Hạch Toán Lãi Chậm Nộp Bảo Hiểm Xã Hội Vào Tài Khoản Nào?

Tìm kiếm MISA AMIS - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS MISA AMIS - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất Kế toán tài chínhHạch toán Search for:Search Button

Nhiều doanh nghiệp do chậm nộp bảo hiểm xã hội nên sẽ phát sinh lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH). Hãy cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu cách tính và hạch toán lãi chậm nộp BHXH theo quy định mới nhất để đảm bảo hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội chính xác.

banner

bieu-mau-luong

Mục lục Hiện 1. Mức phạt đóng chậm bảo hiểm xã hội 2. Cách tính số tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN 2.1. Cách tính lãi chậm đóng, phạt chậm đóng các khoản bảo hiểm: 2.2 Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng 2.3 Lãi suất bình quân theo tháng lãi chậm nộp BHXH 3. Hạch toán lãi chậm nộp bhxh

1. Mức phạt đóng chậm bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có các quy định cụ thể như sau:

“5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Đồng thời, NSDLĐ cũng bị truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và đóng tiền lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy nếu NSDLĐ phải đóng lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm thì kế toán công ty đó sẽ phải thực hiện hạch toán lãi chậm nộp BHXH.

Xem thêm: hạch toán kế toán là gì? Phân loại hạch toán kế toán

2. Cách tính số tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN

2.1. Cách tính lãi chậm đóng, phạt chậm đóng các khoản bảo hiểm:

Căn cứ vào quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 6 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp chưa đóng từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng.

Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

– Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

– Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Trong đó:

+ Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn chậm đóng nếu có).

+ Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

– k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

+ Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

+ Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

bieu-mau-luong

2.2 Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng

Bao gồm:

– Số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang

– Số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định như trên.

Xem Thêm: Quy trình quyết toán thuế thực hiện như thế nào?

2.3 Lãi suất bình quân theo tháng lãi chậm nộp BHXH

Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội

Tìm hiểu thêm
  • Hướng dẫn hạch toán TK 515 - doanh thu hoạt động tài chính
  • Hướng dẫn tổng hợp hạch toán cho công ty xây dựng
  • 3. Hạch toán lãi chậm nộp bhxh

    Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp bhxh vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.

    Tuy nhiên Căn cứ vào Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:

    Nợ TK 811

    Có TK 3388

    Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:

    Nợ TK 3388

    Có TK 111, 112

    Lưu ý:

    Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)

    Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với những tính năng quản lý thông tin bảo hiểm như:

    – Điện tử hóa hoàn toàn 19 thủ tục kê khai, điều chỉnh BHXH:

    + Tiết kiệm thời gian nhập liệu và tính toán số tiền đóng BHXH

    + Không còn sai sót khi tính số tiền đóng/ chi trả chế độ BHXH

    + Dễ dàng phát hiện sai lệch với số liệu của cơ quan BHXH

    + Sử dụng phần mềm bảo hiểm xã hội AMIS nộp hồ sơ, đóng BHXH ngay tại nhà/cơ quan

    – Kết nối trực tiếp với cơ quan BHXH:

    + Tự động cập nhật thông tin hồ sơ BHXH giúp tiết kiệm 50% thời gian nhập hồ sơ cho lao động mới

    + Tự động đối chiếu và phát hiện sai lệch khi có chênh lệch với cơ quan BHXH

    – Tự động tính số tiền nộp, chi trả chế độ BHXH:

    + Tự động tổng hợp danh sách nộp BHXH, chi trả chế độ BHXH

    + Tiết kiệm 80% thời gian tính toán và đối chiếu số liệu với cơ quan BHXH

    – Hệ sinh thái quản trị toàn diện và hiệu quả:

    + Tự động kế thừa các thông tin từ AMIS Nhân sự để lập hồ sơ BHXH

    + Tức thời cập nhật thông tin hồ sơ BHXH của lao động lên AMIS Nhân sự

    + Tiết kiệm 50% thời gian nhập liệu trên cả hai phần mềm

    AMIS AMIS AMIS

    Dùng thử miễn phí

    Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như:

    • Hệ sinh thái kết nối:
      • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
      • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
      • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
      • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
    • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
    • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
    • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

    Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

    Loading

    Đánh giá bài viết [Tổng số: 1 Trung bình: 5] Nguyễn Phương ThanhTác giảNguyễn Phương ThanhChuyên gia Tài chính - Kế ToánHợp tác với nhiều chuyên gia trong ngành để sản xuất và xây dựng kho kiến thức về Tài chính - Kế toán. Hơn 1000 bài viết chuyên môn được xuất bản trên amis.misa.vnfacebookyoutubezalotwitterpinteresttumblr
    Phần mềm kế toán MISA
    Chia sẻ qua facebook linkin facebook Chủ đề liên quan Chi phíCông nợDoanh thuGiá thànhHàng tồn khoLập, soát xét báo cáo tài chính Bài viết liên quan Xem tất cả Cách hạch toán tài khoản 242 - Chi phí trả trước theo TT 200Hạch toánCách hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo TT 20002/12/2024Hạch toánTài khoản vốn chủ sở hữu – Hạch toán tài khoản 411 theo TT20002/12/2024Hạch toánHạch toán tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng theo Thông tư 20002/12/2024định khoản kế toánHạch toánĐịnh khoản kế toán là gì? Tổng hợp các bút toán định khoản cơ bản25/11/2024Hạch toánHướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN (thu nhập cá nhân) chi tiết25/11/2024Doanh thu chưa thực hiện là gì? Lưu ý khi hạch toán tài khoản 3387Hạch toánDoanh thu chưa thực hiện là gì? Lưu ý khi hạch toán tài khoản 338724/11/2024Hạch toánGiá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn nhanh – chính xác24/11/2024Hạch toánHạch toán tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang18/11/2024
    Phần mềm kế toán MISA
    Quan tâm MISA AMIS Nhận ngay tài liệu từ chuyên gia Quan tâm Có thể bạn quan tâm Cách hạch toán tài khoản 242 - Chi phí trả trước theo TT 200Cách hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo TT 200Tài khoản vốn chủ sở hữu – Hạch toán tài khoản 411 theo TT200Hạch toán tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng theo Thông tư 200 Tìm kiếm nhiều nhất Chia sẻ qua facebook linkin facebook Công ty cổ phần MISA Tư Vấn Bán Hàng0904885833 Hỗ Trợ Sau Mua 19008177 misa CÔNG TY CỔ PHẦN MISA Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội
    • email[email protected]
    • phone number0904 885 833
    • misahttps://www.misa.vn/
    Tất cả sản phẩm MISA Khám phá
    • Về MISA
    • Chợ ứng dụng
    • Đăng ký dùng thử
    • Đăng nhập
    • Hợp tác
    • Hỗ trợ khách hàng
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
    Tài nguyên
    • Tài liệu - eBooks
    • Sự kiện - Webinar
    • Khóa học trực tuyến
    • Ứng dụng miễn phí
    • Trắc nghiệm chuyên môn
    • Học từ chuyên gia
    Blogs
    • Tài chính - Kế toán
    • Marketing - Bán hàng
    • Quản lý nhân lực
    • Quản lý điều hành
    • Chuyển đổi số
    ISO ISO CMMIDEV CSA dmca Đã thông báo Bộ Công thương Tính nhiệm mạng misa misa misa misa

    Copyright © 1994 - 2024 MISA JSC Chính sách bảo mật

    × Tra cứu đơn hàng × Xác thực thông tin Xác nhận × Chi tiết đơn hàng Xem chi tiết × Chi tiết đơn hàng

    Từ khóa » Hạch Toán Tiền Phạt Chậm Nộp Bhxh