Giới Thiệu Về Văn Hóa Dân Tộc Tày ở Đà Bắc - Báo Hòa Bình

Các em nhỏ dân tộc Tày ở Đà Bắc.

Các em nhỏ dân tộc Tày ở Đà Bắc.

(HBĐT) - Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thực hiện Đề tài khoa học “Điều tra văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Đà Bắc”. Kết quả đã thu thập được rất nhiều tư liệu về văn hóa dân gian truyền thống của nhóm người Tày ở huyện Đà Bắc. HBĐT xin giới thiệu bài viết từ Trang thông tin điện tử của Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình giới thiệu về một số nét văn hóa tiêu biểu của người dân tộc Tày huyện Đà Bắc.

 

Theo nhận định của các công trình nghiên cứu văn hóa đã công bố, cho thấy Người Tày ở huyện Đà Bắc là một nhóm người địa phương có nhiều nét tương đồng với văn hóa của Người Thái Tây Bắc Việt Nam, thuộc ngành Thái trắng ở nước ta nó được xác định thông qua các đặc trưng cơ bản như: hệ sinh thái, hệ thống canh tác nông nghiệp, cơ cấu làng xã và thiết chế xã hội, kiến trúc, chữ viết, ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, tri thức dân gian và gia phả của các dòng họ. Có thể khẳng định dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình là một cộng đồng dân cư của dân tộc Thái du cư từ phía Bắc - các tỉnh Lai châu, Sơn La xuống Hoà Bình, chưa xác định được thời gian. Tên gọi dân tộc Tày có thể được biến âm theo ngôn ngữ gọi dân tộc Thái (Thài-Thày và đến nay được gọi là Tày) thuộc nhóm Tày - Thái ở Việt Nam.

Người Tày ở Đà Bắc (gọi tắt là người Tày Đà Bắc) sống tập trung ở một số xã vùng cao như: Tân Minh, Tân Pheo, Đoàn Kết, Trung Thành, mường Chiềng, Đồng Chum, Suối Nánh, dù vậy bên cạnh đó người Tày Đà Bắc sống xen kẽ với người dân tộc Mường và Dao. Theo số liệu thống kê năm 2009 huyện Đà Bắc có 48.775 người, trong đó dân tộc Tày là: 19.805 người, chiếm 40,6% tổng số dân của toàn huyện và chiếm 99,44% dân tộc Tày của toàn tỉnh. Tại huyện Đà Bắc người Tày cư trú tập trung ở một số xã như: Tân Minh, Tân Pheo, Trung Thành, Đoàn Kết, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh và Đồng Nghê.

Người Tày Đà Bắc cư trú quần tụ theo các bản, làng ven đường, dưới chân núi, ven sông, suối và trên các thung lũng, mỗi bản quy tụ khoảng 30 nóc nhà của từ 02 đến 10 dòng họ, có bản cư trú thành từng cụm 5 - 7 nóc nhà và nhiều cụm họp thành. Mỗi xóm, bản (bản) của người Tày không phải là một đơn vị sản xuất mà là một cộng đồng về mặt xã hội. Mọi sinh hoạt đời sống vật chất, tinh thần... chỉ tồn tại trong ranh giới bản; mỗi bản đều có địa danh canh tác và cư trú riêng; nhà ở của Người Tày Đà Bắc đa số là nhà sàn gỗ, lợp tranh hoặc cọ.

Người Tày sinh sống chủ yếu là bằng nghề nông: Làm lúa nước và làm nương, rẫy, chăn nuôi và thủ công nghiệp, săn bắn, đánh cá với nền kinh tế tự cung, tự cấp.  Người Tày cũng có kinh nghiệm trong lúa nước và trồng ngô, khoai, sắn như người Thái và người Kinh và tạo ra cho dân tộc mình một đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất đó là kinh nghiệm sản xuất khai thác các thung lũng hẹp; cách thức ứng xử và sử dụng nguồn nước chảy.

Đơn vị nhỏ nhất tạo thành bản của người Tày Đà Bắc là gia đình. Gia đình người Tày là gia đình phụ hệ (người đàn ông có quyền quyết định và làm chủ mọi việc, ý thức trọng nam, khinh nữ được thể hiện rất rõ trong cộng đồng).

Là một nhóm tộc người có nền văn hoá khá khép kín: Văn hoá chợ chiếm một vai trò quan trọng trong giao lưu trao đổi hàng hoá, thông tin và giao lưu văn hoá giữa các vùng dân tộc. Dân tộc Tày có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, và lập bàn thờ Quan âm bồ tát, có các tín ngưỡng thờ cúng đa thần.

 Đặc trưng cơ bản của văn hóa người Tày Đà Bắc gồm có 4 đặc trưng cơ bản là:

          + Hệ sinh thái nhân văn thuộc loại hình văn hóa thung lũng.

          + Hệ thống kỹ thuật trong sản xuất và sinh hoạt cuộc sống là loại hình hệ thống kỹ thuật của nền nông nghiệp phức hợp xoay quanh trục trồng cây lúa ở cánh đồng lòng chảo hoặc sườn dốc ở giai đoạn tiền công nghiệp.

          + Hệ thống thiết chế xã hội gồm gia đình và xã hội là loại hình cơ cấu gia đình hạt nhân còn bảo lưu nhiều tàn dư tổ chức cộng đồng người theo dòng mẹ à dòng cha. Xã hội tổ chức theo cơ cấu bản, mường. Đến nay, cùng với sự thống nhất trong toàn quốc thành hệ thống 4 cấp:  xã, huyện, tỉnh, trung ương.

          + Hệ thống tư tưởng và tri thức: Người Tày Đà Bắc có ngôn ngữ và chữ viết theo hệ chữ "Thái" truyền thống riêng. Bộ chữ viết tuy có rất sớm, nhưng văn hóa bác học còn chưa phát triển thật rõ nét, trong khi văn hóa dân gian phát triển sâu rộng.

- Tập quán cư trú và canh tác: Người Tày Đà Bắc thường tụ cư trong các lòng chảo thung lũng theo từng bản, xóm nhỏ từ 15- 40 nóc nhà bám theo địa lý những lòng chảo nhỏ lọt trong những vùng núi cao, rừng sâu, đầy khe, vực, sông, suối cắt xẻ địa hình. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: rét, hanh khô, nóng mưa ẩm ướt.

          Từ lâu cộng đồng người Tày Đà Bắc đã tạo lập được các đồng lúa – và đó cũng là đối tượng tác động chính của lao động xã hội. Tận dụng vùng sườn dốc nằm ở vành đai các lòng chảo người Tây Đà Bắc cũng rất phát triển phương pháp canh tác làm nương theo phương pháp: phát, đốt, trọc lỗ tra hạt, luân canh, bỏ hóa theo chu kỳ khép kín. Nương có tác dụng bổ sung và đa dạng hóa hệ thống trồng trọt. Việc làm nương và làm ruộng của người Tày Đà Bắc nói riêng và đồng bào thiểu số nói riêng cho thấy: Việc làm ruộng có tác dụng không chỉ khai thác “bóc trần” mà còn luôn luôn bổ sung cho thiên nhiên sức sống vô tận. Ngược lại, làm nương thì lại càng tàn phá thiên nhiên, làm cho nó cạn kiệt không còn sức sống.

Với ưu thế thiên nhiên rừng, ao, hồ, sông suối ưu đãi người Tày Đà Bắc cũng rất giỏi săn bắt muông thú và đánh bắt cá. Ngoài việc chính là làm ruộng và nương, mỗi một nóc nhà đều tiến hành nuôi gia súc, gia cầm, làm các nghề thủ công, trong đó nổi lên là nghệ trồng bông dệt vải và tiến hành hái lượm, săn, thu bắt thủy sản ở sông suối. Do thuận lợi về nước nên nuôi cá ở ao, nhất là ruộng đã sớm thành tập quán của người Tày Đà Bắc – mùa cá ở nước được gắn với mùa lúa ở ruộng như câu tục ngữ: “lúa ở ruộng, cá ở nước” (khảu nảu na, pa nảu nặm).

Người Tày Đà Bắc cũng đã biết chế tác các phương tiện lao động phục vụ cho nông nghiệp và săn bắn như: thuyền, guồng nước, cối giã gạo nước, công cụ gặt hái, cày, bừa, săn bắt... Nói chung, văn hóa của người Tày Đà Bắc là nền văn hóa nông nghiệp đơn thuần được hình thành từ lao động tự cung, tự cấp tạo nên mô thức văn hóa khép kín.

          - Những đặc trưng cơ bản của văn hóa thiết chế xã hội truyền thống:

          + Gia đình: Yếu tố đầu tiên của xã hội người Tày Đà Bắc là gia đình. Gia đình của người Tày Đà Bắc chủ yếu vẫn là gia đình hạt nhân. Tiểu gia đình phụ hệ hay gia đình hạt nhân cố kết thành đơn vị kinh tế, đồng thời là tế bào xã hội là hiện tượng phổ biến xưa nay.

          + Bản : bản là đơn vị sở hữu lãnh thổ, đồng thời là dơn vị cộng đồng dân cư nên từ lâu đã là một cấp tổ chức xã hội trực tiếp quản lý toàn bộ vùng “đất  bản”. Trước đây nó là đơn vị hành chính cấp dưới mường.

          + Mường: Mường là một cơ cấu tổ chức chính quyền mang đậm nét đặc trưng văn hóa Thái ở nước ta. Đây là một đơn vị tổ chức xã hội có vùng đất đai và đường ranh giới rõ rệt, mang tên “đất mường”. Đối với người Tày Đà Bắc được gọi tên chung là đất Mường Chiềng. Theo tư liệu điền dã có được, các vị cao niên cho biết, trung tâm thủ phủ quyền lực của người Tày Đà Bắc xưa chính là xã Mường Chiềng ngày nay. 

          - Phân tầng xã hội Người Tày Đà Bắc: Cũng như người Thái trước năm 1945  xã hội người Tày Đà Đắc cùng chịu ảnh hưởng của chế độ Phìa, Tạo và các tù trưởng cai trị, sự  phân cấp được thể hiện theo từng dòng họ, trên từng vùng đất, vùng lãnh thổ, ngưòi bị bóc lột là nhân dân. Xã hội được phân cấp như sau:

          + Đứng đầu là Tạo.

          + Trưởng thôn là Lý.

          + Cai xã;

          + Mo theo dòng họ.

          + Thày Thuốc ( Tày dạ)

          + Dân.

          Người Tày Đà Bắc có các họ Lường, Sa, Xa, Hà, Đinh, Vì , Lò. dòng họ được coi là cao quý trong xã hội người Tầy đà Bắc là dòng họ Xa

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công các dân tộc được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, nhân dân lao động đã được tự do, cơm no, áo ấm, bình đẳng có đất đai để cánh tác, chăn nuôi, xoá bỏ đi chế động cái trị Phìa - Tạo, hay Lang đạo thiết lập cơ quan chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, người Tày Đà Bắc cùng các dân tộc khác đã được hưởng quyền bình đẳng cùng nhau xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp./.

 

         HBĐT tổng hợp

 

Chi tiết một chiếc chiêng Mường cổ gần ngàn năm tuổi. Những chiếc chiêng cổ nhất Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn.  (ảnh T.L) Nâng niu những hiện vật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Cơ sở sản xuất rượu cần của bà Bùi Thị Chinh  ở tổ 3, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình. “Đánh thức” thương hiệu rượu cần Hòa Bình Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống. Địa bàn phân bố dân tộc Mường Hòa Bình Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trren sông Đà tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía tây (cách thành phố Hòa Bình 2 km về phía tây bắc).

Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D

65 năm nhớ về đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã 65 năm, kể từ ngày chỉ huy mặt trận miền Tây, Tư lệnh chiến khu là thiếu tướng Hoàng Sâm và phái viên Chính phủ (cố vấn) Lê Hiếu Mai dẫn đầu các đoàn quân lên Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La), Sầm Nưa, Hủa Phăn nước bạn Lào… giữ yên biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, một vùng Tây Bắc rộng lớn của nước ta.

Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi chiến dịch giải phóng Hòa Bình

(HBĐT) - Sau chiến thắng Biên giới (23/10/1950), ta chủ động chuyển sang tiến công địch trên khắp các chiến trường, quyền chủ động về chiến lược của địch trên chiến trường Bắc Bộ đã mất. Tuy lực lượng của địch trên chiến trường Đông Dương còn đông (gần 25 vạn tên) nhưng không đủ để làm nhiệm vụ chiếm đóng và cơ động. Để gỡ thế bí, địch phải điều chỉnh lại thế trận, rút 29 vị trí ở hữu ngạn sông Hồng, trong đó có hàng loạt vị trí ở Hòa Bình về phòng thủ đồng bằng Bắc bộ. Ngày 8/11/1950, địch rút chạy khỏi Hòa Bình, “Bức tường thép bên sông Đà” bị sụp đổ, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.

Không có hình ảnh

Quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.

Sân khấu hoá lễ rước sắc phong và rước thánh của lễ hội đình Cổi tại Liên hoan trình tấu cồng chiêng tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất.

Phục dựng lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Vào ngày hội xuân xóm Trang, xã Bắc Phong các trò chơi dân gian như nén còn, đánh đu vẫn thường được tổ chức.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Từ khóa » Chế độ Phìa Tạo