Khèn Của Người H'Mông ở Sapa (Lào Cai)

Mùa Thiên nhiên, trên rừng núi hay trong những cuộc rượu thâu đêm, trên nương rẫy hay trong giấc ngủ, những thiếu nữ H’Mông cũng nghe thấy tiếng khèn bạn tình dìu dặt mơ màng… “Đó là ngày xưa thôi, mùa thiên nhiên bây giờ, con trai trong bản không biết thổi khèn, mà rủ nhau đi chợ bên kia biên giới. Cái lý của người H’Mông ngày xưa là phải biết thổi khèn hay mới có bạn gái, nhưng bây giờ gái bản chỉ cần người lịch sự là đủ thôi mà!”.

Khèn là gì ?

Khèn là một loại nhạc cụ dùng miệng để thổi .Gỗ làm Tụ khèn không phải gỗ nào cũng làm được, phải lên rừng cách bản nửa ngày đường may ra mới tìm thấy. Trúc làm ống thì phải nhìn nắng để xem phơi nhiều hay ít để vừa đủ độ khô thì khèn mới kêu hay. Quan trọng nhất là khâu khoét lỗ cho lưới đồng rồi bịt lại bằng dây Lọc rừng thật chặt, thật khít, không được hở một ly. Độ cao thấp, vang ngân của khèn phụ thuộc vào việc chỉnh các lưới đồng, mỏng dày thế nào, to nhỏ ra sao.

khen-2

Khèn có gì đặc biệt

Chiếc khèn H'Mông (ảnh trên) phức tạp hơn và không phải ngẫu nhiên mà có được mặc dù cũng được làm từ cây cỏ hoang sơ. Khèn gồm có ba bộ phận: cán tức ống thổi, thân tức nơi để gắn đút các ống khèn và dĩ nhiên cuối cùng là ống khèn. Cán được làm bằng gỗ vót tròn, trên nhỏ dưới to, và ở đầu nhỏ quấn lá đồng làm đầu ống thổi, từ đây lui xuống chừng 40 - 60 centimét là chỗ thân khèn, được đục sáu lỗ chia làm ba hàng để đút sáu ống khèn là sáu đốt trúc ngắn dài khác nhau và cũng được đục lỗ đặt lưỡi gà tạo nên các âm vực, mỗi ống một âm vực, và các lỗ trên đó cũng góp phần giúp âm thanh được đa dạng.

>>>> Xem thêm ; Nhà trình tường ở Sapa có gì đặc biệt

Khèn được dùng khi nào

Mỗi lần đi chợ, nếu như con gái H’Mông thích sà vào những hàng bày bán váy xòe hoa, đồ trang sức diêm dúa thì con trai H’Mông lại bận bịu bên những sạp khèn. Chiếc khèn vừa đến tay, đã đem ra thổi thử, mọi người quây quanh và bỗng nhiên cả góc chợ náo nức như ngày hội, trong đó nhận thấy những ánh mắt liếc nhìn đắm đuối của những đôi bạn mới quen.

Ai là người thổi khèn

Trời phú cho con trai H’Mông có một sức khỏe phải nói rất dẻo dai, tráng kiện. Anh nào cũng có bộ ngực căng phồng giữ được nhiều hơi cho tiếng khèn không ngắt quãng, và đôi chân dẻo để có thể múa lượn điêu luyện trên mặt đất, khéo léo lắc lẻo trên những cây cọc xào lêu đêu và đôi bàn tay thì thật mềm mại đưa đẩy cho những ống khèn chao lượn tựa những cánh chim bay giữa trời xanh bao la.

khen-3

Không chỉ thổi khèn, con trai H’Mông còn múa khèn, động tác rất thành thạo gồm nhảy chéo chân, xoay quanh, vờn khèn, đi giật lùi, lăn lộn… ước chừng hơn 30 động tác. Đáp lại điệu múa khèn của các chàng trai, các cô gái cũng ngả những chiếc ô che trên đầu vào múa và hát cùng: “Vang vọng núi rừng tiếng khèn gọi bạn/Điệu múa khèn nghiêng ngả tán ô che”. Những lúc như vậy trời đất bỗng nhiên gần hơn, con người trở nên xinh đẹp hơn ngày thường.

>>>> Xem thêm ; SỐC Xe lôi chở khách du lịch ở miền tây

Khi còn bé, các em trai H’Mông đã phải biết thổi kèn (để sau này tìm vợ), kế đó để tham gia vào các dịp lễ tết hội hè của gia đình và thôn bản. Các em được người lớn dạy cho các bài căn bản gắn liền với dân ca, dân nhạc. Thế nhưng khi đã có vốn kiến thức kha khá, thanh niên tự do thoải mái sáng tác nhiều khi không tuân theo quy luật nào, các điệu nhạc bổng trầm chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, tình cảm và tính cách của người chơi. Người H’Mông ít khi chê trách người thổi khèn. Nếu thổi khèn hay thì cả xóm thương nhớ. Thổi chưa hay vẫn được yêu mến, được sự kính trọng của các em thơ nhỏ hơn khát khao thổi được như các anh.

Khèn là nét đặc trưng của văn hóa dân tộc

Con trai Mông đi đâu cũng mang theo chiếc khèn, và có thể thổi từ lúc đi cho tới lúc về, trên đường đi chơi cảm cảnh đẹp nảy sinh thi hứng thì rút chiếc khèn ra thổi, từ nhà tới chợ gặp bạn thân/ bạn gái, gặp đám cưới hay tang ma cũng thổi khèn, hội mùa xuân hội mùa hè, ngày chào mừng khách quý, sự kiện của bản làng, các trò chơi, các buổi trình diễn võ thuật… thì luôn có tiếng khèn góp vui. Chính bởi mục đích giao lưu tình cảm vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng nên ở đâu có khèn ở đó có hội họp vui tươi.

khen-1

Khèn được xem là vật tượng trưng cho tâm hồn, khát vọng, tình yêu và tuổi trẻ của người H'Mông. Đến chơi bản làng người Mông, chưa nghe khèn thì thôi, chứ đã nghe rồi, chắc chắn chẳng muốn về.

>>>> Xem thêm ; Xe xích lô có gì mà du khách lại thích đi vậy

Tags: văn hóa du lịch

Từ khóa » Khèn Hay