Tái Hiện 9 Năm Kháng Chiến Chống Pháp Kể Từ Ngày Toàn Quốc ...
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TTO - 9 năm kháng chiến chống Pháp tại thủ đô gió ngàn Việt Bắc cũng như những tháng ngày Hà Nội ‘quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh’ đang được tái hiện sống động với nhiều hiện vật gốc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Hà Nội.
Hình ảnh bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được trưng bày - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trưng bày chuyên đề Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2021).
Ngoài triển lãm trực tiếp tại bảo tàng tới tháng 5-2022, trưng bày còn được đưa lên website tại địa chỉ baotanglichsu.vn và fanpage: facebook.com/BTLSQG.VNMH.
Gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu được trưng bày theo biên niên kết hợp trưng bày sưu tập hiện vật, nhằm khắc họa quá trình trường kỳ kháng chiến 9 năm của dân tộc, từ những ngày quân, dân Hà Nội "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, qua 9 năm ở Việt Bắc - thủ đô gió ngàn tới ngày tiếp quản thủ đô 10-10-1954, thêm cả những hình ảnh, tư liệu về Việt Bắc hôm nay.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 11-6-1948 - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Nhiều tư liệu gốc quý thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong đó có những hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia được trưng bày như: bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Chỉ thị: Công việc khẩn cấp bây giờ, ngày 5-11-1946; bút tích Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bản thảo gốc - hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia).
Trong bút tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", ngoài nét chữ mực nâu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có bút tích sửa bằng mực xanh của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh.
Đặc biệt, trưng bày giới thiệu hiện vật gốc bom ba càng mà quyết tử quân Hà Nội dùng chống xe tăng Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12-1946.
Hình ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến khu Việt Bắc - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Những hình ảnh quý hiếm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ủy viên Trung ương Đảng Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh và chiến sĩ, nhân dân ở chiến khu Việt Bắc cũng được giới thiệu.
Trưng bày cũng tái hiện cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam ngày 7-5-1954 với các hiện vật như xe đạp thồ ông Bùi Tín - dân công tỉnh Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954; mảnh nắp hầm của tướng Pháp Christian de Castries tại Điện Biên Phủ, năm 1954.
Hình ảnh nhân dân thủ đô tập trung nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua loa phóng thanh, tháng 12-1946 - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trưng bày còn cho thấy một đời sống văn hóa nghệ thuật cách mạng sôi nổi lúc bấy giờ qua các tác phẩm, bút tích, tài liệu của các họa sĩ.
Đó là tượng chân dung Bác Hồ, tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim, sáng tác năm 1946, thể hiện tư thế Bác đang ngồi làm việc, nét mặt đăm chiêu suy nghĩ khi tình thế nước nhà thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc năm 1946.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, trong đó có câu nói nổi tiếng: "Văn hóa cũng là một mặt trận. Anh em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" cũng được trưng bày.
Bom ba càng mà quyết tử quân Hà Nội dùng để đánh xe tăng quân Pháp trong những ngày đầu kháng chiến, tháng 12-1946 - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam
Cùng với đó là thư của họa sĩ Tô Ngọc Vân - giám đốc Trường đại học Mỹ thuật Việt Bắc - gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17-1-1952; tập nhật ký và bút ký của họa sĩ Diệp Minh Châu ký họa hình ảnh các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, trên mỗi bức ký họa có chữ ký của từng đại biểu; vở học văn hóa của Anh hùng quân đội Đinh Núp và một số hiện vật về văn hóa xã hội trong kháng chiến.
Giao lưu nghệ thuật kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiếnTTO - Chương trình giao lưu nghệ thuật "Vì nhân dân quên mình" được tổ chức tại Trường Quân sự Quân khu 7, TP.HCM tối 19-12.
THIÊN ĐIỂUBÌNH LUẬN HAY
Dòng sự kiện: 77 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Quân đội đã viết tiếp trang sử bi hùng trong cuộc chiến chống dịch
22/12
Triển lãm Những dấu chân thầm lặng mừng 77 năm ngày thành lập Quân đội
22/12
Tình quân dân làm sao kể hết!
22/12
Nguyễn Bá Hùng đưa lời Bác Hồ vào ca khúc 'Quân đội nhân dân Việt Nam'
22/12
Thế Hiển, Quốc Đại, Vicky Nhung... hát về một thời hoa lửa
22/12
Xem thêmTin liên quan
Đưa tinh thần toàn quốc kháng chiến vào xây dựng chính quyền nhân dân
Tập tài liệu Từ Cách mạng Tháng Tám đến Toàn quốc kháng chiến
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: toàn quốc kháng chiến thủ đô gió ngàn kháng chiến chống PhápTin cùng chuyên mục
Tiến bước dưới quân kỳ khiến người xem rơi nước mắt
Vẽ 'Cộng sinh' tặng những người cô đơn
Những đứa trẻ nhắc người lớn không vứt rác bừa bãi
Bùi Quỳnh Hoa, Hạnh Nguyên mãi là đại sứ thân thiện trong lòng người sống chung với HIV/AIDS
Bún riêu Sài Gòn: Món thì ngon khó cưỡng, món lại khó chịu vô cùng
Cổ đình 235 tuổi người Việt thờ vua Chăm PôKlông Garai
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Số sao có thêm 0
Thanh toán Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước Xem thêmTối đa: 1500 ký tự
Hủy Gửi bình luận- Trang chủ
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Khoa học
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
Tổng biên tập: Lê Thế Chữ
Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.
Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCMĐịa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn
Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848
Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSSĐăng ký email - Mở cổng thông tin
Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất
Đăng ký tại đây© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tênVui lòng nhập Họ & Tên.
Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công- Bình luận
- Đăng nhập
- Tạo tài khoản
Vui lòng nhập Tên hiển thị
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mã xác nhậnVui lòng nhập mã xác nhận.
Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạnVui lòng nhập Tên của bạn.
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩuXác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhậnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook Hoàn tấtMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Email (*)Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Gửi ý kiếnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Đăng ký Tuổi Trẻ SaoNhập mã xác nhận
Mã capcha Hủy bỏ Hoàn tấtTừ khóa » Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Kéo Dài Từ Năm Nào
-
Chương II: Giai đoạn Kháng Chiến Chống Pháp (1946 - 1954)
-
Trường Kỳ Kháng Chiến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kháng Chiến Toàn Dân, Toàn Diện, Trường Kỳ, Dựa Vào Sức Mình Là ...
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam - Thành ủy TPHCM
-
Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất định Thắng Lợi - Báo điện Tử Bình Định
-
Mở đầu Cuộc Kháng Chiến Trường Kỳ Của Dân Tộc
-
Khởi điểm Cuộc Trường Chinh
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946) – Lời Hịch Non Sông Và ý Nghĩa ...
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam
-
Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12) - Thể Hiện ý Chí, Quyết Tâm Sắt ...
-
Sức Mạnh Khát Vọng Hòa Bình Và Thống Nhất đất Nước
-
Chiến Thắng Điện Biên Phủ 1954 - Sự Kiện Mang Giá Trị Và Tầm Vóc ...
-
Đường Lối Kháng Chiến Chống Pháp Của Đảng Ta Là Gì?