Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Lãi Chậm Nộp Bảo Hiểm Xã Hội - YTHO

Hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là hướng dẫn các bạn các quy định liên quan đến cách hạch toán tiền phạt lãi chậm nộp do cơ quan bảo hiểm xã hội phạt.

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là khoản lãi thường phát sinh tại các doanh nghiệp hiện nay. Dù ít hay nhiều thì doanh nghiệp phải đối chiếu với cơ quan bảo hiểm và hạch toán khớp với số tiền mà cơ quan bảo hiểm đã xác nhận.

Để hạch toán đúng khoản lãi chậm nộp này bạn cần xác định khoản lãi này có được đưa vào chi phí thuế, chi phí kế toán hay không?

Hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội

Theo kế toán thì đây là khoản chi của doanh nghiệp, thuộc chi phí quản lý của doanh nghiệp, do đó về mặt kế toán các bạn cần hạch toán:

Nợ 642 / Có 338 số tiền lãi chậm nộp

Nợ 338/ Có 112 số tiền lãi chậm nộp

Theo thuế: Theo khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khoản lãi do chậm nộp bảo hiểm xã hội thì không được đưa vào chi phí của doanh nghiệp

Vì vậy, về mặt định khoản thì doanh nghiệp vẫn hạch toán kế toán theo kế toán còn khi tính thuế TNDN thì cần phải loại chi phí này ra khi tính thuế TNDN.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội và các quy định liên quan. Các bạn có thêm thắc mắc về: cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi.

Tham khảo:

Bài giảng học kế toán thực hành – Video hướng dẫn cụ thể

Từ khóa » Hạch Toán Tiền Phạt Chậm Nộp Bhxh