Hải Quân VNCH - NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

222px-Tổ_quốc_-_Đại_dương

Lực lượng hình thành

Trước khi triệt thoái khỏi Việt Nam theo Hiệp định Geneve 1954, quân đội Pháp đã để lại cho quân đội Quốc gia Việt Nam một số chiến hạm và giang đỉnh. Sau đó, cộng thêm với những giang đĩnh của các đoàn tuần giang bán chính quy sáp nhập vào, lực lượng thủy quân Quốc gia Việt Nam gồm có những đơn vị sau:

•3 hộ tống hạm (patrol craft PC)

•2 hải vận hạm (landing ship medium LSM)

•1 tàu thủy đạo (batiment hydrographe)

•3 trục lôi hạm (dragueur, yard mine sweeper YMS)

•2 trợ chiến hạm (landing ship support large LSSL)

•5 giang pháo hạm (landing ship infantery large LSIL)

•4 giang vận hạm (landing craft utility LCU)

•2 tuần duyên hạm (garde côtière GC)

•70 quân vận đĩnh (landing craft mechanized LCM). Trong số này có 2 tiền phong đĩnh (LCM monitor), 4 soái đĩnh (LCM de Commandement), 53 quân vận đĩnh bọc thép (LCM blinde) và 11 quân vận đĩnh loại nhẹ (LCM leger).

•95 tiểu đĩnh gọi chung là (vedette), trong đó có 17 chiếc loại ứng chiến (vedette d’interception), 1 vơ-đét canh phòng (vedette de surveillance), 6 chiếc loại tuần cảng Y (yard). Ngoài ra là các Tiểu Giáp Đĩnh: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM dài 8 mét và 23 chiếc loại FOM dài 11 mét.

•100 tiểu vận đĩnh LCVP (landing craft vehicle personnel), tức là loại tàu nhỏ cỡ như vơ-đét chở được 6 người, trong đó có 81 loại bình thường và 19 loại nhẹ.

•15 sà lan trong đó một sà lan máy, 1 sà lan chở nước và 13 sà lan thường.

•3 tàu dòng (remorqueur)

Ngoài ra, phần lớn các chiến hạm đã cũ và có một vài chiếc không còn dùng được.

Những chỉ huy đầu tiên Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Binh chủng

Lục quân

Hải quân

Không quân

Dấu hiệu/Cấp bậc

Quân hàm

Phù hiệu các đơn vị

Hiệu kỳ các đơn vị

Lịch sử

Tiến trình phát triển

Các đại đơn vị

Các tướng lãnh

Trong những năm đầu mới thành lập, các sĩ quan hải quân người Việt chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, họ không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Hải quân kiêm Phụ tá Hải quân Việt Nam cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, đáng lẽ phải là sĩ quan Hải quân Việt Nam, cũng do giới chức ở ngoài nắm giữ. Tính đến năm 1955, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, Đại tá Récher là sĩ quan Hải quân cao cấp nhất của Hải quân Pháp tại Việt Nam. Vì thế, ông đảm nhiệm cả hai chức vụ Phụ tá Hải quân cho Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam và quyền Chỉ huy trưởng Hải quân Quốc gia Việt Nam.

Cho đến cuối năm 1954, khi Hải quân Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thủy quân cho Việt Nam, quân số Hải quân Quốc gia Việt Nam vẫn còn rất ít. Về cấp sĩ quan, chỉ có một Đại úy Lê Quang Mỹ, tất cả sĩ quan Khóa 1, 2, 3 đều là trung úy, Khóa 4 và 5 là thiếu úy. Ngoài ra, còn thêm các sĩ quan hải quân đầu tiên tốt nghiệp Trường Hải quân Brest (École Navale de Brest) hồi hương khoảng cuối mùa hè 1955.

Do nhu cầu điều động thủy quân trong các cuộc hành quân, ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Hải quân thay thế Đại tá Récher. Tuy nhiên, việc chuyển quyền chỉ có tính cách chính trị vì toàn bộ sĩ quan của Ban Hải quân dưới quyền tướng Đôn đều là các sĩ quan Hải quân Pháp. Cũng vì lý do này mà Chiến dịch Hoàng Diệu đáng lẽ được tiến hành từ tháng 7 năm 1955, nhưng mãi tới ngày 21 tháng 9 năm 1955 mới khởi sự được.

Khi đó chỉ mới có Hải đoàn Xung phong số 21 được đặt dưới sự điều động của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, do Thiếu tá Lê Quang Mỹ làm Hải đoàn trưởng. Các hải đoàn khác tuy đã do sĩ quan Việt Nam làm chỉ huy trưởng, nhưng về hệ thống vẫn còn trực thuộc Bộ Chỉ huy Giang lực (COFFLUSIC) của Pháp. Vì vậy, trong thời gian diễn ra chiến dịch, các hải đoàn Việt Nam tham chiến được đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của Thiếu tá Lê Quang Mỹ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955, bằng một nghị định chính thức, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban Hải quân, Phụ tá Hải quân cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, thay tướng Đôn để chỉ huy hải quân và đoàn thủy quân lục chiến. Vì lẽ này, ông được xem là Chỉ huy trưởng đầu tiên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Danh sách tư lệnh qua các thời kỳ

Họ tên

Thời gian tại chức

Cấp bậc tại nhiệm

Ghi chú

Lê Quang Mỹ

1955-1957

Thiếu tá (1954), Trung tá (1955), Đại tá (1956)

Chỉ huy trưởng Hải quân đầu tiên. Sử dụng chức danh Phụ tá Hải quân cho Tổng tham mưu trưởng

Trần Văn Chơn

1957-1959

Trung tá Hồ Tấn Quyền

1959-1963

Đại tá

Đổi sang chức danh Tư lệnh Hải quân. Bị ám sát ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Chung Tấn Cang

1963-1965

Đại tá (1963), Phó đề đốc (1964) Trần Văn Phấn

1965-1966

Đại tá Cao Văn Viên

1966

Trung tướng

kiêm nhiệm trong 1 thời gian ngắn

Trần Văn Chơn

1966-1974

Đại tá (1966), Phó đề đốc (1967), Đề đốc(1971) Lâm Ngươn Tánh

1974-1975

Đề đốc Chung Tấn Cang

1975

Phó đô đốc

Tư lệnh cuối cùng. Nhậm chức ngày 24 tháng 3, đào nhiệm ngày 29 tháng 4 năm 1975. ————— Lược sử hình thành Nhiệm vụ

Trung tâm Huấn luyện Hải quân trực thuộc Tổng cục Quân huấn theo hệ thống điều hành của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trung tâm được thành lập năm 1952 với nhiệm vụ đào tạo gấp rút Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Thuỷ thủ cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Trong thời kỳ phôi thai, công việc tổ chức và huấn luyện đều do Hải quân Pháp đảm nhiệm.

Tới năm 1955, song song với việc Chính phủ Việt Nam thâu hồi tất cả chủ quyền và cơ sở từ Quân đội Pháp. Trung tâm được đặt dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Hải quân Việt Nam. từ đó về sau, Trung tâm đã cố gắng vượt bậc để cung ứng đầy đủ cán bộ và thuỷ thủ cho cho quân chủng Hải quân ngày càng thêm phát triển và vững mạnh. Các Giai đoạn

Giai đoạn sơ khởi kể từ ngày thành lập:

Từ đầu tháng 7/1952, các cán bộ chỉ huy và huấn luyện hoàn toàn là người Pháp.

Giai đoạn tự chủ:

Kể từ đầu tháng 11/1955 người Pháp bàn giao quyền chỉ huy cho các sĩ quan Việt Nam.

Giai đoạn chuyển tiếp:

Từ tháng 5/1956, việc huấn luyện cán bộ, hạ sĩ quan và thuỷ thủ chuyên nghiệp, hoàn toàn do các huấn luyện viên Việt Nam đảm nhiệm.

Giai đoạn trưởng thành:

Kể từ tháng 5/1957, phân bộ huấn luyện Pháp rời khỏi Trung tâm. Các sĩ quan Việt Nam đảm trách luuôn việc đào tạo các cấp chỉ huy cho Hải quân Việt Nam. Hoạt động

Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang có 4 trường:

Trường Sĩ quan Chỉ huy và Cơ khí Trường Sơ đẳng chuyên nghiệp Trường Trung đẳng chuyên nghiệp Trường Tân binh Hải quân

1/ Trường Sĩ quan Chỉ huy và Cơ khí:

Muốn vào trường này sinh viên phải có bằng Tú tài Toàn phần Toán (ban B) hay Khoa học (ban A), đày đủ sức khoẻ và hạnh kiểm tốt.

Chương trình học được chia ra:

-4 tháng đầu: Ôn lại văn hoá, học về cách tổ chức, việc quản trị và phương pháp điều khiển.

-10 tháng tiếp: Học về ngành chuyên môn Chỉ huy hoặc Cơ khí. Sinh viên phải theo một chương trình huấn luyện về các vấn đề: Sử địa hàng hải, Quốc tế công pháp, Thiên văn học, Thuỷ triều, Thám xuất, Phương pháp điều khiển chiến hạm v.v… hoặc những vấn đề liên quan tới máy móc, điện khí.

-10 tháng sau: Học tiếp về chuyên môn, nặng phần thực hành. Hết thời gian này sinh viên thi ra trường và được mang cấp bậc Hải quân Thiếu úy hoặc Thiếu úy Cơ khí trừ bị.

Sau thời gian 2 năm học tại trường, các tân sĩ quan được gửi đi tập sự trên chiến hạm. Những phần tử ưu tú sẽ được chọn theo học ở ngoại quốc.

2/ Trường Sơ đẳng chuyên nghiệp:

Học viên trường này tối thiểu phải có học lực lớp Đệ Lục (lớp 7).

Thời gian học của một niên khoá là 12 tháng: 3 tháng đầu học về căn bản hải nghiệp và căn bản quân sự. Tiếp đến 9 tháng sau học về chuyên nghiệp như: Kế toán, Thư ký, Vô tuyến, Cơ khí, Vận chuyển, Trọng pháo v.v…

Sau khi ra trường, học viên đủ điểm sẽ được mang cấp bậc chuyên nghiệp. Nếu bị rớt sẽ là thuỷ thủ không nghề.

3/ Trường Trung đẳng Chuyên nghiệp:

Học viên của trường này được tuyển chọn trong số các thuỷ thủ chuyên nghiệp có trình độ van hoá khá hoặc có văn bằng trung học Đệ nhất cấp (Phổ thông cơ sở), biết trọng kỷ luật và có tinh thần phục vụ.

Thời gian học là 3 tháng, đặc biệt nhắm vào việc huấn luyện chuyên môn và cách điều khiển nhân viên. Trong thời gian học, các học viên được mang cấp bậc Hạ sĩ. Đến kỳ thi mãn khoá nếu trúng tuyển, học viên sẽ được đặc cách thăng cấp Hạ sĩ I chuyên nghiệp.

4/ Trường Tân binh Hải quân:

Các tân binh Hải quân sau khi học xong thời kỳ đầu sẽ được tuyển chọn tuỳ theo năng khiếu và ước vọng để theo học trường Sơ đẳng Chuyên nghiệp.

Điểm đặc biệt là các sách giáo khoa đều đã được Trung tâm soạn bằng tiếng việt dự theo tài liệu huấn luyện của Hải quân Pháp, hoa Kỳ và các nước tiến bộ.

Riêng các Sinh viên sĩ quan, ngoài thời gian huấn luyện tại trường và thực tập trong các kỳ đi biển, mỗi năm còn được đi du tập tại Sài Gòn hoặc những thành phố lớn. trong thời gian này các sinh viên sĩ quan có dịp đi thăm viếng các trường Cao đẳng, các Trung tâm khảo cứu, các xí nghiệp kỹ nghệ, công trường quan trọng, các cơ sở liên quan đến Hải quân, kinh tế, quân sự của Quốc gia.

Tóm lại, trung tâm huấn luyện Hải quân đã tổ chức rất thích hợp để đào tạo cho Hải quân VN những con người giỏi chỉ huy, thích hoạt động đủ sức vượt gian lao và thắng biển cả.

Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang đã thực hiện hết sức cho quân chủng Hải quân nói riêng, tròn trách nhiệm đối với Quân lực và Tổ Quốc Việt Nam Cộng hòa cho tới tháng 4/1975 thì chấm dứt nhiệm vụ.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Cấp Bậc Vnch