Hà Tĩnh, Ngày 13 Tháng 12 Năm 2017

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Sign In

NGHỊ QUYẾT

Dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018

 

 
   

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 5

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Thông tư số 71/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020;

Thực hiện Quyết định số 1916/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018;

Thực hiện Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND ngày 24 tháng 9 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 407/TTr-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2017 về việc xem xét, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 và Báo cáo số 397/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Dự toán phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018

I. Tổng dự toán thu ngân sách địa phương:

14.909.932

triệu đồng

1. Ngành thuế thu và thu khác các cấp ngân sách:

6.000.000

triệu đồng

1.1. Thu thuế và phí:

5.845.000

triệu đồng

1.2. Thu khác ngân sách các cấp:

155.000

triệu đồng

2. Các khoản thu để lại chi qua quản lý nhà nước:

53.675

triệu đồng

3. Thu thuế xuất, nhập khẩu:

3.400.000

triệu đồng

Tổng thu ngân sách trên địa bàn:

9.453.675

triệu đồng

Trong đó:   + Ngân sách Trung ương hưởng:

3.884.107

triệu đồng

                   + Ngân sách địa phương:

5.569.568

triệu đồng

4. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

8.775.364

triệu đồng

4.1. Bổ sung cân đối:

5.719.191

triệu đồng

4.2. Bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương:

156.627

triệu đồng

4.3. Bù giảm thu dự toán 2018 để thực hiện CCTL:

197.653

triệu đồng

4.4. Bổ sung có mục tiêu:

1.500.808

triệu đồng

4.5. Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện chế độ, chính sách của Trung ương:

884.088

triệu đồng

4.6. Bổ sung Chương trình mục tiêu quốc gia:

316.997

triệu đồng

5. Thu vay:

165.000

triệu đồng

6. Dự kiến thu các nhiệm vụ chưa chi chuyển nguồn sang năm sau:

400.000

triệu đồng

II. Tổng dự toán chi ngân sách địa phương:

14.909.932

triệu đồng

1. Chi đầu tư phát triển:

3.438.877

triệu đồng

Trong đó:

   

1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước:

596.090

triệu đồng

1.2. Chi xây dựng cơ bản vốn nước ngoài:

197.840

triệu đồng

1.3. Chi đầu tư theo các mục tiêu TW quyết định:

634.000

triệu đồng

1.4. Chi hỗ trợ nhà ở cho người có công:

103.968

triệu đồng

1.5. Nguồn Trái phiếu Chính phủ:

565.000

triệu đồng

1.6. Chi từ nguồn bội chi:

48.000

triệu đồng

1.7. Chi đầu tư từ nguồn để lại theo chế độ quy định:

1.293.979

triệu đồng

a) Tiền thuê đất 2 đô thị, các xã nông thôn mới:

80.979

triệu đồng

b) Nguồn xổ kiến kiến thiết:

13.000

triệu đồng

c) Chi đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất:

1.200.000

triệu đồng

- Ngân sách tỉnh:

300.267

triệu đồng

+ Chi phí đầu tư tạm tính từ nguồn thu phát sinh theo Đề án phát triển quỹ đất của tỉnh:

45.100

triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh hưởng:

255.167

triệu đồng

Trong đó:

   

+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

50.000

triệu đồng

+ Hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng các dự án:

20.000

triệu đồng

+ Kinh phí lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, đối ứng dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hà Tĩnh; kinh phí đo mới, chỉnh lý bản đồ địa chính;...

20.000

triệu đồng

+ Các dự án quan trọng, cấp bách khác của địa phương:

165.167

triệu đồng

- Ngân sách huyện:

501.723

triệu đồng

- Ngân sách xã:

398.010

triệu đồng

2. Chi thường xuyên:

9.429.258

triệu đồng

Trong đó:

   

- Quản lý hành chính, nhà nước, đảng, đoàn thể:

2.016.472

triệu đồng

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

3.792.473

triệu đồng

- Sự nghiệp y tế:

536.177

triệu đồng

- Sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch:

155.190

triệu đồng

- Sự nghiệp khoa học công nghệ:

39.573

triệu đồng

- Sự nghiệp đảm bảo xã hội:

1.066.271

triệu đồng

- Sự nghiệp kinh tế:

987.751

triệu đồng

- Sự nghiệp môi trường:

130.120

triệu đồng

3. Dự phòng ngân sách:

248.263

triệu đồng

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính:

1.340

triệu đồng

5. Chi các chương trình MTQG:

316.997

triệu đồng

6. Chi trả nợ vay đến hạn:

165.000

triệu đồng

7. Chi các nhiệm vụ từ thu chuyển nguồn năm trước:

400.000

triệu đồng

8. Chi thực hiện một số nhiệm vụ khác:

910.197

triệu đồng

 

(Chi tiết tại Phụ lục số 01, 02, 02a, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý với các biện pháp tổ chức thực hiện thu ngân sách, điều hành chi ngân sách năm 2018 như Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu như sau

1. Tập trung đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các giải pháp nhằm hoàn thành, vượt kế hoạch của Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách nhà nước; Xây dựng các giải pháp, triển khai thực hiện thu ngân sách nhà nước đảm bảo tiến độ, tổng mức, cơ cấu thu; đẩy mạnh biện pháp thu nợ đọng thuế, hạn chế tối đa nợ mới phát sinh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuế; cải cách, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách thuế.

2. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước; điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ quy định; tập trung dành nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách khác; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, chi hành chính, hạn chế mua sắm trang thiết bị đắt tiền; quản lý và chấp hành các chế độ chính sách tài chính, quy trình huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước; huy động, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách khác để bổ sung nguồn lực thực hiện các cơ chế chính sách; chủ động điều hành chi ngân sách phù hợp với tiến độ thu ngân sách.

3. Quản lý chặt chẽ việc phân bổ nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là các nguồn vốn ngân sách địa phương theo đúng quy định. Tập trung xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các nhà đầu tư triển khai các dự án đúng tiến độ theo cam kết. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đầu tư dự án phải xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và phù hợp với kế hoạch đã giao. Bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã phê duyệt quyết toán trước năm kế hoạch, công trình thuộc nhóm B, nhóm C đã quá hạn hoàn thành theo quy định. Đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn, công tác quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành. Ưu tiên bố trí từ nguồn tăng thu tiền đất để trả nợ các nguồn vay, trích bổ sung Quỹ phát triển đất, thu hồi vốn ứng trước ngân sách, đầu tư các dự án quan trọng cấp bách của tỉnh trong đó có các dự án theo kiến nghị của Đoàn Giám sát Thường trực HĐND tỉnh tại Báo cáo số 125/BC-ĐGS ngày 08/12/2017.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung phát sinh, điều chỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký./. 

HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Chủ tịch

(Đã ký)

Lê Đình Sơn

Từ khóa » Dự Toán Ngân Sách Tĩnh Là