"Guốc Mộc" Vẻ Đẹp Mộc Mạc Duyên Dáng Của Người Phụ Nữ Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Đôi guốc mộc nhỏ bé là một vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống của người Việt Nam. Cũng như áo dài và nón lá, đôi guốc mộc bé nhỏ, đơn sơ là thế mà đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc, tạo nên một vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.Song song hai chiếc thuyền tìnhĐầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàngMột chiếc em chở năm chàngHai chiếc em chở mười chàng ra đi Trách người quân tử lỗi nghìĂn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em!Nguồn gốc và sự độc đáo của guốc mộc ViệtKhó có thể định rõ mốc ra đời cũng như chủ nhân đã sáng tạo nên di sản văn hóa giản dị, mộc mạc này nhưng chắc đó là sản phẩm văn hóa do người Việt sáng tạo nên từ rất xa xưa. Truyền thuyết dân gian “Chín chúa tranh ngôi” của Cao Bằng hay sách cổ Giao Châu ký của Trung Quốc (thế kỷ III) đã nhắc đến đôi guốc.Trước khi có các loại giày, dép bằng nhựa, bằng da như hiện nay, người Việt thường dùng tre, gỗ để làm guốc đi. Hình ảnh áo the, khăn xếp, đôi guốc mộc đã thành quen thuộc với người dân Việt. Vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi dự hội hay vào đám thường đi guốc gộc tre, còn trong nhà thì đi guốc gỗ mũi cong, quai tết bằng mây.Từ đôi guốc bằng gộc tre, quai mây cốt để bảo vệ đôi chân khỏi mưa nắng thuở ban sơ, đến các loại bằng gỗ trong vườn nhà như de, mỡ, dàng dàng rồi mít, tràm, cao su, xoan, thông… những người thợ tài hoa đã không ngừng cải tiến về kiểu dáng và chất liệu để đôi guốc ngày càng bền hơn, gọn và có tính thẩm mỹ hơn.Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi cao su và để có được một chiếc guốc hoàn chỉnh, đôi bàn tay của người thợ phải rất kỳ công, từ khâu cưa lộn mặt để ra hình thù chiếc guốc đến xử lý gỗ, tiếp đó là chà nhám, sơn, đánh bóng, vẽ, đế, quai...Guốc mộc cấu tạo đơn giản, bất cứ ai, dù hoàn cảnh nào đều có thể lựa cho mình một đôi guốc phù hợp. Người nghèo đi guốc gỗ xoan, mỡ, dàng dàng mộc mạc với một chiếc quai bằng da trâu vắt từ bên này qua bên kia và thân guốc chỉ được đẽo đơn giản cho vừa bàn chân. Những bậc giàu sang quyền quý thì guốc không đơn thuần chỉ là vật dụng để bảo vệ đôi chân mà nó thực sự trở thành một thứ phục trang để tôn thêm phong cách, biểu đạt gu thẩm mỹ của chủ nhân. Họ thường dùng guốc gỗ mít, gỗ tràm hương hay gỗ thông có sơn son thếp vàng, khảm trai, bịt quai gấm, đế lót cao su mỏng để bước đi thêm quý phái, thanh cảnh...Lộc cộc khắp ngõ dưới làng trên, đôi guốc mộc đã thành một dấu ấn thiêng liêng khó phai mờ trong tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt. Từ tiếng guốc loẹt quẹt của mấy cụ già mắt kém; tiếng guốc khua chẵn nhịp, đĩnh đạc của ông đồ; đến tiếng thả bước lách cách, thẹn thùng của các chị, các cô rồi tiếng guốc vang rộn ràng, huyên náo của lũ trẻ hiếu động... tất cả tạo nên hơi thở thân quen của cuộc sống làng quê tự bao đời.Từ truyền thống đến hiện đạiTừ cuối thế kỷ XIX, guốc mộc mới trở nên thịnh hành và bắt đầu có những thay đổi rả nệt về kiểu dáng và chất liệu. Đôi guốc mộc đã được gọt đẽo thanh thoát hơn bởi những người thợ tài hoa. Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi cao su, đế đệm miếng cao su mỏng nên bước chân của chị em êm ái, mơ màng hơn. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những đôi guốc sơn màu sắc sặc sỡ, nhất là dành cho phụ nữ và phải đến sau năm 1975, guốc mộc thực sự bước vào một cuộc cách mạng về kiểu dáng và chất liệu, khẳng định là thời trang ưu ái cho phái đẹp, cùng với váy áo. Guốc mộc đã vượt qua khuôn khổ của “mộc” và sự đơn điệu về kiểu dáng với sự xuất hiện của chất liệu nhựa…Từ sản phẩm “tự cung tự cấp” đến sản phẩm hàng hóa, đôi guốc mộc đã đi một bước dài trong lịch sử, kéo theo sự ra đời của nghề làm guốc, nổi tiếng với làng nghề Bình Nhâm (Thuận An, Bình Dương), Làng Đơ Đồng (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), Kẻ Đày (Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội). Đôi guốc bé nhỏ là thế nhưng là sự hội tụ tinh hoa của các làng nghề mộc, sơn mài, tơ lụa, đính hạt thêu tay… Đôi bàn chân chị em lung linh, được nâng niu hơn vì sự biến đổi linh hoạt của guốc.Bước sang thế kỷ XXI, guốc lên ngôi với sự bùng nổ về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu. Quy trình sản xuất guốc là thiết kế mẫu với độ dốc như thế nào để đảm bảo đường cong mặt guốc phù hợp với phần lõm của lòng bàn chân, trọng lực hợp lý không làm tổn hại đến cột sống và còn có thể mát – xa các huyệt đạo của người mang guốc. Quai thì đủ loại, từ loại đơn đến quai kép hoặc xỏ ngón, đủ hình dạng, màu sắc và chất liệu, từ nhựa, simili đến nhung, vải, ni lông, thêu và đính cườm, cẩn đá, chạm bạc... Guốc đã đi gần đến với xăng đan và giày khi có thêm quai hậu. Dáng guốc đa dạng với mũi vuông, nhọn, tù...; đế thì đủ hình đủ dạng, đặc hay rỗng, eo hay thóp nhưng thường là gót rời, từ thấp đến cao. Vui hơn nữa, guốc mộc Việt đã hội nhập với thời trang thế giới, tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường nên mẫu mã phong phú, đẹp hơn, nhất là đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.Duyên thầm guốc mộcCùng với việc sản xuất là văn hóa dùng guốc mộc với sự in dấu đầy kiêu hãnh của guốc trong các loại hình nghệ thuật, thơ ca, hội họa, trong ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ và quê hương của biết bao thế hệ người Việt. Đôi guốc đã làm cho chị em nữ tính hơn, duyên dáng hơn bởi khi đi guốc, phải nhẹ nhàng, khéo léo, không thể vội vàng hấp tấp, không thể cẩu thả lê quẹt. Bỏ đôi dép lê trong nhà, lau đôi bàn chân trắng xinh chỉn chu đầu tóc, trang phục, chị em điệu đà nhiều hơn với guốc mộc. Guốc mộc ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại nên cũng thuận tiện hơn cho việc chọn lựa khi mặc các loại trang phục khác nhau của các cô, các chị hay quý bà hôm nay.Từ làng quê, guốc mộc Việt đã lên ngôi với sự hiện diện trên khắp các nẻo đường, trên các sàn diễn thời trang, trong túi quà của người xa xứ. Cùng với áo dài, nón lá, guốc mộc Việt, từ cổ đến kim đã tạo nên vẻ đẹp rất Việt của phái đẹp, cái đẹp của sự dịu dàng, duyên dáng, nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt, mà cả ở sự cảm nhận.Đôi guốc là một vật dụng gắn với sinh hoạt của người Việt đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc. Có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việc sản xuất guốc) đã bị lắng xuống và tưởng chừng sẽ ngày càng mai một đi. Đáng mừng thay sự phục hưng của đôi guốc những năm gần đây chứng tỏ quan niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những vật dụng giản dị của lớp trẻ ngày nay. Hoài Thu Lời Buồn Guốc Mộcchiều qua, gặp ai trên phốngỡ em tình thuở ban đầutừ thời ngồi nghe guốc gõnhịp buồn như lời mưa ngâuchiều nay vẫn lời guốc ấynhẹ vang góc phố quê ngườimột thoáng ai nhìn gởi lạimà đời vui như nụ cườilang thang đi về cuối phốthì thầm guốc mộc ngày xưavọng âm lời tình hẹn hứatan trường mỗi bữa đón đưabài thơ của ngày xưa ấyanh còn nhớ mãi đến naymỗi khi nghe lời guốc gõbâng khuâng nỗi nhớ em đầy!Cao Nguyên Lộc Cộc Guốc Mộc Làng Yên Cách trung tâm Hà Nội không xa, từ trên dải đê uốn lượn ôm dọc dài dòng chảy của con sông Hồng, làng Yên Xá nằm yên bình dưới đó với những cánh đồng lúa chạy dài xanh mướt. Là một làng ngoại thành Hà Nội thuộc xã ven đô Tân Triều (Thanh Trì), Yên Xá nổi tiếng với rất nhiều nghề truyền thống như nghề dệt, nghề tơ sợi, trong đó nghề làm guốc mộc đã giúp Yên Xá trở thành thương hiệu làng nghề... một thời quá vãng...Tìm lại một tiếng guốc!Theo tư liệu lịch sử còn lưu giữ tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam thì đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: “Triệu Ẩu khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch” (Sách Giao Châu ký). Ở nông thôn, đôi guốc là người bạn đồng hành của họ mỗi khi ra đường bất kể đó là phụ nữ hay đàn ông. Đặc biệt khi đi dự hội hè đình đám họ thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại. Vào những năm 1950- 1960, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng tức Yên Xá (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về số nhà 12 phố Hàng Gà, hay về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa, sau đó mới đem đi bán. Chúng tôi đến làng Yên Xá trong tiết trời cuối thu dìu dịu. Nơi từng một thời được coi là “kinh đô guốc mộc” đến bây giờ nghề ấy chỉ còn lại trong trí nhớ mang máng của các cụ cao niên khiến nhiều người không khỏi ngơ ngác, nuối tiếc vì sự biến mất của làng nghề này. Cụ bà Lê Thị Chuẩn đã ở làng đến nay đã ba đời, khi chúng tôi hỏi về làng nghề, cụ bà trả lời với vẻ luyến tiếc: “Giờ những gia đình trong làng Yên Xá này còn giữ nghề làm guốc chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Thanh niên bây giờ phần lớn đi làm ngoài hoặc vào làm ở các khu công nghiệp. Chẳng mấy ai thiết tha với nghiệp guốc nữa”. Bà nói tiếp: “chẳng bù cho thời gian cách đây vài chục năm hầu như tất cả các gia đình trong ngôi làng Yên Xá nhỏ này đều làm guốc. Giai đoạn phát triển thịnh nhất của làng nghề là thời kì những năm 1980 đến 1985 với loại guốc 5 phân và 7 phân. Sản phẩm ngày xưa do làng làm ra thường đóng một triện hình con voi lên đôi guốc. Người buôn đến đặt và lấy hàng nhiều lắm xe ô tô đến chở hàng đỗ kín đường làng. Trước cổng mỗi gia đình, củi, gỗ phế phẩm từ việc làm guốc chất thành đống lớn. Bây giờ thì vắng teo.”Quả thật bây giờ dù có đi sâu vào trong khu làng, căng tai cũng khó nghe được những tiếng lách cách, lộc cộc thứ âm thanh quen thuộc phát ra từ những dụng cụ chế tác guốc. Tìm đến với gia đình nghệ nhân Trương Công Đức, một trong số hiếm hoi những gia đình trong làng Yên Xá còn theo đuổi nghiệp guốc. Thật bất ngờ khi được biết, anh Đức chính là nghệ nhân bàn tay Bạc chế tác ra đôi guốc lớn nhất Việt Nam. Trong câu chuyện bên bàn chè trước hiên nhà nghệ nhân Trương Công Đức đã trải lòng cùng chúng tôi về nghiệp guốc ở làng. Gia đình anh đã có truyền thống ba đời làm nghề guốc. Từ đời ông truyền lại đến đời bố và anh lại kế thừa cái nghiệp của tổ tiên để lại. Anh nói: “Nghề này đòi hỏi phải khéo tay, có con mắt nghệ thuật tinh tế mới làm được chú ạ!” Các công đoạn để làm một đôi guốc không khó lắm nhưng cái khó là ở chỗ một tay thợ chế guốc khéo phải làm sao từ một thanh gỗ, thậm chí từ nhiều mẩu gỗ với kích cỡ khác nhau, phải “vuốt” ra một đôi guốc cân xứng, ưa mắt. Chúng tôi thường đùa làm nghề chế guốc mộc thì phải luôn “đẻ” ra các cặp “song sinh”. Guốc có chiếc trái, chiếc phải nhưng khi đã hợp lại thành đôi, guốc phải chiều được đôi chân người đi. Đôi guốc hay là người đi nó phải có được cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và thoáng. Cấm kị nhất là đôi guốc làm ra khi đi đọng lại mồ hôi chân trên bề mặt guốc. Muốn vậy người thợ phải chọn lựa loại gỗ đã được ngâm, phơi kỹ càng. Cũng theo anh Đức trước đây nghề làm guốc được gia công chủ yếu bằng tay sau này phần lớn các công đoạn từ “pha gỗ”; “vuốt gỗ” được làm bằng máy. Riêng gia đình anh làm hơn 200 loại guốc khác nhau với đủ loại gỗ. Hiện tại gia đình anh làm cả loại guốc đẳng cấp chế tác từ gỗ pơ mu. Nhờ bàn tay khéo léo mỗi ngày anh làm được khoảng 30 đôi guốc, sau này chuyển sang dùng máy mỗi ngày anh làm ra khoảng 300 đôi. Đến bây giờ có thể nói gia đình anh giữ nghề và phát huy nghề một cách trọn vẹn và quy mô lớn nhất cả làng.Guốc mộc đi đâu, về đâu?Rời nhà nghệ nhân Trương Công Đức, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Hùng Cường cũng trong số ít còn chế tác guốc mộc. Tại xưởng sản xuất nhà anh Cường những đôi guốc chưa thành phẩm và gỗ nguyên liệu chất đầy hiên nhà. Anh Cường cho biết: “Không giống như nhiều gia đình trong làng Yên Xá có truyền thống làm nghề guốc mộc cha truyền con nối, nhà anh chưa làm nghề này bao giờ. Tuy nhiên sống trên đất làng nghề khiến nghề guốc bén duyên với mình. Anh đã học hỏi những tiền bối trong làng, nhờ sự khéo léo, sáng tạo dần dà anh cũng trở thành một thợ làm guốc chuyên nghiệp.” Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng của mình, anh Cường kể: “Để làm ra đôi guốc phải mất rất nhiều công đoạn.Từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ, tiếp đến là công đoạn mài thô, sau khi mài thô ta sẽ định hình được hình dạng của chiếc guốc. Tiếp đến là công đoạn mài bóng, mài nhẵn và phun sơn”. Vừa chế tác chiếc guốc trên tay, anh vừa vui vẻ nói tiếp: “Sau khi sơn khô thì đóng đế và đóng quai, thế là chiếc guốc đã có thể đưa ra ngoài thị trường. Bây giờ các sản phẩm đều dùng sơn công nghiệp thay cho phương pháp sấy bằng diêm sinh ngày xưa”. Nguyên liệu đầu vào cũng được các nghệ nhân lựa chọn rất kỹ. Để làm ra đôi guốc bền, đẹp và nhẹ thì phải dùng nguyên liệu là những loại gỗ như xoan, thông, mít, bồ đề được nhập từ Hòa Bình, Thái Nguyên. Tuy vậy, anh cường không giấu sự ngậm ngùi: “Bây giờ người ta đi guốc nhựa, guốc xốp nhiều, làm guốc mộc thì không đủ trang trải cho cuộc sống. Mọi người đều phải chuyển sang làm nghề khác hoặc kinh doanh, buôn bán”.Hiện nay còn một số ít hộ như gia đình anh Cường còn duy trì được nghề nhưng cũng phải vừa làm guốc mộc vừa làm guốc xốp. Làm guốc bằng xốp là chính vì hiệu quả kinh tế cao hơn, còn guốc mộc làm ra không tiêu thụ được. Bây giờ sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc và những sản phẩm từ Sài Gòn bán ra thị trường nhiều, giá rẻ nên guốc mộc khó bán. “Do giá thành cao, mẫu mã của các sản phẩm nước ngoài đa dạng hơn, bên cạnh đó nguồn nguyên liệu để làm sản phẩm khan hiếm hơn. Giờ vẫn có người làm nhưng chỉ làm thủ công để dùng trong nhà”, anh Cường cho biết..Khi được hỏi về việc khôi phục và định hướng phát triển làng nghề, trưởng thôn Yên Xá nói: “Rất muốn khôi phục làng nghề nhưng cũng khó lắm. Bây giờ chẳng mấy ai thiết tha với làm guốc bởi ngày công lao động thấp, sản phẩm làm ra bán rẻ, không ai mua. Bây giờ nhiều nhà chỉ đợi được đền bù đất nông nghiệp khi các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng. Có được ít vốn họ tìm đến với việc buôn bán kinh doanh mặt hàng khác để sinh nhai.” Chúng tôi cảm thấy nao lòng trước viễn cảnh cả làng nghề rồi đây sẽ trở thành một công trường xây dựng với ùn ùn xe tải chở đất đá san lấp mặt bằng trên những cánh đồng lúa để dựng lên các khu công nghiệp. Và vô tình lấp luôn một làng nghề truyền thống. Tiếng lộc cộc guốc mộc chỉ còn là những âm thanh dĩ vãng một thời. Áo Tơ! Guốc MộcO mang guốc mộc đi đâuÁo tơ trắng quá! Chở sầu trao tôiChợ xuân bên ấy mở rồiNhớ mua chậu cúc đơm trồi, vàng hoaNgày xuân nụ nở thơm nhàHương lan thơm tóc, thơm tà trước sauCho thơ tôi chữ đan nhauCho hồn tôi đắm má đào nghe OCố Quận Guốc Gỗ Ơi!Guốc gỗ ơi!Cứ khõ vào tôi nhéĐể quay nhìn mướt mát tuổi học sinhNhớ hành lang trưalộp cộpdựng tim mìnhChân líu quíu?Bóng áo dài thoáng qua cửa sổNhững đầu ngón tayĐã dập bầm trên đôi guốc gỗChẳng có gì…chỉ một cánh phượng rơiMiệng xuýt xoaVà ai đó đứng cườiCó định nghĩa gì hơn là hạnh phúcGiừa đường vắngNắng trưaGiờ tan họcMồ hôi ơi, sao lại chỉ một mìnhLuống cuống, ngại ngùngHai mắt rưng rưngTôi xin được cầm tù trong mắt ấyDũng cảm có thừaMà đôi chân cứ run đến vậyGiả tảng ngó lơ?Để người ta khỏi thẹn thùngMiệng ngậm bùn chẳng biết nói gì hơnAi cứ đứng, cứ ngồiThương dễ sợ!Cho tôi về tháng Năm nhặt màu phượng đỏTrên hành lang còn dấu cỏ lặng thinhTiếng guốc ai cứ xói giữa tim mình.Huỳnh Văn Mười Tiếng Guốc Gỗ Thỉnh thoảng tôi mới về quê, thăm bên nội, bên ngoại và bà con chòm xóm. Mỗi lần về quê là mỗi lần được tận hưởng không khí chân tình, ấm áp, nhớ làm sao. Như chợt thấy tuổi thơ trong veo hiện về trong ký ức, rằng ngày xưa thế này, thế kia… Nhớ đến nao lòng…Năm nay thời tiết thất thường. Ở miền Trung quê tôi, hết tháng Giêng, ra tháng Hai rồi mà chỉ được mươi hôm nắng, còn lại, toàn những ngày mưa rả rích và trời lạnh lắm. Từ dạo Tết đến giờ, tôi mới về lại quê nhà. Những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt đồng hiện ra, xa xa cò trắng bay chấp chới. Chủ Nhật, sẵn dịp có hai đứa nhỏ được nghỉ học, tôi đưa cháu về thăm ông bà. Chỉ mới đi trên đường rẽ vào ngoại, hai đứa nhỏ thích lắm, giơ tay chỉ hết cái này đến cái khác, rồi trầm trồ đủ thứ, rằng sao ở quê cái gì cũng đáng yêu hết, mẹ nhỉ? Tôi mỉm cười, rằng các con cũng đáng yêu như thế đó.Tôi tắt máy xe từ ngoài cổng, chợt nghe tiếng guốc gỗ gõ vào nên sân gạch vang lên những âm thanh giòn giã. Mẹ tôi đã mừng rỡ chạy ra dang tay ôm chầm hai đứa cháu ngoại vào lòng. Thú thực, tôi tự nhiên lặng người đi, bần thần bởi âm thanh tiếng guốc gõ kia ám ảnh; va, như bị “thôi miên”, tôi trở về với những tháng ngày thơ ấu, như chạm đến sâu trong thẳm tâm hồn tôi về kỷ niệm ngọt ngào êm đềm…Còn nhớ, con đường làng dẫn tôi và chúng bạn đồng lứa đến trường ngày nào cũng vang vọng tiếng guốc trẻ con đi học. Thường cha mẹ đứa nào cũng mua hoặc tự đẽo gọt cho con, nhất là con gái, một đôi guốc mộc đơn sơ. Tôi nhớ một buổi trưa đi học về, cha tôi nhễ nhại mồ hôi vừa “hoàn thành” đôi guốc gỗ cho tôi, ba bảo tôi ướm thử, xem có vừa vặn không và có thích đôi quai guốc không? Ba bảo ba đẽo gọt từ cây gỗ xoan đó, loại mang nhẹ và nếu rửa chân ướt thì guốc cũng mau khô, mát đôi chân. Ba tôi khéo tay lắm, ba cần mẫn đẽo gọt cẩn thận sao cho mỗi chiếc guốc đều có độ cong, nhìn thật duyên dáng, mặc dù chỉ được làm ra từ gỗ mộc đơn sơ. Rồi ba bào đến bóng láng, lại đóng quai cho từng đôi guốc và còn đóng thêm vào đế guốc một lớp cao su để đi dễ dàng hơn.Ba kỳ công đục đẽo, bào vuốt cẩn thận từng đôi guốc cho bà, cho mẹ, cho tôi và cả cho chị Hai nữa, sao cho mỗi đôi guốc đều vừa khít đôi bàn chân của người dùng; cả chiếc quai vắt từ bên này qua bên kia cũng được tính toán để ôm chặt lấy mu bàn chân. Còn nhớ ban đầu, đi đôi guốc ấy hơi gượng gạo, trật lên chật xuống nhưng cũng quen dần. Và âm thanh tiếng guốc vang lên trong suốt những năm tháng tuổi thơ tôi, bên mẹ bên chị yêu dấu. Trên nền sân gạch trong nhà ngoài hiên, môi ngày tiếng guốc gõ vang lên nhịp nhàng, như sự đoàn tụ ấm cúng của gia đình tôi trong thời thời tuổi thơ tôi đã qua đi. Riêng tôi, tiếng guốc gỗ của tôi đã theo chân ba, chân mẹ vào lớp học trường làng ngày nào, rồi có lúc ríu ran theo chị ra đứng đầu ngõ đợi mẹ, đợi bà đi chợ về… Tiếng guốc gỗ ấy, gợi lên trong tôi biết bao kỷ niệm thiêng liêng gắn với quê nhà.Chao ôi! Bây giờ tiếng guốc gỗ bình thường ấy lại vang lên trong lòng tôi, tôi trở về hồi ức tháng ngày đã qua, nhớ cả một vùng quê, một ký ức xa xưa chợt về. Tôi thắp nén nhang lên bàn thơ ba, ba không còn nữa nhưng còn đó đôi guốc mẹ đang mang đến độ cũ mòn. Tôi về lại đây, trong ngôi nhà ba gian cổ kính, đầy ắp thời tuổi thơ nơi chị em tôi lớn lên trong tình yêu thương của ba mẹ. Không gian thanh tĩnh, tất cả như trầm mặc, lặng lẽ… để tôi có thể cảm nhận những tiếng guốc gỗ vang lên từ bước chân của mẹ, như những nốt nhạc ngân lên từ từ cho tôi nghe rõ dần nhịp điệu thời gian, tôi như thấy hiện lên hình ảnh ba ngày nào nhẫn nại, chăm chút cho mọi người trong gia đình từ bất cứ việc gì.Tiếng guốc gỗ ấy… bây giờ là cả một vùng ký ức xa xăm, là một chứng nhân của thời gian, là mạch sống… trong tâm tưởng tôi. Tôi ngước nhìn lên di ảnh cha, và thầm kêu thảng thốt trong lòng hai tiếng “Cha ơi…!”. Thảo Nguyên
Mùa Xuân Và Chiếc Guốc
Guốc không phải của anhGuốc là của con gáiMùa xuân em mang tớiLàm xôn xao thềm nhà
Anh sợ chiếc guốc giàNên chở ra vườn trẻTụi mình như đứa béKhi bước vào sân chơi
Guốc là của một ngườiSân chơi dành đôi lứaNếu không có mùa xuânThềm anh, ai gõ cửa?
Ai xôn xao đầu ngõAi nhịp gót rộn ràng?Xin cảm ơn đôi guốcYếu lòng người không mang!Bùi Chí Vinh
Từ khóa » Hình ảnh đôi Guốc Mộc
-
Đôi Guốc Việt | Tạp Chí Du Lịch
-
Một Thời Guốc Mộc Yên Xá - Hànộimới
-
Guốc Mộc - Nét đẹp Trong Hành Trang Văn Hóa Dân Tộc - Tôi Tái Sinh
-
Check In Việt Nam (P.13): Vẻ đẹp Mộc Mạc Của đôi “Guốc Mộc” Việt ...
-
Guốc Mộc Ngày Xưa...
-
Guốc Mộc – Vẻ đẹp Mộc Mạc, Duyên Dáng Của Người Phụ Nữ Việt ...
-
Pha Nét Hiện đại Vào đôi Guốc Truyền Thống - Báo Thanh Niên
-
Tiếng Guốc Mộc... - Báo Công An Đà Nẵng
-
Guốc Mộc Bình Dương Qua Góc Nhìn Lịch Sử-văn Hóa
-
Những đôi Guốc Mộc Mang Hai Chữ "Saigon" đi Khắp Thế Giới
-
GUỐC - Bảo Tồn Và Phát Huy
-
Thong Dong Guốc Mộc - Báo Phụ Nữ
-
Để Cho đôi Guốc Mộc Sống đời Dài Thêm - PLO