Hăm Tã Và Rôm Sảy: Chi Tiết 9+ Cách Phân Biệt CHÍNH XÁC

Hăm tã và rôm sảy là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân và cách điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện của hai tình trạng này có nhiều điểm giống nhau khiến ba mẹ nhầm lẫn. Dưới đây là 9+ cách phân biệt chính xác hăm tã và rôm sảy giúp mẹ xác định và tìm được cách điều trị phù hợp.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Phân biệt nguyên nhân gây ra hăm tã và rôm sảy
  • 2. Phân biệt biểu hiện của hăm tã và rôm sảy
  • 3. Kinh nghiệm điều trị hăm tã và rôm sảy
  • 4. Cách phòng tránh hăm tã và rôm sảy ở trẻ nhỏ

1. Phân biệt nguyên nhân gây ra hăm tã và rôm sảy

Nguyên nhân gây hăm tã chủ yếu do các yếu tố gây kích ứng, vi khuẩn, nấm làm tổn thương da. Trong khi đó, nguyên nhân gây rôm sảy lại do bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được gây ra các mảng sần sùi, mụn nước trên da.

1.1. Nguyên nhân gây ra hăm tã

Quấn tã quá chặt gây hăm tã
Quấn tã quá chặt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hăm tã ở trẻ

Nguyên nhân hăm tã chủ yếu do các yếu tố gây kích ứng, vi khuẩn, nấm làm tổn thương da bé. Các yếu tố kích ứng này đến từ việc:

  • Vệ sinh không sạch phân, nước tiểu gây kích ứng: Nước tiểu khi tiếp xúc với da sẽ phân hủy thành những chất như amoniac gây kích ứng da. Phân là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm.
  • Độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao: Nắng nóng, bé đổ mồ hôi và đi tiểu nhiều làm vùng da mặc tã luôn ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời gây kích ứng da bé.
  • Ma sát giữa tã với da bé: Tã chật gây bí bách đồng thời cọ xát gây tổn thương da, tạo vết thương hở dễ bị nhiễm trùng, hăm.
  • Tã bỉm không đảm bảo chất lượng: Tã bỉm chứa chất hóa học, chất làm trắng, chất tạo mùi, chất liệu vải thô cứng dễ gây kích ứng da dẫn đến hăm tã.
  • Đột ngột thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cho bé ăn đồ ăn gây kích ứng: Đột ngột thay đổi chế độ ăn (trẻ đang bú mẹ chuyển sang ăn dặm), hệ tiêu hóa của bé không thích nghi kịp, bé dễ bị tiêu chảy làm tình trạng hăm nặng hơn. Bên cạnh đó, một số loại thức ăn như: đậu phộng, hải sản, sữa… có thể gây kích ứng da bé dẫn đến hăm.

1.2. Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ em
Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi chưa phát triển là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng rôm sảy

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rôm sảy là do bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được gây ra các mảng sần hoặc mụn nước trên da. Các yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông bao gồm:

  • Hệ bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Các ống và tuyến mồ hôi của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi thường khó thoát ra ngoài. Mồ hôi bị giữ lại dưới da gây phát ban, rôm sảy.
  • Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ tăng cao khiến bé nóng bức kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt gây bí bít lỗ chân lông.
  • Mặc tã bỉm chật: Tã bỉm chật, thấm hút kém làm mồ hôi bị giữ lại trên da gây bít tắc, vi khuẩn, nấm dễ sinh sôi tạo điều kiện rôm sảy phát triển.
  • Bé bị nóng trong người: Thân nhiệt cao nên hệ bài tiết mồ hôi hoạt động nhiều hơn để làm mát cơ trẻ. Mồ hôi không thoát ra hết bị giữ lại dưới da hình thành nên những mảng rôm sảy.

Xem thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm thế nào?

2. Phân biệt biểu hiện của hăm tã và rôm sảy

Hăm tã và rôm sảy
Hăm tã chỉ xuất hiện mông, bẹn, hàng, còn rôm sảy có thể xuất hiện toàn thân

Dựa vào những biểu hiện ngoài da, mẹ có thể phân biệt hăm tã và rôm sảy. Các biểu hiện giống nhau như:

  • Ban đầu xuất hiện những vùng da ửng hồng. Sau đó dần đậm màu, đỏ hơn, hơi giống phát ban.
  • Có thể tiến triển thành mụn nước, mụn rộp, lở loét.
  • Đều gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm bé muốn gãi vùng tổn thương.

Ngoài ra, 2 bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau hoàn toàn:

Hăm tã

Rôm sảy

Vị trí xuất hiện

Chỉ xuất hiện ở vùng mang tã bỉm như: mông, bẹn, bộ phận sinh dục.

Xuất hiện khắp cơ thể, các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, vai, ngực, lưng thận chí có cả ở mặt, đầu.

Đặc điểm bề mặt da

Vùng hăm tã thường phẳng, các vết đỏ lặn dưới da, ít khi sần lên. Da nóng và ẩm

Vùng bị rôm sảy là những mảng sần nổi li ti, da khô hơn vùng da khác.

Tại các vùng da có nếp gấp dễ xuất hiện mụn nước, mụn mủ và lở loét.

Xuất hiện nhiều mụn nước trên những mảng sần, mụn nước có thể vỡ ra tạo thành lớp màng khô trên da.

Triệu chứng khác

Bé đau rát, khó chịu mỗi khi đi tiểu, da tiếp xúc với nước hoặc khi mẹ thay bỉm.

Bé ngứa nhiều, bứt rứt, gãi làm vùng rôm chảy nước, trầy xước.

2 bệnh này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da cơ địa. Chính vì vậy bạn nên tham khảo thêm bài viết viêm da cơ địa trẻ sơ sinh của chúng tôi để có thể phân biệt chính xác nhất.

3. Kinh nghiệm điều trị hăm tã và rôm sảy

Sau khi xác định được bé bị hăm tã hay rôm sảy, mẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây.

3.1. Điều trị hăm tã

bôi kem trị hăm tã
Da bé rất nhạy cảm, vì vậy mẹ cần cẩn thận tuyệt đối khi lựa chọn kem điều trị hăm tã cho con

Trường hợp trẻ bị hăm tã, nguyên nhân phần lớn do yếu tố bên ngoài làm kích ứng da bé. Vì vậy, mẹ cần tập trung giảm yếu tố gây kích ứng, giữ da bé luôn sạch sẽ và thông thoáng kết hợp các phương pháp điều trị đặc trị hăm tã khác. Cụ thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày:
    • Vệ sinh vùng mông, bẹn sạch sẽ mỗi khi thay tã.
    • Tắm, rửa vùng da hăm bằng nước nấu từ các loại thảo dược như: khổ qua, cỏ mần trầu, lá kinh giới, cây sài đất, trà Shan tuyết,..
    • Dùng nước tắm thảo dược có công dụng làm sạch dịu nhẹ và hỗ trợ điều trị hăm.
  • Giảm các yếu tố gây kích ứng:
    • Tránh để da tiếp xúc với phân và nước tiểu bằng việc thay tã, bỉm thường xuyên, nhất là sau khi trẻ đi ngoài.
    • Chọn tã vừa với người bé, tránh để tã cọ xát vào da.
    • Không dùng kem bôi, tã, sữa tắm có chứa các thành phần gây kích ứng như: Cồn, chất tẩy rửa, hương liệu,…
  • Dùng kem bôi trị hăm: Dùng kem hăm tã ngay khi trẻ có dấu hiệu hăm tã để bé khỏi nhanh hơn. Một số kem hăm tã an toàn với trẻ: Kem Bepanthen (Đức), kem Sudocrem (Anh), Kem Cetaphil (Mỹ), kem Desitin (Canada), kem Chicco (Ý).
  • Dùng thuốc đặc trị: Trường hợp trẻ hăm tã nặng, vết hăm có dấu hiệu lở loét, mụn mủ sưng, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được khám và chỉ định dùng thuốc đặc trị. Các nhóm thuốc trị hăm tã: Thuốc chống viêm, sát trùng, kháng nấm, kháng sinh.

3.2. Điều trị rôm sảy

tắm nước lá để trị rôm sảy cho bé
Mẹ có thể trị rôm sảy cho bé bằng cách tắm các loại lá thảo dược cho bé

Với các bé bị rôm sảy, mẹ cần tập trung vào làm sạch, làm mát da và giảm tiết mồ hôi. Từ đó giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông giúp giảm các triệu chứng rôm sảy.

  • Làm mát từ bên trongCho trẻ uống nhiều nước kết hợp ăn các thức ăn có tính mát như: đậu phụ, bí đao, củ đậu, rau xanh (rau ngót, cà rốt, dưa chuột…), trái cây (cam, bưởi, táo, thanh long,…). Cần tránh đồ ăn nhiều đạm, đồ ngọt, đồ dầu mỡ.
  • Làm mát từ bên ngoài: Cho bé mặc quần áo thoáng mát ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có thể “nude”. Cùng với đó, cần đảm bảo nhiệt độ phòng vừa phải (khoảng 28°C), không để không khí trong phòng quá khô.
  • Làm sạch da: Mẹ thường xuyên lau mồ hôi kết hợp cho bé tắm nước tắm thảo dược hoặc lá tắm để làm sạch vùng da rôm sảy, tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Dùng thuốc bôi để giảm triệu chứng: Khi trẻ bị rôm sảy kèm theo ngứa và châm chích nhiều, mẹ có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chỉ định thuốc bôi, giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Một số thuốc thường được bác sĩ dùng:
    • Calamine lotion: Làm dịu da, giảm ngứa, giảm châm chích da.
    • Thuốc anhydrous lanolin: Giảm bít tắc lỗ chân lông, ngăn rôm sảy lây lan sang vùng da khác.

Trị hăm tã và rôm sảy AN TOÀN, HIỆU QUẢ với nước tắm thảo dược

Dòng nước tắm thảo dược Dr.Papie được các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng để làm sạch và hỗ trợ điều trị hăm tã và rôm sảy cho trẻ nhờ ưu điểm vượt trội:

    • Điều trị và phòng ngừa hiệu quả rôm sảy, hăm tã ở trẻ nhỏ: Nước tắm Dr.Papie chứa các chiết xuất thực vật như: Cỏ mần trầu, sài đất, trà Shan tuyết… chứa nhiều “kháng sinh thực vật” có công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn các tác nhân gây kích ứng da. Từ đó giảm triệu chứng hăm tã, phòng ngừa nhiễm trùng do hăm tã và rôm sảy.
    • Tăng cường đề kháng cho da, tái tạo và phục hồi vùng da tổn thương do hăm tã nhờ các thành phần như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa…
    • An toàn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Thành phần 100% tự nhiên, đạt chuẩn hữu cơ Châu Âu, được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
    • Cách sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian cho mẹ.

Sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie mỗi ngày 1 lần, tình trạng hăm tã và rôm sảy sẽ cải thiện rõ rệt sau 3 – 5 ngày.

Dùng nước tắm Dr.Papie để trị hăm tã và rôm sảy
Có thể sử dụng nước tắm thảo dược dịu nhẹ cho trẻ, để trị hăm tã và rôm sảy

Xem thêm:

  • Top 9 cách trị hăm tã theo chuyên gia
  • Bé bị hăm tã phải làm gì đầu tiên?
  • Cách trị hăm tã cho bé gái an toàn nhất

4. Cách phòng tránh hăm tã và rôm sảy ở trẻ nhỏ

Hăm tã và rôm sảy đều dễ tái phát ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ cần có biện pháp phòng tránh phù hợp. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia Nhi khoa Dr.Papie mẹ nên lưu nhớ.

4.1. Cách phòng tránh hăm tã

Để phòng tránh hăm tã ở trẻ nhỏ, mẹ cần giữ cho da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, nâng cao đề kháng chống lại tác nhân gây hăm:

  • Thay tã bỉm thường xuyên, 4 tiếng/lần, đảm bảo vùng tã lót của bé luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Chọn tã vừa vặn, mềm, thấm hút tốt, ưu tiên các thương hiệu tã bỉm uy tín: Merries, Moony, Huggies, Pamper…
  • Giữ mông bé luôn khô thoáng bằng cách để mông “nude” nhiều lần trong ngày.
  • Cho bé ăn thực phẩm mát như rau xanh, trái cây, ưu tiên món ăn luộc, hấp.
  • Dùng nước tắm thảo dược để vệ sinh, không sử dụng nước tắm nguồn gốc không rõ ràng vì có thể chứa chất tẩy rửa hoá học gây kích ứng da bé.

Lưu ý: Không sử dụng phấn rôm để làm khô, gây bít lỗ chân lông, kích ứng da có thể khiến trẻ bị hăm tã nặng.

4.2. Cách phòng tránh rôm sảy

Phòng tránh rôm sảy ở trẻ nhỏ mẹ cần chú ý:

  • Sử dụng quần áo có chất liệu vải mềm, thấm hút tốt. Hạn chế cho bé mặc quá nhiều quần áo, mặc quần áo chật.
  • Chỗ ngủ của bé phải thoáng mát, sạch sẽ, thông khí tốt. Dùng điều hòa hoặc quạt không khí khi thời tiết quá nóng.
  • Giữ cho da bé sạch sẽ, khô ráo, hạn chế thoa kem hay phấn rôm lên da gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Cho bé ăn thực phẩm có tính mát như: rau xanh, trái cây, đậu phụ… Hạn chế những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như: trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men…

Hăm tã và rôm sảy đều dễ gặp ở trẻ, mẹ cần sớm phân biệt hai tình trạng da này để có phương án điều trị đúng nhất. Nếu còn băn khoăn về tình trạng bệnh của bé, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

Từ khóa » Hăm Tã Và Rôm Sảy