Gợi ý Thực đơn Dinh Dưỡng Cả Tuần Cho Bà Bầu Kèm định Lượng

Bạn đang lăn tăn chưa biết nên ăn gì tốt cho em bé trong bụng. Ăn gì để đa dạng dinh dưỡng và định lượng ra sao. Hãy tham khảo thực đơn chi tiết cho cả tuần dành cho bà bầu từ procarevn.vn nhé.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cả tuần cho bà bầu kèm định lượng 1

Mục lục

  • Nhu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu
    • Giai đoạn 3 tháng đầu cần chú ý bổ sung Axit folic
    • Giai đoạn 3 tháng giữa cần quan tâm đến Canxi
    • Giai đoạn 3 tháng cuối cố gắng ăn cho đủ chất
  • Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bà bầu
    • Bổ sung thực phẩm tốt khi mang thai
    • Thực phẩm cần tránh khi mang thai
  • Lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu
  • Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cả tuần cho bà bầu
    • Thực đơn ngày thứ 2
    • Thực đơn ngày thứ 3
    • Thực đơn ngày thứ 4
    • Thực đơn ngày thứ 5
    • Thực đơn ngày thứ 6
    • Thực đơn ngày thứ 7
    • Thực đơn ngày chủ nhật

Nhu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu

Axit folic, sắt, canxi, vitamin D hay DHA… là những chất bạn cần bổ sung vào thời kỳ mang thai để tốt cho cả mẹ và thai nhi. Với từng giai đoạn sẽ có ưu tiên bổ sung khác nhau đôi chút. Cụ thể với 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kì được khuyến nghị bổ sung như sau:

Giai đoạn 3 tháng đầu cần chú ý bổ sung Axit folic

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn mà não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành về cấu trúc và chức năng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tập trung vào các dưỡng chất quan trọng như: axit folic, sắt…

  • Axit folic là dưỡng chất quan trọng, giúp ngăn ngừa các dị tật của ống thần kinh và rất tốt cho việc hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Bạn cần bổ sung ít nhất 600 microgam mỗi ngày trong thời kỳ mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. ☛ Xem chi tiết về việc: Bổ sung axit folic
  • Sắt rất cần thiết cho sự tạo máu, phát triển của các tế bào hồng cầu, mạch máu của thai nhi. Khi mang thai, bạn cần bổ sung gấp đôi lượng sắt, tức 27 miligam mỗi ngày.(Tham khảo chi tiết về: Hàm lượng sắt cho bà bầu)

Giai đoạn này mẹ bầu thường thường gặp phải tình trạng ốm nghén nên việc bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn uống không được như mong muốn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm viên uống tổng hợp để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Giai đoạn 3 tháng giữa cần quan tâm đến Canxi

Trong giai đoạn này, hệ thống thần kinh của thai nhi đã hình thành và bắt đầu làm việc. Đặc biệt, mẹ bầu cũng không còn bị ốm nghén như trước nữa nên việc bổ sung dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn.

Bắt đầu từ tuần thứ 20, bên cạnh các dưỡng chất khác, mẹ bầu cần chú ý đến việc bổ sung canxi đầy đủ để xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất cho thai nhi. Canxi là chìa khóa để giúp bé xây dựng hệ xương, răng, cơ và dây thần kinh chắc khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung 1.000 miligam canxi mỗi ngày.

☛ Tham khảo chi tiết về việc: Bổ sung canxi cho bà bầu

Ngoài ra, lượng dinh dưỡng bé cần lúc này có thể lớn gấp 2, thậm chí lớn gấp 3 lần so với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Lượng vi chất cần thiết theo đó cũng tăng lên cụ thể như sau:

  • Chất đạm: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp bé phát triển về thể chất.
  • Acid béo không no cần thiết (đặc biệt là DHA): Giúp phát triển trí não cho thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung 140 mg mỗi ngày.
  • Năng lượng: Cần thiết cho sự phát triển trí não và thể chất của thai nhi. Nhu cầu năng lượng ở giai đoạn này tăng thêm 360 kcal so với năng lượng mỗi ngày ở 3 tháng đầu.
  • Sắt và acid folic: Mẹ cần uống thêm 60mcg sắt và 400 mcg acid folic mỗi ngày.

Giai đoạn 3 tháng cuối cố gắng ăn cho đủ chất

Đây được xem là giai đoạn thần tốc giúp thai nhi phát triển nhanh chóng cả về trí não và kích thước. Do vậy, mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung canxi, sắt và Omega 3 (hỗ trợ phát triển trí não), vitamin D, vitamin C vào thời điểm này.

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bà bầu

Bổ sung thực phẩm tốt khi mang thai

Bổ sung thực phẩm tốt khi mang thai 1

Nên ăn đủ và đa dạng các loại thực phẩm để có nhiều loại vitamin khác nhau. Bạn cũng nên chia làm nhiều bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Một kế hoạch dinh dưỡng khi mang thai nên bao gồm bổ sung các chất từ cả thực vật và động vật như sau:

  • Lượng protein tối ưu, từ các nguồn thực vật và động vật, chẳng hạn như cá, thịt gà, trứng và đậu lăng.
  • Carbohydrate giàu chất xơ, từ các nguồn như yến mạch, khoai lang và trái cây
  • Chất béo lành mạnh, từ các nguồn như bơ, quả hạch, hạt, dầu ô liu và sữa chua.
  • DHA từ các loại cá như cá hồi, cá chép, cá quả…
  • Sắt có trong thịt nạc nhiều hơn, bạn có thể chọn thịt bò, thịt lợn và thịt gà ở những phần nạc thăn để có nhiều sắt nhất. Rau lá xanh đậm, trái cây khô hay ngũ cốc, các loại hạt đều có chứa sắt. Cần bổ sung sắt không chỉ từ động vật mà cả thực vật nữa.
  • Canxi có nhiều trong trứng, đậu nành và các chế phẩm từ sữa. Bạn nên uống sữa không đường, sữa chua không đường, hay sữa chua lên men giúp hấp thu tốt. Các loại cá có thể ăn cả xương như cá mòi, cá ruội khô.
  • Axit Folic có nhiều trong các loại rau như súp lơ, bắp cải, ớt chuông hay đậu nành.
  • Vitamin D có nhiều trong cá béo như cá hồi, cá thu, hay cá trích. Trứng và thịt đỏ cũng nhiều vitamin D.
  • Iot có nhiều trong các loại rong biển hay tảo.

☛ Xem đầy đủ: Phụ nữ mang thai nên ăn gì?

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Thực phẩm cần tránh khi mang thai 1

Bạn cần tránh các thực phẩm sau khi mang thai để tốt cho cả bạn và em bé

  • Rượu
  • Cafein
  • Thịt sống hoặc nấu chưa chín, tái
  • Hải sản loại có hàm lượng thủy ngân cao như tránh cá mập, cá kiếm và cá marlin, hoặc giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu tuyệt đối.
  • Đồ hộp có chất bảo quản cao
  • Thức ăn ôi thiu…

Lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu

Thực đơn cho bà bầu không chỉ cần ngon, sạch, mà cần phải đầy đủ dinh dưỡng nữa. Bạn cần chú ý những điều dưới đây nhé.

  • Lựa chọn những loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Đồ ăn cần lựa chọn những thực phẩm sạch, tươi ngon và được chế biến sạch sẽ.
  • Lựa chọn những loại quả tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Hạn chế bổ sung thường xuyên các loại quả có hàm lượng đường cao vì có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.
  • Nên ăn ít nhất 2-3 bữa cá một tuần.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Bổ sung các loại ngũ cốc vào thực đơn các bữa phụ vì đây cũng là nhóm thực phẩm giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng đáng kể.
  • Bạn nên chọn thịt nạc thay vì phần thịt có mỡ để có nhiều protein nhất.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu thực phẩm, giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các loại protein động vật và thực vật khác nhau, trái cây, ngũ cốc và rau trong khi mang thai.

Khác với quá trình bé chào đời sau này, bạn sẽ phải đấu tranh với việc cho con ăn như nào, và cả việc nôn trớ, biếng ăn…. Quá trình mang bầu là bé hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn từ mẹ. Chính vì thế mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đầy nhất.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cả tuần cho bà bầu

Hãy cùng xem thực đơn chia cho cả tuần đầy đủ mỗi ngày 3 bữa chính và 3 bữa phụ nhé.

Thực đơn ngày thứ 2

Với các nguyên liệu chính là thịt bò, tôm và chút thịt gà bạn có thể chế biến thành nhiều món cho các bữa ăn ngày thứ 2 đầu tuần của bạn như sau:

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Phở gà Tráng miệng: Lựu 1 quả Bánh phở 100g Thịt gà: 30 g
Bữa phụ- 9h Một chút bánh ngọt Một cốc sữa tươi không đường 50g bánh 200ml sữa
Bữa trưa -12h 2 bát cơm Thịt bò kho sả, Rau muống luộc, Tráng miệng: cam 1 quả Thịt bò: 100g Rau muống: 200g
Bữa phụ – 15h 1 bát cháo thịt nạc Gạo: 1 nắm, thịt nạc:30g
Bữa tối -18h 2 bát cơm Đậu phụ rán Tôm rang Trứng ốp lết Bắp cải xào – 200g Tráng miệng: Chuối tiêu 1 quả Đậu phụ 1 miếng Trứng gà 1 quả Tôm: 300g Bắp cải 200g
Bữa đêm- 21h Một cốc sữa tươi không đường 200ml sữa

Thực đơn ngày thứ 3

Với ngày thứ 3 nguyên liệu chính là sườn, tôm cùng cá quả bạn có thể chế biến các món đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu như sau:

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Bánh đa thịt nạc Tráng miệng: quýt ngọt 1 quả Bánh đa khô: 70g Thịt nạc vai: 30g
Bữa phụ- 9h Một chút bánh ngọt Một cốc sữa tươi không đường 50g bánh 200ml sữa
Bữa trưa -12h 2 bát cơm Sườn nấu su hào Tôm rang Tráng miệng: Táo ngọt 1 quả Sườn thăn: 200gSu hào: 200g Cà rốt: 50gTôm 200g
Bữa phụ – 15h Súp thịt gà Khoai tây: 200g Thịt gà: 30g Rau lá: 50g
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Cá quả rán sốt cà chua Thịt nạc rim Rau cải luộc Cá quả: 100g Cà chua: 100g Thịt nạc: 30g Rau cải: 200g
Bữa đêm- 21h Một cốc sữa tươi không đường 200ml sữa

Thực đơn ngày thứ 4

Ngày thứ 4 bạn có thể chuyển món thịt gà và cá trê kho nghệ. Bạn tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu bên dưới nhé.

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Xôi ruốc Tráng miệng: Dưa hấu 1 miếng 200g Gạo nếp: 70g Ruốc: 10g
Bữa phụ- 9h Ngũ cốc nguyên hạt pha cùng sữa tươi không đường 100g ngũ cốc nguyên hạt 200ml sữa
Bữa trưa -12h Cơm 2 bát Cá trê kho nghệ Rau cải ngọt luộc Trứng ốp lết 1 quả Tráng miệng: Hồng xiêm Cá trê: 200g Rau cải ngọt: 200g
Bữa phụ – 15h Súp tôm Khoai tây: 200g tôm bóc nón: 30g Rau lá: 50g
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Thịt gà luộc Giá đỗ xào thịt bò Canh rau ngót nước luộc thịt gà Tráng miệng: Thanh long 1 miếng 200g Thịt gà cả xương: 200g Giá đỗ: 200g Thịt bò: 30g Rau ngót: 200g
Bữa đêm- 21h Một cốc sữa tươi không đường  200ml sữa

Thực đơn ngày thứ 5

Ớt chuông giàu vitamin C và kali, bạn hãy thử đổi món với ớt chuông xào thịt bò vào ngày thứ 5 này nhé.

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Bún riêu cua Bún:200g Riêu cua:100g
Bữa phụ- 9h Trái cây sấy khô hay hạt óc chó Một cốc sữa tươi không đường 50g trái cây khô 200ml sữa
Bữa trưa -12h 2 bát cơm Thịt bò xào ớt chuông xanh Đậu phụ 1 bìa Ớt chuông: 200g Thịt bò: 100g
Bữa phụ – 15h Khoai lang 200g
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Thịt nạc kho Rau muống luộc sấu Tráng miệng: Lựu 1 quả Thịt nạc: 200g Rau 200g
Bữa đêm- 21h Một cốc sữa tươi không đường  200ml sữa

Thực đơn ngày thứ 6

Đổi món với thịt bò và canh riêu cua cho menu ngày thứ 6 như sau:

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Phở bò Tráng miệng: Bánh phở 200g Thịt bò 30g
Bữa phụ- 9h Sữa hạt hoặc sữa ngô 50g hạt các loại(đỗ đen, đỗ xanh, hạt điều, hay ngô) 200ml sữa
Bữa trưa -12h Cơm 2 bát Thịt bò kho xả Rau muống luộc Tráng miệng: Cam 1 quả Thịt bò 100g Rau muống: 200g
Bữa phụ – 15h Hoa quả 200g
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Canh mùng tơi riêu cua Đậu phụ rán Trứng ốp lết Ngọn su su xào tỏi Riêu cua: 200g Đậu phụ 1 bìa Trứng gà ta 1 quả Ngọn su su: 200g
Bữa đêm- 21h Một cốc sữa tươi không đường  200ml sữa

Thực đơn ngày thứ 7

Cuối tuần bạn có thể tận hưởng bữa cơm với nhiều thời gian rảnh hơn cùng gia đình. Gợi y cho bạn món ăn làm hơi cầu kì một chút. Mất thời gian hơn nhưng đổi lại dinh dưỡng rất đáng

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Bánh cuốn 200g
Bữa phụ- 9h Một chút bánh ngọt Một cốc sữa tươi không đường 50g bánh 200ml sữa
Bữa trưa -12h Cơm 2 bát Thịt bò sốt vang Rau Tráng miệng: Bưởi da xanh 200g Thịt bò: 200g
Bữa phụ – 15h Sữa chua
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Sườn xào chua ngọt Rau củ quả luộc Tráng miệng: Nho 200g Sườn: 300g Cà rốt, su hào, su su: 300g
Bữa đêm- 21h Súp ngô Ngô ngọt: 200g Thịt gà: 30g

Thực đơn ngày chủ nhật

Với ngày chủ nhật, cá hồi đầy dinh dưỡng được cho vào thực đơn giúp

Bữa ăn Món Định lượng
Bữa sáng – 6h Xôi thịt kho Gạo nếp 70g Thịt ba chỉ: 20g
Bữa phụ- 9h Một chút bánh ngọt Một cốc sữa tươi không đường 50g bánh 200ml sữa
Bữa trưa -12h Cơm 2 bát Cá hồi sốt cà chua Rau cải thảo luộc chấm mắm Trứng luộc Tráng miệng: Xoài 200g Cá hồi 200 g Rau cải thảo: 200g Trứng gà ta: 1 quả
Bữa phụ – 15h Sinh tố bơ không đường 200g bơ
Bữa tối -18h Cơm 2 bát Thịt rang cháy cạnh Canh chua nấu ngao Tráng miệng: Roi 2-3 quả Thịt ba nạc: 200g Ngao: 200g Rau lá: 100g
Bữa đêm- 21h Súp ngô  Ngô ngọt: 200g Tôm bóc nõn: 30g

Và một lưu ý nữa các khi mang thai bạn cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chỉ bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm là không đủ. Bạn cần uống vitamin tổng hợp trước, trong và sau khi mang thai để hỗ trợ sức khỏe và đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Từ khóa » Các Món ăn Ngon Hàng Ngày Cho Bà Bầu