân mộ chíChiều hành quânQua những đồi simnhững đồi sim dài trong chiều không hếtMàu tím hoa simtím chiều hoang biền biệtNhìn áo rách vai tôi háttrong màu hoa( áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâụ...)Hữu Loan(Thanh Hoá, 1949.)
Từ khóa » Tiểu Sử Hữu Loan
-
Hữu Loan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Tác Giả Hữu Loan - Hợp Âm Việt
-
Nhà Thơ Hữu Loan - Màu Tím Hoa Sim Và Một Cuộc đời để Lại
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Hữu Loan, Nhà Thơ Hữu Loan Là Ai? (Chi Tiết Về ...
-
Câu Chuyện Rớt Nước Mắt Nhà Thơ Hữu Loan, Tác Giả Bài Màu Tím ...
-
Tưởng Nhớ Thi Sĩ Hữu Loan - BBC News Tiếng Việt
-
Nhà Thơ Hữu Loan
-
Giới Thiệu Nhà Thơ Hữu Loan
-
Nhà Thơ Hữu Loan (1916 - 2010) - TẠP CHÍ TAO ĐÀN
-
Đi Tìm Màu Tím Hoa Sim - Kỳ 1: Đứa Bé đẻ Rơi Và Bài Thơ Tình Thế Kỷ
-
Nhà Thơ Hữu Loan, Tình Sử “Màu Tím Hoa Sim” Và Cuộc Sống Bất ...
-
Hữu Loan, Nhà Thơ Bất Khuất — Tiếng Việt - Radio Free Asia
-
Niên Biểu Hữu Loan | Tiếng Dân
-
Hữu Loan Và Những Người đàn Bà Thứ Hai - Tiền Phong