Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Rôm sảy và hăm tã
- Chăm sóc trẻ bị rôm sảy
- Chăm sóc trẻ bị hăm tã
- Những lưu ý khi chọn sản phẩm điều trị trẻ bị rôm sảy
Bé thường xuyên ngứa ngáy, quấy khóc ắt hẳn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc làm cha mẹ có con nhỏ. Vậy mẹ có biết những vấn đề về da chính là thủ phạm khiến bé gặp tình trạng khó chịu này? Những bệnh lý về da thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như chức năng đề kháng da còn yếu hoặc da bé mới sinh rất mong manh và nhạy cảm. Trong đó, vấn đề về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh chính là rôm sảy và hăm tã. Sau đây, mời quý phụ huynh cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm về vấn đề này nhé.
Rôm sảy và hăm tã
1. Rôm sảy
Rôm sảy – hay còn được gọi là phát ban nhiệt, xảy ra khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi lại dưới da. Rôm sảy gồm 3 loại:1
- Rôm sảy kết tinh (miliaria crystallina): Dạng phát ban nhiệt nhẹ nhất – ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Dạng này biểu hiện ở các mụn nước trong suốt, chứa đầy dịch và dễ vỡ ra.
- Rôm đỏ: Loại xuất hiện sâu hơn trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mụn đỏ và ngứa hoặc cảm giác châm chích ở vùng bị ảnh hưởng.
- Rôm sảy dạng miliaria pustulosa: Xảy ra khi các mụn nước của rôm đỏ bị nhiễm trùng và chứa đầy mủ.
2. Hăm tã
Trong khi đó, hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 15 tháng tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nguyên nhân gây hăm tã là do nấm men. Loại nấm này phát triển mạnh nhất ở những nơi ấm, ẩm ướt, chẳng hạn như vùng dưới tã.2
Hăm tã được chia thành 3 cấp độ chính:3
- Cấp độ nhẹ: thường giới hạn trong một vùng nhỏ và không gây đau hay khó chịu cho trẻ sơ sinh. Trên da bé xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ, một vài nốt mụn rải rác, vảy mỏng và khô. Bé có cảm giác châm chích khi đi tiểu hoặc đi ngoài.
- Cấp độ trung bình đến nặng: các mảng phát ban thường có màu tươi hơn và lan rộng hơn. Vết phát ban có thể có sưng, có mụn nước và loét, gây cảm giác đau, khó chịu. Khi đó, mẹ cần đưa bé đi kiểm tra liệu có bị nhiễm trùng hay không.
- Cấp độ nặng: da bé xuất hiện các vết mẩn đỏ trên diện rộng và cảm giác đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trên da còn có các đốt mụn, loét, phồng rộp, da khô nứt nẻ.
Cả rôm sảy và hăm tã đều gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, từ đó trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, dễ giật mình khi ngủ,… Chính vì vậy, tình trạng hăm tã và rôm sảy cần được các bà mẹ đặc biệt quan tâm để tránh những biến chứng nặng hơn.
Chăm sóc trẻ bị rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy thường gặp vào mùa hè, ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng hàng đầu để chăm sóc trẻ bị rôm sảy chính là không để mồ hôi làm bít các lỗ chân lông. Các mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp chăm sóc rôm sảy cho bé như sau:1
- Giảm nhiệt độ trong nhà nếu có thể.
- Nới lỏng quần áo, hạn chế mặc quần áo bó sát cho bé.
- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ.
- Với những nốt ban lớn, cho bé tắm nước mát, không dùng xà phòng trong khoảng 10 phút.
- Với những nốt mẩn ngứa nhỏ, hãy đắp một miếng khăn ướt và mát lên vùng da đó, trong 5 đến 10 phút, sau đó để da tự khô.
Không sử dụng thuốc mỡ: Vì các thuốc này có thể làm tắc các tuyến mồ hôi.
Chăm sóc trẻ bị hăm tã
Khi bé xuất hiện các triệu chứng của hăm tã như tấy đỏ và có vảy ở vùng da mặc tã, hoặc xuất hiện mụn nhọt, mụn nước, các mẹ cần “bỏ túi” một số phương pháp chăm sóc da bé sau đây:3 4
- Thường xuyên cởi tã để phần mông của bé tiếp xúc với không khí.
- Thay tã cho bé ngay khi tã ướt hoặc bẩn.
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và khăn trải giường của bé.
- Thay đổi loại tã đang sử dụng biết đâu bé bị dị ứng với thành phần của tã.
- Theo dõi thay đổi trên da và hệ tiêu hóa của bé khi cho bé ăn loại thức ăn mới.
- Tránh các loại trái cây có thể gây hăm tã: trái cây họ cam quýt, dâu tây, dứa, cà chua,…
- Không cho bé dùng các loại kem steroid tự mua ở hiệu thuốc (hydrocortisone) trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Những lưu ý khi chọn sản phẩm điều trị trẻ bị rôm sảy
Khi trẻ bị rôm sảy, hăm tã, các mẹ không cần phải lo lắng quá mức mà vội vàng tìm mua các loại kem trị rôm, hăm không phù hợp. Thay vào đó, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm… vừa hiệu quả lại thân thiện với làn da em bé. Đồng thời, các mẹ nên lưu ý tránh các sản phẩm có chứa các chất kích ứng, gây hại cho làn da bé như cồn, paraben, propylene glycol.
Tình trạng trẻ bị rôm sảy và hăm tã ngày càng trở nên phổ biến và là mối lo ngại hàng đầu của các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, thực chất đó chỉ là những tình trạng viêm da bình thường; và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Các mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm trị hăm tã và rôm sảy cho bé một cách thông minh nhất nhé!
Từ khóa » Hăm Tã Và Rôm Sảy
-
Hăm Tã Và Rôm Sảy: Chi Tiết 9+ Cách Phân Biệt CHÍNH XÁC
-
Phân Biệt Rôm Sảy Và Bệnh Hăm Tã ở Trẻ Em - Nhà Thuốc Long Châu
-
Rôm Sẩy Và Hăm Tã ở Trẻ Trong Mùa Nắng Nóng - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mách Mẹ Cách Phân Biệt Hăm Tã Và Rôm Sảy Chính Xác Nhất
-
Hăm Tã Và Rôm Sảy - Phân Biệt để Tránh Những Sai Lầm Trong điều Trị
-
Phân Biệt Hăm Tã Và Rôm Sảy Cùng Cách Xử Lý để Bé Khỏi Nhanh Nhất
-
Mách Mẹ Cách điều Trị Rôm Sảy, Hăm Tã Tại Nhà - YouMed
-
Mẹo Chăm Sóc Trẻ Bị Hăm Tã, Rôm Sảy - VnExpress Sức Khỏe
-
Mách Mẹ Cách Phân Biệt Hăm Tã Và Rôm Sảy Chính Xác Nhất - Dr.Papie
-
Cách Phân Biệt Hăm Tã Và Rôm Sảy ở Trẻ - Biohoney Baby
-
Mùa ẩm Nóng: Phân Biệt Rôm Sảy Và Hăm Tã để Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh ...
-
Bật Mí Các Cách Hỗ Trợ điều Trị Rôm Sảy, Hăm Tã Tại Nhà Cho Bé - Eva
-
Chăm Sóc Bé Bị Chàm Sữa, Rôm Sảy Và Hăm Tã Vào Mùa Hè Nắng Nóng