Hăm Tã Nổi Mụn Có Nguy Hiểm Không? - Kháng Khuẩn Vượt Trội
Có thể bạn quan tâm
Hăm tã nổi mụn thường gặp ở trẻ trong giai đoạn mặc tã. Nếu không được chữa trị đúng cách, mụn có thể bị vỡ gây tổn thương nặng hơn cho bé. Bài viết này sẽ giúp cho các mẹ có được cách xử trí hiệu quả khi bé bị hăm tã nổi mụn.
I. Nguyên nhân nào gây ra hăm tã?
Hăm tã gây ra tình trạng viêm da ở vùng quấn tã, một số trẻ còn bị nổi mụn nước rất dễ vỡ. Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh hăm tã nổi mụn:
1. Mồ hôi và độ ẩm vùng da quấn tã
Vùng da đeo tã nếu bị ẩm ướt lâu dài cũng là nguy cơ dẫn đến bé bị hăm tã. Do đó khi thời tiết nóng bức, khó chịu, bé bị đổ mồ hôi các mẹ cần lưu ý giữ cho bé được thông thoáng nhất có thể.
Phân và nước tiểu nếu lưu giữ ở tã quá lâu cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy phụ huynh cần chú ý kiểm tra và thay tã sớm sau khi bé đi tiểu hay đi ị.
Nếu bé bị hăm tã do nguyên nhân tiêu chảy kéo dài, mẹ tham khảo bài viết: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
2. Trẻ có cơ địa da nhạy cảm
Những trẻ da dễ bị kích ứng có nguy cơ bị hăm tã nổi mụn cao hơn những đứa trẻ khác. Khi có những tác nhân lạ tiếp xúc như chất liệu của tã không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng hăm tã.
3. Da bị nhiễm vi khuẩn, virus
Vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội xâm nhập nếu da bé bị ẩm ướt bởi những yếu tố kể trên. Vùng da quấn tã sẽ bị viêm, thậm chí có thể bị nổi mụn và trở nặng nếu không được điều trị thích hợp.
4. Chất liệu tã không thích hợp
Những trẻ có cơ địa da dị ứng các mẹ cần lưu ý kỹ khi lựa chọn tã cho bé. Một số loại tã có những chất liệu hay chất tạo mùi thơm có thể gây dị ứng. Nếu sử dụng trong thời gian dài bé dễ bị hăm tã nổi mụn.
Những yếu tố khác như sử dụng kháng sinh điều trị bệnh kéo dài hay tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã nổi mụn.
II. Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn
Hăm tã nổi mụn thường tiến triển từ hăm tã thông thường khi không được điều trị đúng cách. Những dấu hiệu điển hình có thể như.
- Vùng da đeo tã của bé bị đỏ rộp nhất là ở vùng bẹn, mông, háng hay bộ phận sinh dục.
- Mụn li ti dần xuất hiện sau vài ngày nếu hăm tã không được trị khỏi.
- Sau đó mụn li ti dần tiến triển thành mụn nước to hơn, dễ vỡ.
- Khi vỡ những mụn nước này sẽ gây ra tình trạng viêm, loét vùng da đó và có thể lây lan sang các khu vực khác.
Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn như hình ảnh trên đây
Khi bị hăm tã nổi mụn bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm.
>>> Xem bài viết: Bí quyết trị hăm tã tại nhà nhanh khỏi mẹ cần biết
III. Cách xử lý bệnh hăm tã nổi mụn nhanh chóng nhất
Để chữa hăm tã nổi mụn nhanh chóng nhất cho bé, các mẹ cần chú ý một số cách sau:
1. Sát khuẩn vùng da mang tã
Hăm tã gây ra tình trạng viêm da do nhiễm khuẩn. Do đó sát khuẩn sẽ giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh, ngăn không cho chúng xâm nhập và làm nặng thêm tình trạng viêm.
Nếu các mẹ chưa biết nên sử dụng sản phẩm sát khuẩn nào phù hợp cho bé thì hãy tham khảo bộ đôi dung dịch kháng khuẩn Dizigone và Dizigone baby.
Dizigone là sản phẩm sát khuẩn sử dụng công nghệ ion tiên tiến hàng đầu Châu Âu, có nhiều tính năng phù hợp cho trẻ bị hăm tã nổi mụn:
- Khả năng sát khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ, đảm bảo tiêu diệt 100% vi khuẩn chỉ trong vòng 30 giây.
- Có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn, virus và bào tử nấm.
- Có chứa các thành phần dịu nhẹ cho da, không gây đau xót, không kích ứng khi sử dụng.
- Dizigone không hề gây tổn thương tế bào sợi của da, từ đó giúp da bé mau chóng hồi phục, không gây sẹo.
- Hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
Sát khuẩn vùng da hăm tã bằng dung dịch Dizigone đem lại hiệu quả cao
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
- Xịt hay rửa vùng da bị hăm tã nổi mụn bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone trong vòng 30 giây.
- Sử dụng khăn sạch để lau khô, có thể sử dụng sát khuẩn mỗi khi thay tã cho bé.
- Sau đó thoa lớp kem Dizigone baby lên vùng da hăm của bé
2. Dưỡng ẩm vùng da bị hăm tã
Hăm tã gây tổn thương da, nếu mụn vỡ sẽ xuất hiện các vết loét. Để vùng da bé được mau lành, không để lại sẹo các mẹ có thể tham khảo sử dụng kem dưỡng ẩm da.
Kem bôi Dizigone Nano Bạc sẽ giúp dưỡng ẩm, dịu da và kích thích da bé mau lành:
- Thành phần có chứa phân tử Nano bạc cùng các tinh chất từ thảo dược như Cúc La mã, Tràm trà giúp duy trì khả năng kháng khuẩn lâu dài.
- Chiết xuất Lô hội, D – Panthenol duy trì khả năng dưỡng ẩm, kích thích tái tạo tế bào da, giúp tình trạng hăm tã mau lành, không để lại sẹo.
Các mẹ có thể sử dụng kết hợp dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc. Sau khi sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone, bôi một lớp kem mỏng Dizigone Nano bạc. Đợi vài phút rồi tiến hành mặc tã cho bé.
>>> Xem bài viết: Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này
IV. Cách chăm sóc khi bé bị hăm tã nổi mụn
Hăm tã nổi mụn có thể được xử trí dễ dàng nếu biết phương pháp phù hợp. Bên cạnh việc sát khuẩn da cho bé,.phụ huynh cần lưu ý những cách chăm sóc cho bé nhà mình như sau:
1. Chọn những loại tã chất liệu an toàn
Khi bé bị hăm tã, phụ huynh hãy chọn những loại tã chất liệu mềm mại,.không chứa các chất làm thơm thì càng tốt. Lưu ý không quấn tã quá chật và thay tã thường xuyên cho bé.
2. Cách vệ sinh hàng ngày
. Tắm và rửa vệ sinh bằng nước ấm sẽ rất tốt cho bé bị hăm tã.
3. Đảm bảo da trẻ được khô thoáng
Khi bé bị hăm tã, các mẹ hãy cố gắng giữ cho da bé được khô thoáng. Không quấn tã quá chật, mặc quần áo rộng rãi vừa giúp bé được thoải mái.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi bé bị hăm tã. Nếu còn thông tin nào cần giải đáp, hãy liên hệ đến số HOTLINE 1900 9482. Dược sĩ đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Từ khóa » Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không
-
Bệnh Hăm Tã ở Trẻ Nhỏ | Sở Y Tế Nam Định
-
Hăm Tã Và 5 Cấp độ Hăm Nguy Hiểm Hơn Mẹ Tưởng - Earthmama
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Dẫn Xử Trí | Vinmec
-
Trẻ Bị Hăm Tã: Khi Nào Nên đi Khám Bác Sĩ? | Vinmec
-
Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không? 3 Vấn đề Bé Có Thể Gặp - Mamamy
-
Hăm Tã Là Gì? Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không?
-
Hăm Tả ở Trẻ Nhỏ Có Nguy Hiểm Không? - Evashop
-
Trẻ Bị Hăm Tã: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào Là An Toàn
-
Bệnh Hăm Da ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị ...
-
Hăm Tã: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hăm Tã Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý | Huggies
-
Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Chữa Hăm Tã Nhanh Nhất