“Giữ Lửa” âm Sắc Tiếng Khèn Bầu - Báo Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm
Giàu âm sắc
“Con ơi, con ngủ cho ngoan/Để cha lên rừng, phát rẫy/Để cha săn con sóc, lấy ổ mật/Mai này con lớn/Thương mẹ, thương cha”. Đó là lời khèn bầu mà cụ Lê Thị Tanh, ngoài 70 tuổi, thổi cho con cháu nghe trong buổi sáng của những ngày cuối năm. Hòa trong không gian núi rừng, nhịp điệu, tiết tấu tiếng khèn của cụ khi thì cao vút, khi thì trầm, khi thì da diết… làm cho người nghe dâng trào nhiều cung bậc cảm xúc.
Cụ bà Lê Thị Tanh đang thổi khèn bầu, một nhạc cụ truyền thống của người Rai.
Thông qua tiếng khèn, là một dòng chảy văn hóa đời sống trong cộng đồng người Rai gợi lên hình ảnh lối sống, cách nghĩ, cách làm, thể hiện lòng biết ơn, sự kỷ cương trong cộng đồng. Tiếng khèn bầu được sử dụng khá rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa của người Rai như dịp cúng cầu mùa, đám ma, cưới hỏi… Tùy vào từng dịp, mà người thổi khèn sử dụng những giai điệu phù hợp. Tất cả âm sắc từ khèn thẩm thấu qua nhiều thế hệ, mà không sự ghi chép nào về ký âm để truyền dạy. Người thổi có thể độc tấu hoặc hòa tấu, như thể một nhịp mạch tự chảy trong tim của người con dân tộc Rai.
Với dáng người nhỏ nhắn, đầu quấn khăn cam, cụ Tanh nhìn xa xăm về phía đồng Mõm cạnh chân núi và kể rằng: “Hồi nhỏ, tôi rất thích nghe khèn bầu và tập tành chút ít. May mắn, tôi lấy chồng quê Đông Giang (Hàm Thuận Bắc). Ông ấy vừa biết thổi vừa biết làm khèn. Nhờ sự hướng dẫn của ông, kết hợp sự đam mê thôi thúc tôi dày công tập luyện 3 năm. Đến khi biết thổi, tôi thường xuyên thổi khèn cho con nghe. Cái khó của thổi khèn bầu là phải biết cách giữ hơi cho dài để thổi bài đúng tiết tấu, không bị đứt đoạn. Cách đây 20 năm, chồng còn sống, là người duy nhất trong làng biết làm khèn bầu”.
Có còn ai biết …
Khèn bầu làm từ trái bầu hồ lô khô, bên trong rỗng ruột. Trái bầu được gắn 6 ống trúc, gồm 4 ống tầng trên và 2 ống tầng dưới. “Lưỡi gà” bằng lá đồng mỏng gắn bên trong quả bầu. Đây là phần quan trọng của khèn, quyết định âm sắc chuẩn hay không. Với hơn 2.765 người Rai tại Hàm Cần hiện nay, không còn ai biết làm khèn bầu. Nếu muốn sửa hoặc làm cây khèn mới, người trong làng phải ra Bắc Bình nhờ người làm. Cả xã người biết thổi khèn bầu rất hiếm, chủ yếu người có tuổi, gần như không còn sống. Còn vài người trung niên biết thổi chỉ gọi là, chứ không thể thổi thành thục. Bởi giữ hơi không dài, dòng âm thanh bị gãy đoạn; người thổi sẽ không lột tả hết được nhịp điệu, âm sắc tiếng khèn hưng phấn, rạo rực hoặc tha thiết… tới người nghe, cụ Tanh cho biết thêm.
Hay nói cách khác, sự thay đổi đời sống hàng ngày kết hợp với giao thoa văn hóa, tiếp nhận dòng nhạc đương đại, không dễ tìm được người biết sử dụng khèn bầu nhuần nhuyễn tại Hàm Cần. Một chút đượm buồn trong ánh mắt, cụ nói rằng: “Thanh niên trong làng bây giờ không còn thích học thổi khèn; không chịu khó luyện tập. Suốt ngày, chúng chỉ nghe băng đĩa, hát karaoke. Rồi mai đây, con cháu người Rai có còn được thổi, được nghe tiếng khèn bầu? Vì vậy, tôi đang động viên con tôi luyện thổi khèn. Tôi ru cháu ngủ bằng điệu hát ngâm của dân tộc Rai, thổi khèn cho các cháu nghe”.
Buông lơi theo tiếng khèn bầu trong ngày xuân, người nghe cảm nhận sự hưng phấn, dạt dào sức sống. Mỗi tiết tấu âm sắc vang lên từ khèn của cụ Tanh, thắp lên ngọn lửa cho con cháu yêu nhạc cụ dân tộc Rai và giữ gìn bản sắc văn hóa. Cũng là sự kết nối giữa con người với văn hóa truyền thống dân tộc Rai.
Trang Hiếu
Từ khóa » Khèn Bầu
-
Khèn Bầu 6 ống Của Người Mạ ở Đắk Nông - .vn
-
“Khèn Bầu 6 ống” Của Người Ê Đê
-
Kèn Bầu Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
CHIẾC KHĂN PHIÊU - ĐỘC TẤU KHÈN BẦU TUYỆT ĐỈNH - YouTube
-
Kèn Sona, Kèn Hát Văn, Kèn Bầu | Shopee Việt Nam
-
Khèn Bầu Của Người Phù Lá - Báo Yên Bái
-
NTO - Nghệ Nhân Khèn Bầu Chamaléa Thanh - Bao Ninh Thuan
-
Kèn Bầu - NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
“Khèn Bầu 6 ống” Của Người Ê Đê
-
Khèn Bầu Saenghwang Và Những Nhạc Phẩm Tiêu Biểu - KBS WORLD
-
Khèn Bầu - STT 019 - Nhạc Cụ Trần Trung - Chắp Cánh Tâm Hồn
-
NTO - Nghệ Nhân Khèn Bầu Kadá Phượng - Bao Ninh Thuan