Phạt Chậm đóng BHXH & Phương Pháp Hạch Toán Mới Nhất

Chậm đóng BHXH | Quy định mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Không tham gia BHXH năm 2020; Không đóng kinh phí công đoàn, BHXH có bị phạt không? Mức phạt chậm đóng BHXH, BHTN năm 2020 như thế nào ? Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Kế toán Vệt Hưng nhé

chậm đóng bhxh
Phạt chậm đóng BHXH & phương pháp hạch toán mới nhất

1. Mức phạt chậm đóng BHXH

Theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể như sau:

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định.
  2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

– Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

  1. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

Ngoài ra Doanh nghiệp còn bị:

– Truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng.

– Đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

2. Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Theo Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

“3. Việc thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thực hiện như sau:
  1. a) Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
  2. b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
  3. c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện. “

Cách tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau

+ Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

+ Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

+ Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

 * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

 * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Trong đó:

 Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

– Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

– Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

+ Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu trong tháng, gồm:

– Số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định trên

+ Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

3. Cách tính lãi truy thu BHXH:

+ Các trường hợp truy thu:

  1. a) Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
  2. b) Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng: trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
  3. c) Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN cho người lao động: trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
  4. d) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:

  1. a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
  2. b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

+Công thức tính lãi:

Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;

v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

y: số năm phải truy thu;

Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN của tháng i trong năm j;

Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 – Tij) – 1

Trong đó:

T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

– Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Điểm 1.3 Mục I Công văn này;

– Đối với truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH có thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016 thì kj được tính theo mức lãi suất chậm đóng tính theo tháng áp dụng đối với năm 2016; thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi thì kj được tính theo mức lãi suất chậm đóng tính theo tháng áp dụng đối với từng năm.

– Đối với truy thu BHXH bắt buộc tại Điểm 1.2 và truy thu BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì kj được tính bằng mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề năm tính truy thu.”

(Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của BHXH Việt Nam)

4. Phương pháp hạch toán phạt chậm đóng BHXH

Khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, nhưng đây là một khoản chi của doanh nghiệp và cần được hạch toán đầy đủ

Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi

Nợ TK 811

Có TK 3388

Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Lưu ý:

Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Từ khóa » Hạch Toán Tiền Phạt Chậm Nộp Bhxh