Giúp Học Trò Ngân Mãi Tiếng Khèn Mông
Có thể bạn quan tâm
Các em học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Cán Chu Phìn biểu diễn tiết mục múa khèn Mông - Ảnh: HÀ THANH
Nhưng việc có nhiều học sinh người Mông không phải là lý do để có tiếng khèn ngân vang trong trường học nếu không có Câu lạc bộ Múa khèn Mông của trường được ra đời và bắt đầu hoạt động từ năm học 2013 - 2014 dưới tên đề án Đưa văn hóa truyền thống vào trường học.
Cô giáo Đinh Thị Thu Trang, giáo viên tổng phụ trách Đội, cho biết hiện tại Câu lạc bộ Múa khèn Mông của trường có khoảng 20 thành viên "cốt cán" là các em học sinh có năng khiếu tham gia.
Tham gia câu lạc bộ, các bạn nhỏ được tìm hiểu về lịch sử ra đời của chiếc khèn Mông, được học các điệu khèn của đồng bào dân tộc. Vào thứ ba hằng tuần, trường sẽ kết hợp với chính quyền địa phương mời các nghệ nhân dân gian đến truyền dạy cho các em học sinh, đồng thời mỗi tháng sẽ tổ chức sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm.
Em Thào Anh Dũng (11 tuổi) mới học khèn được hơn 1 tháng nhưng đã biết thổi khèn thành thạo. Không chỉ được truyền dạy ở trường, về nhà Dũng còn miệt mài tập luyện với các bác, các chú vì họ "thổi khèn rất hay, rất giỏi, đúng theo điệu nhạc". "Em mong sau này lớn lên sẽ trở thành người thổi khèn hay nhất" - Dũng nói.
Cùng gắn bó với câu lạc bộ 1 năm nay, em Vừ Đức Hải (học sinh lớp 5) đã sử dụng thuần thục chiếc khèn, trở thành người biểu diễn chính cho các tiết mục văn nghệ ở trường. "Em rất vui vì được học khèn, rất thích tham gia các buổi học văn hóa truyền thống.
Đây là những giờ học rất nhẹ nhàng, không chỉ được vui chơi, chúng em còn được hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống các dân tộc. Được học ở trường, khi về nhà em còn dạy lại các làn điệu, điệu khèn dân gian cho các bạn" - Hải chia sẻ.
Mong muốn bảo tồn, gìn giữ tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông, suốt nhiều năm qua nghệ nhân dân gian Vừ Mí Hờ đã trực tiếp truyền dạy cho các bạn nhỏ tại trường. Ông đã tận tình hướng dẫn, dạy cho con em từng động tác cầm khèn, luyện hơi, học các động tác múa khèn và điệu nhạc truyền thống của người Mông.
"Các lứa học trò của mình giờ đã lớn, đã biết thổi khèn cho đám hiếu hay các ngày lễ, tết. Mình mong các bạn nhỏ sẽ tiếp tục gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của cha ông, nhất là lưu giữ và bảo tồn tiếng khèn Mông" - ông Hờ tâm sự.
'Mong du khách đến Hà Giang không cho tiền trẻ nhỏ'TTO - Dẫn hình ảnh các em nhỏ bỏ học đứng ở các điểm du lịch để xin tiền, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đề nghị khách du lịch đến Hà Giang không cho tiền vì đây là hình ảnh rất phản cảm.
Từ khóa » Khèn Hay
-
Khèn - Biểu Tượng Văn Hóa Của Người Mông
-
Nghệ Nhân Già Thổi Khèn Mông Hay Nhất [ Hà Giang ] - YouTube
-
Phóng Sự: Tiếng Khèn Mông Trên Cao Nguyên đá Đồng Văn - YouTube
-
Khèn Của Người H'Mông ở Sapa (Lào Cai)
-
Tiếng Khèn Dân Tộc - Nhạc Nền Hay - Zing MP3
-
Giữ Tiếng Khèn Mông
-
Khèn Lá ơi, Hãy Tiễn Một Năm Truân Chuyên! - Tuổi Trẻ Online
-
Nghệ Thuật Múa Khèn Của Người Mông - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Tiếng Khèn Mông Trên Vùng Cao Xứ Nghệ - Tìm Kiếm
-
Nghệ Thuật Khèn Của Người Mông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lưu Giữ Và Phát Huy điệu Khèn Mông
-
Cái Lý Của Người Mông Qua điệu Khèn - Ủy Ban Dân Tộc
-
Hấp Dẫn Khèn Của đồng Bào Dân Tộc Mông Bắc Hà, Lào Cai