Hà Giang - Phần 10.

Hà Giang - Phần 10.

<< < (4/120) > >>

khanhhuyen: Trích dẫn từ: ducduynguyen trong 15 Tháng Sáu, 2013, 07:11:55 pmChao bac KH@Do công việc bận rộn nên thời gian vừa qua tôi cũng ít vào VHM.Cảm ơn bác có ý chiếu cố hỏi thăm và không biết bác cũng có ý trách móc gì không.Vào thời điểm đầu năm 84 thì xin giới thiệu với bác là em là nhân viên đồ bản ,tiểu ban Tác chiến e.Những thông tin mặt trận của đơn vị em thì đương nhiên em cũng nắm được,ngày nay sau bao nhiêu năm khi thấy có bác hỏi thì với hiểu biết của mình em cũng chỉ dám tham gia vậy thôi.Trong những năm tại Vị Xuyên quả thật em chẳng dám so sánh với các bác ở sát cạnh hiểm nguy,hay những trọng điểm ác liệt.Hàng ngày em vẫn hay ở SCH đối diện hang Làng Lò,có một đường hào mà có lẽ rất nhiều bác đã đi qua để vào chốt và có lẽ có cả bác KH@...Rất mong được trao đổi với bác và các bác khác .Thân ái!Chào bác ducduynguyen.Bác khách sáo quá đấy. ;D Rất may là tôi có rất nhiều bạn bè cùng quê với bác,tôi chỉ ngán khi mới nhập gia họ cậu nệ phát sợ.Ngồi lâu hóng chuyện thì thấy cách nói chuyện rất tinh tế,gẫm mà kính nể.Là anh em từng là lính với nhau,vào diễn đàn để hóng hớt các bác kể chuyện.Cái nào chưa rõ thì hỏi để hiểu,để biết bác ạ.Đừng nghĩ là anh em truy nhau bác nhé,nó cũng như khi bác vẽ đường đồng mức trên tờ giấy,chỗ thưa dài là sao ? nơi thắt lại là như thế nào?thế nào gọi là hợp thủy,phân thủy,yên ngựa? người không biết thì muốn biết phải hỏi,người biết thì chưa rõ cũng phải hỏi thêm để hiểu,để rõ hơn,bác nhỉ?.Dù là lính binh nhì mà ở ban tác chiến,nắm về đồ bản thì hiểu biết tình hình mặt trận còn hơn nhiều bác 1 gậy ba bốn hạt đấy bác.Nói thật với bác là nghề của tôi buộc biết chút ít về đồ bản,thổ nhưỡng bác ạ.Nên rất hâm mộ bác đấy,cố gắng nhé bác ducduynguyen.

vmt: Xin chào mừng Hà giang –Phần 10 .Chào anh em và các bạn .Ngày ấy xa mà chưa xa đâu .Sông lô vẫn cuộn sóng và suối Thanh –thủy vẫn rì rầm chảy ,còn kỷ niệm về những năm tháng ấy thì luôn luôn sống mãi trong lòng những người lính từng có mặt ở nơi đây và đúng như bác Đức đã nói “chúng ta luôn chờ đón” để bức tranh về Hà –Giang ngày một nhiều sắc màu hơn… Bác Haanh @ : điều bác quan tâm có lẽ cũng là điều đại đa số anh em muốn biết và thật khó có một câu trả lời đầy đủ và thỏa đáng về vấn đề này .Về tầm vóc cuộc chiến chắc bác và mọi người đều hiểu là vùng chiến sự tuy không lớn lắm nhưng hiểm trở và đôi bên đã tập chung về đây một lượng rất lớn về binh lực và các trận đánh diễn ra rất khốc liệt.Tôi cũng mong chờ một nhận xét của một bác nào có bề dày chinh chiến và trực tiếp biết tường tận và cụ thể nhưng chưa thấy .Trong khi chờ đợi tôi chỉ xin nêu ra vài cảm nhận mà tôi trực tiếp biết được và qua anh em đồng đội thế này : Trận đánh 12-7-84 tại điểm d3 của 772 khi đặc công cùng d bộ của d3 và một phần của c11d3 đánh lên tiêu diệt phần lớn quân địch phòng ngự ở đây ,làm chủ hầu hết các mục tiêu thì ngay sau đó quân ta bị hỏa lực và phi pháo các loại của chúng bắn phá dữ dội sau đó là lực lượng lớn quân ém sẵn ở dưới tràn lên tấn công ,ta đánh không lại phải rút xuống sau đó ta liên tục tổ chức đánh lên nhưng không thành công phải rút về . Cùng ngày tại điểm cao 233 một đơn vị của E174F316 đã đánh chiếm thành công điểm cao này nhưng sau đó cũng không giữ được vì hỏa lực pháo cối dày đặc của chúng và lực lượng bộ binh đông gấp nhiều lần đánh lên … Có một số trận ta cố giữ và chúng cũng cố liều mạng để đánh chiếm … Tại mặt trận này tôi chưa từng nghe kể về chiến thuật biển người đánh theo kiểu một người cầm súng thì vài ba ngươi cầm cờ gõ trống thổi kèn uy hiếp tinh thần đối phương như thường thấy ở chiến thuật này mà thực tế quân họ đông ,trang bị đầy đủ ,được yểm trợ mạnh mẽ bằng các loại hỏa lực khi đối đầu với ta . Về tinh thần theo tôi nghĩ thì với hệ thống tuyên truyền cùng với tư tưởng nước lớn ăn sâu vào tiềm thức thì chắc là trước khi xung trận lính họ chả ngại gì ta .Một lợi thế rất lớn là họ luôn chủ động chọn những nơi nào thuận lợi cho họ để tấn công ta,với binh lực dồi dào thì khi đơn vị này bị tổn thất nặng mất tinh thần thì sẽ có đơn vị khác sung sức hơn thay thế. Về pháo binh thì tuy rằng sau này ta có một số trận đánh bắn phá tiêu diệt địch dữ dội nhưng nhìn tổng thể thì họ vẫn chiếm ưu thế hơn ta ….

laoshan1234: Trích dẫn từ: haanh trong 15 Tháng Sáu, 2013, 01:00:22 amhehe , xông đất nhà mới cái nào ;D Các bác cho em hỏi tinh thần chiến đấu và kỹ năng tác chiến của lính TQ như thế nào ? Chào bác hehe(bác haanh),đến xông đất ngôi nhà mới HG.Em vốn cũng là người lính biên giới HG, những năm chiến tranh biên giới phía bắc .Ở đó cuộc chiến tranh 10 năm (1979-1989) tuy được đánh giá là một cuộc: " xung đột 2 nước Việt-Trung" nhưng dường như quân đội Trung quốc muốn dùng nơi này để thử sức quân đội của họ thì phải.Với số quân hơn hai triệu người,quân đội PLA được cho là đội quân đông nhất thế giới hồi bấy giờ.Tuy nhiên,ngay khi phát động chiến tranh (17/2/79) quân Trung quốc đã bộc lộ là đội quân có nhiều cách đánh cổ hủ ,lạc hậu,ví dụ như:chiến thuật biển người.Ngày nay,kỹ thuật vũ khí phát triển mạnh mẽ .Biển người làm sao lại được với những tràng súng tiểu liên AK,mìn định hướng ,B40-B41 mỗi lần nổ có thể quét quang cả một góc biển người.Rồi đội quân này khi xung trận vẫn trống rong,cờ mở kèn thổi tò te tí toét.Chỉ huy giơ cao súng lục thúc quân xung phong như trong phim "Viện Triều chống Mỹ",do vậy những cuộc chạm súng với lính Việt-Những người vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với Mỹ- nếu không ỷ vào hỏa lực dội như mưa,thì đội quân PLA không thể tồn tại trước quân đội chúng ta được Tuy vậy,người Trung hoa vốn nhiều mưu ma chước quỷ ,đội quân này có lính sơn cước (một loại lính đánh vùng rừng núi),đặc nhiệm (như đặc công của ta) thám báo (lính biệt kích).Nhân tiện, tôi kể bác và mọi người nghe câu chuyện về lính sơn cước TQ.Năm 79 ở vùng núi Tây côn lĩnh,dọc đường biên đơn vị phòng thủ gài dày đặc mìn chống thâm nhập.Nhưng đơn vị này sau đó bị đánh úp từ phía sau,số là bọn lính sơn cước lợi dụng con suối bắt nguần từ muang tung (TQ) chảy qua biên giới vào đất ta.Sau một cơn lũ mùa hè lính sơn cước lội dọc suối (nơi không thể cài mìn được),để xâm nhập vào nội địa ta.Sau đó chúng lộn lại theo đường lên chốt đánh vào đơn vị,tất nhiên những trận đánh như thế ta bị bất ngờ và thường khó chống đỡ.Nhưng may mắn thay,hồi đó đơn vị này nuôi một chú chó Mèo(một giống chó rất tinh khôn,ngay cả đến giờ nó cũng đang có giá).Thường chú luân bị nhốt trong hầm hào,vì thả ra là đạp mìn ngay nên nó rất dữ.Khi lính sơn cước đột nhập vào hào,chúng gặp ngay lão cẩu.Trong đêm tối như mực,bị lão cẩu cắn đau và sủa ầm ĩ,lính sơn cước giật mình kêu ré lên.Thế là cuộc xâm nhập bị bại lộ,tuy nhiên để hất được bọn lính sơn cước ra khỏi đường hào cũng không phải dễ.Trận đánh kéo dài đến gần sáng,lính TQ buộc phải rút quân vì sợ đến sáng quân VN có chi viện,cắt đứt đường chuần của chúng Sau này,những trận đánh chiếm vùng núi Lao sơn của ta,thực ra quân TQ chỉ ỷ vào hỏa lực mạnh pháo binh-thứ mà ta rất thiếu,hồi bấy giờ-còn nếu như đánh"tay vo" quân TQ sẽ bị lính ta cho nốc ao ngay tại chỗ...

nguyenhongduc: Các bác lính Hà giang thân mến .Trong những ngày hè đỏ lửa của tháng 6-1984 , các đơn vị đang gấp rút chuẩn bị cho chiến dịch 12-7-1984 .Ta tổ chức tấn công cấp trung đoàn , đánh 772, 300-400, và 1030.Theo thứ tự thì các bác Trinh sát sẽ báo cáo tình hình điều nghiên các trận địa hỏa lực + phòng ngự + bộ binh của Địch .Nhưng trên topic HG chưa thấy có bác TS nào , vậy ta hãy chờ nhé các bác ?-Tiếp theo là các bác công binh C17 trực thuộc E , và D17 trực thuộc F,Các bác Laoshan1234 và Vt738@ , các bác cho biết công binh đã xây dựng các tuyến phòng thủ 468,1100,coc nghè , làng Ping ,v.v...Các trận địa :Mìn+thủy lôi +chông +...-Tiếp theo là các bác Pb47vp + bác Ngocquyen C6 cho biết tình hình các trận địa pháo bắn thăng , pháo cầu vồng + pháo phản lực + đề nghị của binh chủng PB ...Các bác bộ binh +Vận tải +QY +...+Sẽ báo cáo sau ...Nhà em sẽ báo cáo sau cùng .Hic .Vì mãi đến đêm 11-7-1984 em mới vào bình độ 1100 ...Các bác cựu cố lên nhé - sứ mệnh của chúng ta rất nặng nề đấy ..Thân ái .

pb47vp: Tôi đến mặt trận Hg lúc đó vẫn còn đang thơ mộng như vốn có của nó, khi rút ra cuối cùng thì mặt trận Hg đã mang trên thân mình nhiều thương tích. Mặt trận Hg có thể khái quát như sau:Giai đoạn ác liệt nhất từ tháng 4/84 đến tháng 2/87, từ tháng 3/87 đến tháng 12/88 cuộc chiến hạ nhiệt, ta và địch không tổ chức các chiến dịch, các trận đánh, chỉ thỉnh thoảng dùng cối, hạn chế dùng pháo để pháo kích sang nhau. Đầu 89 đến 9/90 cơ bản không pháo kích, không có các hoạt động quân sự của 2 bên, và rút quân ra khỏi khu chiến sự. Đây chỉ là nhận xét của riêng cá nhân tôi khi có mặt trên khu vực này.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Bộ Binh Sơn Cước Là Gì