PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DỰ TOÁN TĨNH ...

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DỰ TOÁN TĨNH VÀ DỰ TOÁN LINH HOẠT

 

ThS. Nguyễn Thị Hồng Sương

Hệ thống dự toán ngân sách kinh doanh có vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp; vừa thể hiện mục tiêu kế hoạch và phân bổ các nguồn lực, vừa là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của nhà quản trị các cấp.

Đặc điểm của dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt

+ Dự toán tĩnh được lập trước khi bắt đầu kỳ dự toán và chỉ có giá trị ở mức độ hoạt động theo kế hoạch. Dự toán tĩnh phù hợp để lập kế hoạch nhưng không phù hợp để đánh giá chi phí được kiểm soát nhu thế nào. Nếu mức độ hoạt động thực tế khác với  mức độ kế hoạch, việc so sánh chi phí thực tế với dự toán tĩnh sẽ dẫn đến nhầm lẫn. Nếu mức độ hoạt động cao hơn dự kiến, chi phí biến đổi phải cao hơn dự kiến và nếu mức độ hoạt động nhỏ hơn dự kiến thì chi phí biến đổi phải thấp hơn dự kiến.

+ Dự toán linh hoạt xem xét sự thay đổi mức hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến chi phí ( nhiều mức độ hoạt động). Một dự toán linh hoạt là một ước tính về doanh thu và chi phí theo mức độ hoạt động thực tế của một kỳ. Khi sử dụng dự toán linh hoạt để đánh giá hiệu quả hoạt động, chi phí thực tế được so sánh với chi phí dự toán ở mức độ hoạt động thực tế trong kỳ thay vì dự toán tĩnh. Đây là một sự khác biệt rất quan trọng, nếu không thực hiện điều chỉnh theo mức độ hoạt động thực tế sẽ rất khó để diễn giải sự khác biệt giữa chi phí thực tế và dự toán.

Để minh họa sự khác biệt giữa dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Chúng ta xem xét tình huống tiệm làm tóc cao cấp Hairstyling năm ở Beverly Hills so Rick Manni sở hữu và quản lý. Gần đây Rick đã cố gắng kiểm soát tốt hơn doanh thu và chi phí của mình nhờ kế toán và cố vấn kinh doanh Victoria Kho. Rick đã bắt đầu lập dự toán hàng tháng.

Cuối tháng 2, Rick lập dự toán tháng 3 với số liệu như sau:

 

 

 

                                                       Bảng 1: Dự toán tĩnh

TIỆM TÓC CỦA RICK

Dự toán tĩnh cho tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3

Số lượng khách hàng dự toán

1.000

Doanh thu ($180,00)

$180.000

Chi phí

 

-Tiền lương ($65.000+ $37,00.Q)

102.000

-Vật tư làm tóc ($1,50.Q)

1.500

- Đồ miễn phí cho khách ($4,10.Q)

4.100

- Điện ($1.500 + $0,10.Q)

1.600

-Tiền thuê cửa hàng ($28.500)

28.500

- Bảo hiểm trách nhiệm ($2.800)

2.800

- Bảo hiểm sức khỏe nhân viên ($21.300)

21.300

- Chi phí khác ($1.200 +$0,20.Q)

1.400

Tổng chi phí

$ 163.200

Lợi nhuận ròng

$16.800

 

Rick đã xác định 8 loại chi phí chính: tiền lương, vật tư làm tóc, đồ miễn phí cho khách (gồm hoa, kẹo và rượu sâm – panh), điện, tiền thuê cửa hàng, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm sức khỏe nhân viên, chi phí khác. Trong đó, Q là số lượt khách đến tiệm.

Ví dụ: Chi phí điện có công thức là ($1.500 + $0,10.Q), điện là chi phí hỗn hợp với chi phí cố định là $1.500 và chi phí biến đổi là $0,10.Q cho mỗi khách. Rick ví dụ có 1.000 khách đến tiệm thì chi phí điện sẽ tính toán là ($1.500 + $0,10.1000) = $1.600. Các chi phí khác tính tương tự. Rick tính lợi nhuận ròng dự kiến trong tháng 3 là $16.800.

Cuối tháng 3, Rick đã lập báo cáo thu nhập như hình sau:

 

 

                             Bảng 2: Kết quả thực tế - Báo cáo thu nhập

TIỆM TÓC CỦA RICK

Dự toán tĩnh cho tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3

Số lượng khách hàng dự toán

1.100

Doanh thu ($180,00.Q)

$198.000

Chi phí

 

-Tiền lương ($65.000+ $37,00.Q)

105.700

-Vật tư làm tóc ($1,50.Q)

1.650

- Đồ miễn phí cho khách ($4,10.Q)

4.510

- Điện ($1.500 + $0,10.Q)

1.610

-Tiền thuê cửa hàng ($28.500)

28.500

- Bảo hiểm trách nhiệm ($2.800)

2.800

- Bảo hiểm sức khỏe nhân viên ($21.300)

21.300

- Chi phí khác ($1.200 +$0,20.Q)

1.420

Tổng chi phí

$ 167.490

Lợi nhuận ròng

$30.510

Trong nỗ lực phân tích những gì đã xảy ra vào tháng 3. Rick đã lập báo cáo so sánh thực tế với dự toán như sau:

Bảng 3: So sánh các kết quả thực tế với dự toán tĩnh

TIỆM TÓC CỦA RICK

Dự toán tĩnh cho tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3

 

Thực tế

Dự toán

Chênh lệch

Số lượng khách hàng dự toán

1.100

1.000

100

Doanh thu

$198.000

$180.000

18.000 (F)

Chi phí

 

 

 

-Tiền lương

105.700

102.000

3.700 (U)

-Vật tư làm tóc

1.650

1.500

150 ( U)

- Đồ miễn phí cho khách

4.510

4.100

410 (U)

- Điện

1.610

1.600

10 (U)

-Tiền thuê cửa hàng

28.500

28.500

0

- Bảo hiểm trách nhiệm

2.800

2.800

0

- Bảo hiểm sức khỏe nhân viên

21.300

21.300

0

- Chi phí khác

1.420

1.400

20 (U)

Tổng chi phí

$ 167.490

$ 163.200

4.290 (U)

Lợi nhuận ròng

$30.510

$16.800

$13.710 (F)

Trong đó: (F) là thuận lợi và (U) là bất lợi. Qua báo cáo thấy lợi nhuận ròng thực tế cao hơn dự kiến.

Ví dụ: Chênh lệch bất lợi của tiền lương là $3.700 vì tiền lương thực tế là $105.700. Rick ngay lập tức nhận ra báo cáo có vấn đề vì nó so sánh doanh thu và chi phí ở một mức độ hoạt động khác (1.100 khách hàng). Điều này giống so sánh táo với cam. Từ quan điểm của Rick, sự gia tăng mức độ hoạt động là tốt, tuy nhiên nó dường như tác động tiêu cực đến chi phí trong báo cáo. Rick biết rằng cần phải thực hiện điều gì đó để làm cho báo cáo có ý nghĩa hơn nhưng không biết phải làm gì? Vì vậy, anh hẹn gặp Victoria Kho để thảo luận về bước tiếp theo?

 

KẾT LUẬN

Dự toán ngân sách là một công cụ quan trọng của nhà quản trị trong thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động của DN. Lập dự toán là cần thiết nhằm phác thảo tương lai, giúp DN phát triển đúng hướng và đưa ra kế hoạch thực hiện phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược. Bài viết tập trung làm rõ sự khác biệt giữa dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Giúp DN có kế hoạch trong việc lập dự toán hiệu quả nhất.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dược & Huỳnh Lợi (2009), “Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị”, NXB Tài chính 2. Nguyễn Ngọc Quang (2016), “Giáo trình Kế toán quản trị”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tái bản lần 2

3. PGS -TS. Nghiêm Văn Lợi hiệu đính, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản tài chính.

Từ khóa » Dự Toán Ngân Sách Tĩnh Là