Hạn Chế Trào Ngược Axit Dạ Dày Lên Thực Quản Bằng Phương Pháp ...

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, axit trong đồ uống hoặc thực phẩm bạn ăn, dịch mật hoặc dịch tụy trào ngược lên thực quản gây các triệu chứng ợ nóng khó chịu.

Loại axit này đi lên thực quản gây viêm, kích thích cổ họng và cũng làm hẹp chu vi thực quản. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện bằng một số cách đơn giản sau đây:

  • Nằm ngủ cao đầu.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng trào ngược xảy ra về đêm, nằm cao đầu là giải pháp được ưa chuộng nhất. Nó giúp bệnh nhân hạn chế những triệu chứng khó chịu về đêm.

  • Giảm cân

Giảm cân không phải là một biện pháp đặc hiệu nhưng chắc chắn là có tác dụng. Khi bạn bị thừa cân, mỡ bụng cản trở cơ vòng thực quản vốn để ngăn ngừa sự trào ngược. Giảm mỡ bụng bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kể sau khi bạn ăn những thực phẩm gây trào ngược axit.

  • Thực hiện chế độ ăn chống trào ngược axit

Điều này có thể là khó khăn vì bạn phải từ bỏ nhiều đồ ăn, đồ uống mà bạn yêu thích. Những thực phẩm bạn nên tránh gồm sô cô la, rượu, nicotin, caffein và những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng, chất béo thậm trí cả thuốc lá cũng phải từ bỏ.

  • Ăn những thức ăn phù hợp

Khi dùng những thức ăn lạ, bộ máy tiêu hóa nhạy cảm sẽ phản ứng ngay với những loại thức ăn này. Kết quả là ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, đau vùng thượng vị…Đây cũng chính là những dấu hiệu của trào ngược dạ dày vì vậy khi có những triệu chứng trên chúng ta không nên ăn những đồ ăn lạ nữa.

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để chống trào ngược axit dạ dày.
  • Dùng thuốc

Dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Hiện nay, xu hướng điều trị ngay từ đầu bằng các thuốc này với liều chuẩn hằng ngày, trong 2 – 4 ngày đầu. Bệnh nhân thường đáp ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh, đa số ổn định lâu, liền sẹo loét. Các thuốc trong nhóm này có thể kể đến là:

– Omeprazole viên 20mg, có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, có thể tạo ra vô toan.

– Lansoprazole là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, sau 8 tuần điều trị tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 – 92% và diệt vi khuẩn HP 21 – 43%

– Pantoprazole là thuốc được dung nạp tốt giúp liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.

– Rabeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole. Thuốc nhanh chóng kiểm soát acid. Tác dụng phụ thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.

– Esomeprazole có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài nhờ trong công thức có đồng phân quang học S không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450 trong gan.

Trường hợp có nhiễm Helicobacter pylori (HP): có thể diệt HP với phác đồ 3 thuốc ngắn ngày, sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy sự đáp ứng của người bệnh.

Từ khóa » Sự Trào Ngược Axit