Giống Lúa DT10: Đặc điểm Và Hướng Dẫn Kỹ Thuật Canh Tác
Có thể bạn quan tâm
Để canh tác lúa đạt hiệu quả và cho năng suất cao, bà con cần nắm được đặc điểm của giống và kỹ thuật canh tác, sau đây cùng Agridrone Việt Nam tìm hiểu về đặc điểm của giống lúa DT10 và hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiệu quả.
Mục lục
- 1 Nguồn gốc của giống lúa DT10
- 2 Đặc điểm chính của giống lúa DT10
- 3 Hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa DT10
- 3.1 Hướng dẫn gieo cấy:
- 3.2 Hướng dẫn bón phân:
- 3.3 Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh:
- 4 Ứng dụng máy bay không người lái gieo hạt, bón phân, phun thuốc lúa
Nguồn gốc của giống lúa DT10
Giống lúa DT10 là giống lúa thuần, được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến giống lúa C4-63 nhập nội. Giống lúa này đã được công nhận là giống quốc gia theo quyết định số QĐ số 369NN-KHKT/QĐ ngày 6/12/1990 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Giống lúa DT10 đã được đưa vào sản xuất từ năm 1990, ưu điểm của giống lúa này là có khả năng thích nghi rộng, năng suất cao (6 – 8 tấn/ha, cao hơn 40% so với năng suất trung bình), đặc biệt với khả năng chịu lạnh, giống lúa này đã nhanh chóng trở thành giống chủ lực trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc thời gian đó, góp phần làm tăng năng suất lúa cả nước.
Đặc điểm chính của giống lúa DT10
Giống lúa DT10 có chiều cao cây từ 90 – 100cm, bông dài 21 – 25 cm, hạt to, khối lượng 1.000 hạt 30 – 32 gram. Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 180- 190 ngày
Giống lúa này có khả năng chống chịu rét tốt, chống đổ tốt, chống chịu bệnh khá. Kháng bạc lá, ít bị đạo ôn, khô vằn, nhiễm rầy nâu và đục thân nhẹ, cứng cây, chịu rét tốt. Năng suất trung bình 55- 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 65-70 tạ/ha.
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa DT10
Để canh tác đạt năng suất cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề trong kỹ thuật canh tác giống lúa DT10 như sau:
Hướng dẫn gieo cấy:
- Chân đất: giống lúa DT10 thích hợp sinh trưởng ở chân đất vàn, vàn thấp, thuộc vùng thâm canh ở Đồng bằng Trung du Bắc bộ trong trà Xuân sớm.
- Thời vụ gieo cấy: trà Xuân sớm bà con gieo vào khoảng thời gian từ 15 – 30/11, cấy xong trước 5/2 (tuổi mạ 5-6 lá). Thời vụ gieo cấy bà con nên kết hợp theo hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông mỗi địa phương.
- Mật độ cấy: 50 – 55 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm, cấy nông tay.
Hướng dẫn bón phân:
Các chuyên gia khuyến cáo bà con cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm và nên sử dụng phân tổng hợp NPK để bón lót và bón thúc. Tùy thuộc vào từng loại chân đất mà bà con ước lượng lượng phân bón phù hợp. Đối với chân đất trung bình, bà con tham khảo lượng phân bón như sau:
Đối với phân tổng hợp NPK:
- Bón lót (trước khi bừa cấy), lượng phân bón cụ thể như sau: bón 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3) cho vụ Xuân; bón 420-560 kg/ha cho vụ Mùa.
- Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): lượng phân bón cụ thể như sau: bón 380-400 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30-40 kg/ha đạm urê, kết hợp làm cỏ sục bùn.
- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái): lượng phân bón cụ thể như sau: bón 60-80 kg/ha phân Kaliclorua.
Đối với phân đơn:
- Lượng phân bón sử dụng cho 1 hecta lúa như sau: 8 tấn phân hữu cơ hoặc 2 tấn phân vi sinh + 240-280 kg đạm Urê + 450-500 kg Supe lân+ 120-140 kg Kali clorua. Đối với vụ Mùa, bà con giảm 10% lượng đạm, tăng 15% lượng phân kali so với vụ Xuân.
- Bón lót (trước khi bừa cây) toàn bộ phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali;
- Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali;
- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.
Lưu ý tuyệt đối không được bón đạm lai nhai, bà con có thể sử dụng các loại phân tổng hợp NPK khác, bón theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh:
Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm các loại sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương. Vụ xuân bà con cần lưu ý phòng trừ bệnh đạo ôn.
Ứng dụng máy bay không người lái gieo hạt, bón phân, phun thuốc lúa
Ngày nay khi ngành nông nghiệp phải đối mặt với càng nhiều thách thức, ngoài việc chọn tạo ra những giống lúa mới có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và cho năng suất cao thì việc ứng dụng khoa học công nghệ trong canh tác nông nghiệp là không thể thiếu.
Với trình độ của khoa học công nghệ hiện nay, máy bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân trong các công việc như: gieo hạt, bón phân, phun thuốc lúa…
Thực tế khi triển khai công nghệ máy bay nông nghiệp không người lái cho thấy hiệu suất cực cao, gấp hơn 20 lần so với các phương pháp truyền thống, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao, tiết kiệm chi phí thuốc sâu, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, tăng năng suất cây trồng. Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đưa nền nông nghiệp ngày càng phát triển.
Tại Việt Nam, Công ty Agridrone Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, giải pháp nông nghiệp thông minh, trong đó có máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái và đã triển khai ở nhiều địa phương. Agridrone Việt Nam là đại lý phân phối chính hãng các sản phẩm máy bay nông nghiệp không người lái của hãng DJI (hãng sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới) như: máy bay nông nghiệp DJI Agras T10, máy bay nông nghiệp DJI Agras T30,… Ngoài ra chúng tôi còn thành lập nhiều trạm phun trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay của bà con.
Từ khóa » Hình ảnh Giống Lúa Dt10
-
Giống Lúa DT 10 - Bộ Môn đột Biến Và ưu Thế Lai
-
Giống Lúa DT 10 - Năng Suất, Chất Lượng Và Cách Canh Tác
-
Giống Lúa Thơm HDT10 Cho Năng Suất 8 Tấn/ha - Hadico
-
GIỐNG LÚA T10
-
Giống Lúa DT10 đặc điểm Gieo Trồng & Kỹ Thuật Canh Tác
-
đặc điểm Của Giống Lúa Dt10 - 123doc
-
Giống Lúa T10 - Sự Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân - Thông Báo Bảo Trì.
-
Giống Lúa DT17 được Tạo Ra Từ Giống Lúa DT10 Có Năng Suất Cao Với ...
-
[PDF] Giống Lúa Mới Cực Ngắn Ngày P6ĐB
-
B) Một Người Nông Dân Trồng Giống Lúa DT10 đảm Bảo Quy Trình Kỹ ...
-
Cần Chọn Giống Lúa Phù Hợp để Phát Triển Bền Vững
-
'Cha đẻ' Những Giống Siêu Lúa Cho Nông Dân Việt
-
Giới Thiệu Một Số Giống Lúa Thích Hợp Cho Vụ Đông Xuân 2021-2022