Giúp Mk Vs '' Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Sóc Của Sóc Sơn ...
Có thể bạn quan tâm
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
Ngoài ra còn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Khu di tích thờ Thánh Gióng gồm sáu công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu thánh Mẫu, nhà bia, khu hành lễ. Tương truyền nơi đây là điểm cuối cùng Thánh Gióng ngồi nghỉ, ngắm lại trời đất, xóm làm, quê hương rồi cưỡi ngựa bay về trời.
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.
Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/1 âm lịch. Lễ hội diễn ra tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Gióng – người đã có công dẹp giặc Ân. Trong cụm di tích Thánh Gióng thì đền Thượng là nơi thờ Gióng và cũng là nơi cử hành lễ hội
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Từ khóa » Thuyết Minh Lễ Hội đền Gióng Sóc Sơn
-
Thuyết Minh Về đền Gióng Sóc Sơn
-
Thuyết Minh Về Một Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Của Việt Nam (Lễ ...
-
Thuyết Minh Về Đền Gióng Sóc Sơn, Đền Sóc Và Hội Gióng Đền Sóc
-
Hội Gióng đền Sóc – Lưu Giữ Nhiều Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống
-
Top 10 Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Gióng Lớp 6 2022 - Học Tốt
-
TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG VÀ LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN
-
HỘI GIÓNG ĐỀN SÓC – VẾT TÍCH MỘT HUYỀN THOẠI
-
Tư Liệu Về Lễ Hội đền Gióng - Tài Liệu - 123doc
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Gióng, Di Sản Văn Hóa Hội ...
-
Tiểu Luận Lễ Hội Đền Gióng, Khai Thác Các Giá Trị Văn Hóa Của ...
-
Hội Gióng ở đền Phù Đổng Và đền Sóc - Cục Di Sản Văn Hóa
-
TOP 14 Bài Thuyết Minh Về Lễ Hội ở địa Phương Em - Văn 10
-
Viết Bài Thuyết Minh Về Lễ Hội Gióng - Ngữ Văn Lớp 6
-
Hội Gióng - Lễ Hội Tưởng Nhớ Vị Anh Hùng đánh Thắng Giặc Ân