Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Chủ Nhật, 01/12/2024, 10:49 (GMT+7)
Sự kiện lịch sử
QPTD -Thứ Bảy, 01/09/2018, 16:00 (GMT+7)Hai cuộc kháng Pháp của dân tộc Việt NamTrong nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, dân tộc ta phải hai lần tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của hai cuộc kháng chiến đó tuy khác nhau nhưng đều để lại bài học lịch sử về phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Đầu tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Trong gần 30 năm tiếp theo, quân Pháp lần lượt đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi tiến công vào kinh đô Huế (1883), buộc triều đình nhà Nguyễn từng bước phải nhượng bộ, lần lượt ký các hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Quý Mùi (1883) và cuối cùng là Hiệp ước Giáp Thân (1884), thừa nhận nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Từ nhà nước phong kiến độc lập, triều đình Huế trở thành chính quyền bù nhìn, tay sai cho ngoại bang.
Mặc dù, thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, nhân dân ta phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở những nơi chúng đánh chiếm, như: Đà Nẵng, Gia Định, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, xuất hiện các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân, v.v. Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, phong trào đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta lại bước sang giai đoạn mới, với quy mô rộng lớn và khí thế mạnh mẽ hơn. Đó là phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 - 1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang Bích, v.v. Cùng với đó là các cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913). Những cuộc khởi nghĩa đó đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia, tạo sức mạnh quật khởi trên địa bàn tương đối lớn, vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo, phù hợp,… nên cũng giành được một số thắng lợi, nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt. Nguyên nhân bao trùm là do triều Nguyễn không thể đại diện, dẫn dắt dân tộc đứng lên chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp; các văn thân, sĩ phu hay các lãnh tụ nông dân với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc nhưng không vượt qua hạn chế của giai cấp và thời đại nên chưa thể phát huy hết sức mạnh của dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, lúc bùng lên nơi này, lúc rộ lên nơi khác, thiếu một sự liên kết chung, có quy mô trong cả nước, nên dù hết sức oanh liệt nhưng không đi đến thành công, mà “chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng lực”1. Thực dân Pháp đã hoàn toàn bình định được đất nước Việt Nam, bắt tay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa.
Thất bại của triều Nguyễn cũng như của các cuộc khởi nghĩa yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đã bộc lộ rõ sự lỗi thời, bất lực của ý thức hệ phong kiến, cũng như tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, thiếu đường lối dẫn dắt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc về vai trò lãnh đạo, về huy động sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh giữ nước. Phải đến khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc và thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam và của cả dân tộc, cách mạng nước ta mới thực sự chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài hàng chục năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh, tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945), giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Tuy nhiên, với bản chất tham lam, hiếu chiến, thực dân Pháp rắp tâm đưa dân tộc ta trở lại vòng nô lệ, tước đoạt thành quả mà phải bao tranh đấu, hy sinh dân tộc ta mới giành lại được. Vì vậy, sau hơn 80 năm kể từ khi quân Pháp nổ súng xâm lược, trên đất nước Việt Nam lại tiếp diễn cuộc đụng đầu giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp. Nhưng khác với cuộc chiến nửa cuối thế kỷ XIX, lần này nhân dân Việt Nam không chỉ có lòng yêu nước mà còn có một Đảng cách mạng tiên phong, đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc lãnh đạo. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến, quyết bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, thực hiện đường lối “kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh máu lửa, ngăn chặn địch ở miền Nam, tiến hành hòa hoãn, phân hóa kẻ thù, củng cố lực lượng, đưa cả nước bước vào cuộc tranh đấu lâu dài với niềm tin tất thắng: “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”2. Qua 9 năm (1945 - 1954), vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn trong các chiến dịch: Việt Bắc Thu - Đông (1947), Biên Giới (1950), Hòa Bình (1951), Đông Xuân (1951 - 1952), Tây Bắc (1952) và cuối cùng là cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Binh lính Pháp giơ tay đầu hàng sau thất bại trước Quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty |
Để có được thành công đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết cách khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, anh dũng chống ngoại xâm của nhân dân. Với Lời kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3, toàn dân tộc đã nhất tề đứng dậy, tạo thành sức mạnh vô song chống lại quân xâm lược. Đây là nét tiêu biểu về tinh thần tự lực tự cường, bước tiếp nối truyền thống “trăm họ là binh, toàn dân là lính”, tất cả nhân dân đều trên trận tuyến chống ngoại xâm.
Với đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, Đảng xác định sự nghiệp kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh của kháng chiến là sức mạnh của nhân dân, việc tǎng cường lực lượng kháng chiến chính là tăng cường sức dân, trong đó công nông là gốc. Cuộc kháng chiến chỉ giành thắng lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành động tự giác của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng trong việc tổ chức toàn dân đánh giặc là phải xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu. Đó chính là quần chúng nhân dân được giác ngộ chính trị, hiểu rõ mục đích và đường lối kháng chiến của Đảng, làm cơ sở vững chắc để phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống lại quân xâm lược. Chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, nhưng phải có lực lượng vũ trang làm nòng cốt để đánh bại lực lượng vũ trang của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng. Do đó, Đảng đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân từ chỗ: “Lúc bắt đầu kháng chiến, quân đội ta là quân đội thơ ấu. Tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt”4, ngày càng phát triển, hình thành nên những đội quân chủ lực, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng như qua hai cuộc kháng Pháp nửa cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng minh: khi nào huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia công cuộc giữ nước thì khi đó giang sơn, bờ cõi được vẹn toàn; ngược lại, khi nào không thu phục được lòng dân và huy động được sức mạnh toàn dân, thì khi ấy nước mất nhà tan, dân tộc rơi vào ách lầm than nô lệ. Giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã không tập hợp được nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước nên cuộc chống thực dân Pháp khi đó chỉ là những phong trào tự phát, thiếu sự tổ chức, lãnh đạo thống nhất và bị thất bại. Bài học này đã được khắc phục khi toàn dân tộc bước vào cuộc chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng lần hai của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã đoàn kết chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hy sinh để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Thực tiễn lịch sử cho thấy, truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất là cốt cách, bản lĩnh của người Việt Nam, là sợi dây cốt lõi cố kết cộng đồng, tạo sức mạnh toàn dân tộc để chiến thắng các thế lực ngoại xâm. Tuy nhiên, để phát huy được sức mạnh ấy cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn và tổ chức chỉ huy chặt chẽ, khoa học, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch vững mạnh, bài trừ tệ nạn tham nhũng, quan liêu trong bộ máy chính quyền, nhằm củng cố sức mạnh Nhà nước và tăng cường niềm tin của nhân dân. Đồng thời, cần tiến hành cải cách hành chính; hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức, đủ tài; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao tiềm lực kinh tế; thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, thế mạnh đất nước. Cùng với đó, Nhà nước cần có chiến lược tổng thể và các chính sách về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực của toàn dân tộc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng, TS. NGUYỄN HOÀNG NHIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam __________________
1 - Phạm Văn Đồng - Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, H. 1959, tr. 15
2 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 534.
3 - Sđd, tr. 534.
4 – ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 24.
TAGkháng chiến,thực dân Pháp,bài học lịch sử
Hội thảo khoa học: “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm” 27/11/2024
Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới 27/11/2024
Phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc 21/11/2024
Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội 19/11/2024
Những bài học hay, kinh nghiệm quý nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị 19/11/2024
Công tác phối hợp giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương trong nghiên cứu, phát triển lý luận về quân sự, quốc phòng 18/11/2024
Vai trò của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đối với công tác tuyên giáo của Đảng 18/11/2024
Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 18/11/2024
Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước 17/11/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mớiXây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt. Tin, bài xem nhiềuVận dụng tư tưởng “cốt tinh, không cốt đông” trong xây dựng Quân đội hiện nay
Công tác Đảng, công tác chính trị thực sự là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội
Cao Bằng - Nơi ra đời Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam
Nhân cách văn hóa và danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ hội tụ các giá trị chân, thiện, mỹ
Lưu giữ, trao truyền giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ cho hôm nay và mai sau
Đảm bảo trang trọng, đúng tầm vóc, tạo ấn tượng mạnh mẽ
Phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Kéo Dài Từ Năm Nào
-
Chương II: Giai đoạn Kháng Chiến Chống Pháp (1946 - 1954)
-
Trường Kỳ Kháng Chiến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kháng Chiến Toàn Dân, Toàn Diện, Trường Kỳ, Dựa Vào Sức Mình Là ...
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam - Thành ủy TPHCM
-
Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất định Thắng Lợi - Báo điện Tử Bình Định
-
Mở đầu Cuộc Kháng Chiến Trường Kỳ Của Dân Tộc
-
Khởi điểm Cuộc Trường Chinh
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946) – Lời Hịch Non Sông Và ý Nghĩa ...
-
Tái Hiện 9 Năm Kháng Chiến Chống Pháp Kể Từ Ngày Toàn Quốc ...
-
Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12) - Thể Hiện ý Chí, Quyết Tâm Sắt ...
-
Sức Mạnh Khát Vọng Hòa Bình Và Thống Nhất đất Nước
-
Chiến Thắng Điện Biên Phủ 1954 - Sự Kiện Mang Giá Trị Và Tầm Vóc ...
-
Đường Lối Kháng Chiến Chống Pháp Của Đảng Ta Là Gì?