Hăm Tã Và Rôm Sảy - Phân Biệt để Tránh Những Sai Lầm Trong điều Trị

Hăm tã và rôm sảy là hai chứng bệnh có triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị lại khác. Hiểu rõ về 2 chứng bệnh này sẽ giúp mẹ tìm được cách chữa trị phù hợp nhất.

1. Nguyên nhân gây ra hăm tã và rôm sảy

Theo thống kê, hăm tã, rôm sảy là hai chứng bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 2 tháng đến 3 tuổi. Triệu chứng, dấu hiệu khá giống nhau nên không ít bố mẹ nhầm lẫn về hai loại bệnh này.

1.1. Nguyên nhân gây ra hăm tã

Hăm tã xảy ra khi da tiếp xúc lâu ngày với các tác nhân gây kích ứng, viêm nhiễm. Da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư ngụ và phát triển thành bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là:

  • Độ ẩm môi trường cao: Đây là nguyên nhân giống nhau của bệnh hăm tã và rôm sảy. Trẻ hoạt động vui chơi trong khi đang mặc bỉm, tã thì mồ hôi sẽ tích tụ lại trong bỉm. Hay khi trẻ tiểu tiện, đại tiện làm bỉm bị ẩm ướt. Đó là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi, tiếp xúc với da bé và gây hăm tã.
  • Ma sát giữa tã, bỉm với vùng da của trẻ lâu ngày: Làn da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi mặc bỉm, đóng tã trong thời gian dài, da bé dễ bị cọ sát, trầy xước và tăng khả năng viêm nhiễm.
  • Do không được thay bỉm, tã trong thời gian dài: khiến độ ẩm và cả nhiệt độ trong bỉm tăng lên, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm gây ra chứng hăm tã. Ngoài ra nếu để phân, nước tiểu trong tã, bỉm tồn tại quá lâu hoặc tiếp xúc lâu với da bé thì các vi khuẩn trong đường ruột sẽ dần phát tác và dẫn tới chứng hăm tã
  • Do dùng tã, bỉm kém chất lượng hoặc do mặc tã bỉm quá chật: một số loại tã bỉm chất lượng kém, không thông thoáng khí, không thấm hút mồ hôi và đặc biệt là có chứa chất kích ứng thì da bé sẽ dễ bị viêm và hăm. Và nếu mẹ mặc tã bỉm cho bé quá chật cũng gây cọ xát mạnh giữa da và bỉm trong quá trình bé hoạt động.
Hình ảnh trẻ bị hăm tã
Hình ảnh trẻ bị hăm tã

1.2. Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Cũng là một chứng bệnh về da phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nguyên nhân chính dẫn tới bệnh hăm tã và rôm sảy là khác nhau. Rôm sảy là do ống dẫn mồ hôi của bé bị tắc nghẽn cùng với một số tác động của môi trường như khí hậu, thời tiết,…

  • Tuyến mồ hôi, ống dẫn mồ hôi chưa phát triển đầy đủ là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng rôm sảy. Điều này làm mồ hôi không tiết được ra ngoài mà bị giữ lại dưới da, kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn để hình thành nên chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
  • Thời tiết nóng bức: thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè cũng khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn, lỗ chân lông bị bít tắc. Chưa kể tới mùa hè là thời điểm lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm,…phát triển.
  • Mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc chọn quần áo không có khả năng thấm hút cũng sẽ là nguyên nhân gây nên chứng rôm sảy. Đặc biệt là khi trẻ đang bị ốm sốt cao hoặc vào mùa đông, bố mẹ cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, cộng thêm chăn đệm, dễ khiến mồ hôi tích tụ dưới lưng bé.
Trẻ bị rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu
Rôm sảy làm da sưng đỏ, nổi mụn trắng li ti

2. Phân biệt biểu hiện của rôm sảy và hăm tã

Để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp nhất, mẹ cần phân biệt rõ ràng hai chứng bệnh này.

Những điểm giống nhau về biểu hiện của 2 bệnh này:

  • Xuất hiện vùng da màu hồng hoặc ửng đỏ
  • Vùng da dần đỏ ửng hơn như khi bị phát ban
  • Có thể nổi mụn rộp, mẩn đỏ và gây viêm loét
  • Đều gây ngứa, rát và khó chịu
  • Bé thường xuyên quấy khóc và muốn gãi vùng da bị viêm
Điểm giống nhau giữa rôm sảy và hăm tã
Rôm sảy và hăm tã đều có nổi mụn đỏ, gây ngứa rát ở trẻ

Điểm khác nhau giữa hăm tã và rôm sảy: 

Hăm tã: 

  • Chỉ xuất hiện ở vùng mông, bẹn, vùng hay mặc tã, bỉm
  • Phần da bị hăm thường phẳng, không sần
  • Vùng ửng đỏ thường ẩm ướt và nóng, có thể lây lan sang các vùng khác nếu không sớm điều trị
  • Tại các nếp gấp da thường đỏ ửng và đau rát, dễ xuất hiện mụn rộp và trầy xước
  • Bé thường xuyên thấy đau và khóc khi đi tiểu hoặc lúc mẹ tháo tã, bỉm và khi phần hăm tiếp xúc với nước

Rôm sảy:

  • Có thể xuất hiện ở cả cổ, ngực, lưng, thậm chí là phần mặt, đầu,…
  • Phần da bị rôm thường sần và khô
  • Xuất hiện nhiều mụn nước hoặc mụn mủ li ti
  • Các nốt mụn nước dần to lên và vỡ ra thành các lớp màng khô trên da
  • Vùng da bị rôm nếu nặng hơn sẽ bị trầy xước, chảy nước, đỏ ửng,..

3. Kinh nghiệm điều trị hăm tã và rôm sảy

Sau khi đã xác định bé bị hăm tã hay rôm sảy, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây.

3.1. Điều trị hăm tã ở trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng da bị hăm tã của bé: Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ và lau khô da bé mỗi ngày. Sau đó dùng một số loại kem bôi đặc trị, ví dụ như các loại kem có chứa kẽm oxyd hoặc các loại kem chuyên dụng cho trẻ em. Các mẹ nên bôi kem ngay sau khi đã vệ sinh và lau khô vùng da bị hăm vì lúc này da còn ẩm, giúp kem phát huy tác dụng tốt hơn.
  • Thay loại tã, bỉm cho bé: hãy thay sản phẩm đang dùng bằng một sản phẩm khác tốt hơn. Hoặc không sử dụng bỉm trong thời gian điều trị hăm tã.
  • Thường xuyên thay tã, bỉm cho bé: Kể cả khi trong tã bé không có nước tiểu hoặc phân thì bố mẹ cũng nên thay tã cho bé thường xuyên. Tránh việc để bé mặc tã quá lâu trong ngày, dễ gây tích tụ các loại nấm, vi khuẩn.
  • Với một số bé bị hăm tã nặng, có thể bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để cho bé bôi thêm các loại kem chống nấm hoặc sử dụng thuốc uống nếu thực sự cần thiết.
Bôi kem chuyên dụng cho các bệnh về da ở trẻ nhỏ
Bôi kem chuyên dụng cho hăm tã và rôm sảy ở trẻ nhỏ

3.2. Điều trị rôm sảy

  • Sử dụng phương pháp tắm lá theo dân gian:
    • Những loại lá thường được sử dụng gồm lá sài đất, lá dâu tằm hoặc mướp đắng. Các loại lá này thường có thành phần kháng khuẩn tự nhiên, tính mát, giảm rôm sảy, mụn nhọt ở da
    • Mẹ chỉ cần rửa sạch, sau đó vò hoặc cắt nhỏ rồi hãm để lấy nước tắm cho bé.
    • Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là thời gian điều trị kéo dài, ngoài ra bố mẹ buộc phải lựa chọn các loại lá sạch, không bị phun, tẩm thuốc trừ sâu. Với một số gia đình thành phố thì khá khó khăn trong việc tìm mua lá.
  • Dùng kem bôi chuyên biệt: Đây là lựa chọn phổ biến của các mẹ hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả nhanh, tiện lợi và an toàn với làn da của bé, không mất quá nhiều thời gian của bố mẹ.
  • Dùng sữa tắm trị rôm sảy: một số loại sữa tắm, dung dịch tắm trị rôm sảy hiện nay chủ yếu có các thành phần kháng khuẩn và làm sạch tốt, đảm bảo da bé luôn được sạch sẽ và khô thoáng, hạn chế tình trạng rôm sảy xuất hiện trên da. Mẹ cũng nên dùng sữa tắm trị rôm sảy mỗi lần tắm rửa, vệ sinh cho bé.

*Một số lưu ý khi điều trị hăm tã và rôm sảy

  • Khi con bị hăm tã hay rôm sảy, mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi với thành phần lành tính từ tự nhiên để không gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Mẹ có thể tham khảo kem EmBé với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên làm dịu tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo, dưỡng ẩm cho da trẻ mà hoàn toàn không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Khi đã điều trị tại nhà trong vòng 3 – 7 ngày mà các triệu chứng không giảm, còn có dấu hiệu nặng hơn như chảy máu, chảy mủ, viêm loét, đặc biệt nếu trẻ lên cơn sốt thì bố mẹ phải ngưng mọi phương pháp và đưa trẻ tới bác sỹ.
Kem EmBé điều trị hăm tã và rôm sảy thể nhẹ hiệu quả
Dùng kem bôi có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo an toàn

4. Cách phòng tránh hiện tượng hăm tã và rôm sảy ở trẻ

Có thể thấy hai chứng bệnh này rất dễ phát triển thành bệnh khi gặp các yếu tố từ môi trường hay trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế mẹ hãy chủ động phòng tránh với những mẹo sau đây.

4.1. Đối với hăm tã

  • Lựa chọn loại bỉm, tã có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng với độ thấm hút tốt, không chứa thành phần gây kích ứng với trẻ, lựa chọn kích cỡ phù hợp nhất.
  • Chú ý thay tã, bỉm cho bé thường xuyên kể cả khi bé không đi tiểu tiện hoặc đại tiện
  • Nên để da bé tiếp xúc càng nhiều với không khí càng tốt; hạn chế cho bé mặc bỉm, tã
  • Chú ý mỗi lần thay tã nếu vùng da ở mông, bẹn bắt đầu đỏ thì nên bôi kem, mỡ chuyên dụng cho bé.
  • Vệ sinh vùng mông bé sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm rồi mới cho bé mặc tã, bỉm
Cách chăm sóc trẻ bị hăm tã
Cách chăm sóc trẻ bị hăm tã

4.2. Đối với rôm sảy

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, làm từ cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thường xuyên chú ý lau mồ hôi cho bé, nhất là ở vùng lưng, cổ, ngực. Đặc biệt là khi bé đang bị sốt hoặc nằm trong cũi quá lâu.
  • Hạn chế cho bé vui chơi ở nơi có thời tiết nắng nóng vì dễ gây đổ mồ hôi nhiều gây bít tắc lỗ chân lông và còn ảnh hưởng không tốt tới làn da nhạy cảm của bé.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn được thoáng mát, sạch sẽ: Bố mẹ nên chú ý dọn dẹp, vệ sinh để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn. Ngoài ra cũng nên đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, chú ý tăng độ ẩm nếu không khí quá khô. Các vật dụng bé hay tiếp xúc như chăn ga gối,…cũng nên được giặt giũ thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin giúp bố mẹ phân biệt được chứng hăm tã và rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy cả hai chứng bệnh đều không gây nguy hiểm nhưng các mẹ cũng nên nắm rõ một vài thông tin để sớm nhận biết và có cách điều trị cho bé kịp thời.

Từ khóa » Hăm Tã Và Rôm Sảy