Hăm Tả ở Trẻ Nhỏ Có Nguy Hiểm Không? - Evashop

Bé bị hăm tã luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các mẹ. Nhưng làm thế nào để phòng tránh cũng như điều trị khi bé bị hăm tã thì không phải người mẹ nào cũng biết.

Hiểu được điều này, Evashop xin chia sẻ đến các mẹ những cách cơ bản để nhận biết và bảo vệ bé khỏi chứng bệnh khó chịu này.

Nhận biết bé bị hăm tã như thế nào?

Hăm tã là tình trạng viêm da kích ứng. Vùng da ở mông, ở vùng kín của con xuất hiện vết mẩn đỏ nhẹ, lan rộng ở các ngấn, kẽ vùng bẹn, mông, đùi. Con khóc suốt vì ngứa ngáy, khó chịu.

Mức độ hăm tã nặng nề có thể gây ra tình trạng đau rát, thậm chí chảy máu. Tình trạng hăm tã có thể xuất hiện khi trẻ được 6 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn.

các triệu chứng hăm tả

Các dấu hiệu nhận biết hăm tả ở trẻ nhỏ

Không khó để nhận biết hiện tượng hăm tã ở trẻ, theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa khi thấy da của trẻ ở vùng quấn tã bị đỏ, nhất là ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai chính là dấu hiện sớm nhận biết nhất khi trẻ bị hăm tã.

Hăm tả có nguy hiểm không?

Hăm tã ban đầu khá vô hại, chỉ là ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị, chúng tạo môi trường cho bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng.

Mức độ hăm tả ở trẻ

Các mức độ hăm tả ở bé

Làn da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 so với người lớn, các chức năng cân bằng trên da chưa phát triển hết. “Thành trì” mỏng manh của bé yêu rất dễ xuất hiện hiện tượng hăm tã tại vùng da tiếp xúc với tã.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nhưng nguyên nhân thông thường nhất vẫn là do nước tiểu và phân tiếp xúc với da bé quá lâu. Các vi khuẩn trong phân trẻ sẽ phân hủy nước tiểu và giải phóng ammoniac gây nhiễm khuẩn trên da bé.

Các yếu tố gây hăm tã?

Tã lót không thoải mái

Đóng bỉm quá chặt hoặc dùng loại tã lót kém chất lượng, chất liệu nhiều nylon gây bí da bé yêu. Chính vì vậy, bác sĩ Nhi khoa thường khuyên mẹ nên kiểm tra tình trạng bỉm tã của trẻ sơ sinh, thay cho con thường xuyên.

hăm tả

Mẹ nên kiểm tra tình trạng và chất lượng tả cho bé

Tiếp xúc chất thải bài tiết

Nước tiểu có tính axit. Phân chứa nhiều vi khuẩn và enzyme bài tiết, môi trường kiềm có độ pH cao. Khi các chất thải bài tiết này tiếp xúc làn da bé một thời gian, chúng gây ngứa ngáy và kích ứng.

Quần áo dính chất bẩn, tã lót bẩn càng tiếp xúc vùng dưới của bé lâu chừng nào mức độ hăm tã càng nặng. Chính vì vậy, thời gian thay quần áo, bỉm tã cho con nên định kỳ từ 2-2,5 tiếng đồng hồ.

bé hăm tả

Nên thay bỉm cho bé mỗi 2 đến 2,5 giờ đồng hồ

Nếu bé sơ sinh gặp triệu chứng tiêu chảy, mẹ càng phải quan tâm đến con nhiều hơn, thay đồ thường xuyên hơn, đảm bảo lúc nào bé cũng sạch sẽ và khô ráo.

Viêm da tiết bã

Tương tự tình trạng “cứt trâu” xuất hiện trên da dầu. Triệu chứng này có thể lan xuống dưới, hoặc xuất hiện ở vùng da tiếp xúc tã.

Trẻ bị viêm da tiết bã vùng mặc tã có hiện tượng da bong tróc và ngứa.

Nhiễm nấm Candida

Da bị kích thích cũng là đất màu mỡ cho nấm Candida phát triển. Đây là chủng nấm giống loại nấm gây nhiễm trùng miệng ở trẻ sơ sinh, hoặc gây nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ.

hăm tả 1

Nhiễm nấm Candida có thể xuất phát từ việc mẹ dùng kháng sinh cho bé

Candida có mặt trong ruột và da người, nhưng thường được kiểm soát bởi vi khuẩn hữu ích. Nhiễm nấm Candida dễ xảy ra khi bé yêu nhà bạn dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này diệt đi vi khuẩn có ích cùng với các khuẩn khác, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Việc dùng kháng sinh cũng dễ gây tiêu chảy cho làm giảm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột làm bé dễ nhiểm khuẩn.

Nhiễm khuẩn trên da

Vi khuẩn trên da cũng là nguyên nhân gây hăm tã cho bé. Trong đó, một triệu chứng kích ứng da nghiêm trọng gọi là Hội chứng da bỏng rộp, gây ra bởi chủng vi khuẩn tụ cầu.

chủng tụ cầu

Nếu bé có triệu chứng này cần đưa bé đên ngay TT y tế

Tình trạng xuất hiện đầu tiên là đỏ da, sau đó da xuất hiện các vết rộp tổn thương, có túi nước. Nếu da con bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy đưa bé đến các trung tâm y tế ngay lập tức.

Cách giúp bé ngăn ngừa và giảm hăm tả như thế nào?

- Chọn loại tã tốt, sử dụng chất liệu thông thoáng thân thiện và thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng hăm da. Tuy nhiên, một khi đã bị hăm, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng tã thời gian dài. Vùng da quanh tã thông thoáng, khô ráo sẽ mau lành hơn.

- Nên sử dụng tã vải vào buổi tối khi bé đi ngủ. Lót một lớp đệm mỏng có khả năng thấm hút nước bên dưới phòng trường hợp bạn ngủ quên thì bé cũng không bị ẩm ướt.

- Không chà xát vùng da bé. Vệ sinh kỹ vùng kín của bé. Lau khô bằng cách chấm, thấm nhẹ nhẹ vào vùng da ướt bằng khăn bông khô.

hăm tả

Nên dùng bông mềm thấm khô quanh vùng kín cho bé

- Nên dùng sữa tắm chuyên biệt không mùi, ít bọt, tránh những sản phẩm có nồng độ cồn và hương liệu sẽ làm khô ngứa da bé, càng làm da bé bị tổn thương hơn

Tham khảo các sản phẩm làm sạch an toàn cho bé tại evashop: Click xem

- Nên thoa một lớp tinh dầu/kem dưỡng ẩm làm mềm da cho bé trước khi đeo tã mới.

- Không nên sử dụng phấn rôm cho bé. Loại phấn này không những không giảm được viêm da mà còn bít lỗ chân lông, làm bệnh nặng nề hơn. Thành phần phấn rôm có bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo, chất tạo hương sẽ gây hại cho đường hô hấp của bé

- Nên tìm đúng loại dược mỹ phẩm an toàn, thân thiện với vùng da mỏng manh, nhạy cảm của con. Sử dụng thường xuyên sản phẩm chuyên dụng để làm giảm và ngăn ngừa tối đa hăm tã trở lại.

Tham khảo các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da bé tại evashop: Click xem

Nguồn: sưu tầm

Từ khóa » Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không