Hàng Hóa Phi Mậu Dịch Là Gì Và Những Điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
“Hàng hóa phi mậu dịch là gì?”, “Quy trình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch là gì?” là những câu hỏi liên quan đến mậu dịch đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nếu như bạn đang thắc mắc hàng hóa phi mậu dịch là gì? Cũng như thủ tục về xuất nhập khẩu các mặt hàng này, hãy cùng PT Transport theo dõi qua bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.
Khái Niệm Cơ Bản Về Mậu Dịch
Mậu dịch hay còn gọi là mua bán, là một từ phiên âm Hán Việt. Với ngụ ý là sự trao đổi hàng hóa giữa người với người. Mậu dịch trong tiếng anh là “commercial” hoặc “trade”. Có rất nhiều tên gọi khác nhau về mậu dịch như mua bán, thương mại hoặc trao đổi hàng hóa.
Ở Việt Nam, chúng ta ngầm hiểu đó là hoạt động mua bán hàng hóa có sự quản lý của Nhà Nước. Hoạt động này có thể diễn ra trong nước hoặc giữa Việt Nam với các nước khác.
Mậu dịch quốc tế có 4 hình thức chính là mậu dịch quốc tế về hàng hóa, mậu dịch dịch vụ. Mậu dịch đầu tư và cuối cùng là mậu dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Hàng hóa phi mậu dịch là gì?
Như đã nói ở trên, mậu dịch có thể hiểu đơn giản là mua bán. Thế nên phi mậu dịch nghĩa là không mua bán. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hàng hóa phi mậu dịch là gì.
Nhưng hiểu một cách đơn giản nhất. Hàng phi mậu dịch là hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Bản thân hàng hóa phi mậu dịch vốn là hàng mậu dịch. Thế nhưng khi được sử dụng với mục đích ngoài buôn bán thì sẽ trở thành hàng phi mậu dịch. Ví dụ như hàng hóa dùng để tặng, biếu, sản phẩm mẫu để quảng cáo,…
Trong xuất nhập khẩu quốc tế, hàng phi mậu không cần hợp đồng. Tuy nhiên, hàng phi mậu dịch vẫn phải chịu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Phân loại hàng hóa phi mậu dịch
Hàng hóa phi mậu dịch thông thường gồm những mặt hàng, sản phẩm như:
Quà tặng, quà biếu
Là những mặt hàng được xuất nhập khẩu với mục đích gửi tặng. Hoặc biếu đến một các nhân hoặc tổ chức nào đó. Hàng biếu tặng được sử dụng với mục đích ngoại giao giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Thông thường là vào những dịp lễ hoặc các thời điểm đặc biệt như năm mới, khai trương,…
Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của cơ quan ngoại giao
Là những sản phẩm được đăng ký sở hữu bởi cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam. Hoặc cũng có thể ngược lại là cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các nước. Không những vậy, hàng hóa thuộc về các cá nhân làm việc tại các tổ chức trên. Cũng có thể được xem là hàng hóa phi mậu dịch.
Hàng từ thiện, viện trợ
Khi thiên tai như bão lũ, động đất xảy ra, hoạt động cứu trợ có thể diễn ra trên quy mô quốc tế. Khi đó lưu lượng hàng hóa nhân đạo di chuyển giữa các nước sẽ tăng lên. Đây là những mặt hàng nhằm mục đích cứu trợ cho những người đang gặp khó khăn. Do đó cũng thỏa mãn những yêu cầu cho câu hỏi hàng hóa phi mậu dịch là gì.
Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
Đây là những loại hàng hóa được nhập khẩu vào một nước trung gian. Với mục đích tiếp tục nhập khẩu đến một quốc gia tiếp theo. Quá trình này diễn ra giống như một hình thức trung chuyển. Hàng hóa tạm nhập khẩu được xem là hàng hóa phi mậu dịch nếu được sự đồng thuận. Cũng như miễn thuế của Nhà Nước Việt Nam.
Sản phẩm mẫu
Là những mặt hàng được nhập khẩu với mục đích sử dụng như sản phẩm mẫu. Những sản phẩm này được các tổ chức sử dụng trong quá trình quảng cáo, bán hàng cho đối tác.
Dụng cụ, phương tiện làm việc của những người xuất nhập cảnh
Trong quá trình nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích công tác. Người nước ngoài có thể phát sinh việc di chuyển công cụ, phương tiện làm việc từ nước mình sang. Những công cụ này vốn thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đó. Nên sẽ được xem là hàng hóa phi mậu dịch.
Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
Loại hàng hóa này là tài sản di chuyển xuyên quốc gia của tổ chức hoặc cá nhân. Sau khi đã tiến hành di chuyển, quyền sở hữu vẫn không thay đổi, do đó những mặt hàng này cũng thỏa mãn câu hỏi hàng hóa phi mậu dịch là gì.
Hành lý, hành trang của cá nhân
Đây là nhóm hàng hóa phi mậu dịch thuộc sở hữu của các cá nhân. Trong quá trình nhập cảnh vào Việt Nam hoặc thuộc những đối tượng đặc biệt được miễn thuế.
Một số hàng hóa khác thỏa mãn điều kiện hàng phi mậu dịch
Một số hàng hóa khác cũng đáp ứng được điều kiện hàng phi mậu dịch như: dịch vụ công cộng, bất động sản, công trình giao thông địa phương. Hoặc có thể là các mặt hàng có chi phí vận chuyển cao như sỏi đá. Và các mặt hàng được sản xuất riêng cho điều kiện ở Việt Nam.
Vì tính đặc thù của những loại hàng hóa này. Mà chúng gần như không thể được giao dịch quốc tế. Do đó có thể xếp chúng vào loại hàng hóa phi mậu dịch.
Sự khác biệt giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
Thực sự không có quá nhiều khác biệt giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch mặc dù định nghĩa khác nhau.
Điểm chung của hai loại hàng hóa này là đều phải trả phí vận chuyển quốc tế. Cũng như tính thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cả hai loại hàng hóa này đều yêu cầu có hóa đơn kèm theo.
Thế nhưng khi nhắc đến mục đích sử dụng. Hàng hóa phi mậu dịch chỉ có thể dùng để biếu tặng hoặc cứu trợ,… Chứ không được dùng vào mục đích mua bán kiếm lợi nhuận. Đây là khác biệt chính yếu và dĩ nhiên là phải yêu cầu giấy tờ để chứng minh hàng hóa mậu dịch.
Một sự khác biệt nữa là hàng hóa phi mậu dịch thường có thời gian nhận hàng nhanh hơn. Vì không phải thông qua những thủ tục phức tạp như của hàng hóa mậu dịch.
Hàng phi mậu dịch có phải nộp thuế nhập khẩu
Hàng phi mậu dịch có thuế phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa. Trong một số trường hợp, hàng nhập khẩu là quà biếu, quà tặng sẽ được miễn thuế nếu:
+ Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với quà tặng tổ chức Việt Nam.
+ Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với quà tặng cá nhân Việt Nam và tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.
Thuế GTGT hàng phi mậu dịch có được khấu trừ
Sau thời điểm ngày 01/01/2015 thì hàng hóa phi mậu dịch có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có tờ khai nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch; Có giấy nộp thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu; Có chứng từ chứng minh hàng hóa nhập là hàng hóa phi mậu dịch.; Các chứng từ liên quan khác…
Thủ tục xuất nhập khẩu
Để hiểu được thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch là gì. Chúng ta cần biết về địa điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu các mặt hàng phi mậu dịch.
Nơi làm thủ tục xuất khẩu
Đối với hàng hóa phi mậu dịch nhằm mục đích xuất khẩu. Bạn sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan tại địa điểm là các chi cục Hải quan. Nơi trực thuộc quy định của bộ phận Hải quan. Tùy theo loại hàng hóa mà nơi làm thủ tục có thể thay đổi.
Nơi làm thủ tục nhập khẩu
Đối với những hàng phi mậu dịch có mục đích nhập khẩu. Việc làm thủ tục sẽ được tiến hành tại các chi cục Hải quan. Tại nơi bạn nhận hàng hàng hóa hoặc sản phẩm được chuyển đến. Hoặc cũng có thể tại các chi cục Hải quan trực thuộc bộ Hải quan theo quy định.
Sau khi đã đọc qua bài viết này, các bạn có thể tìm cho mình những kiến thức bổ ích nhất. Hiểu rõ hơn về khái niệm hàng hóa phi mậu dịch là gì.
Xem thêm bài viết khác:
- Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển 15 Bước Từ A-Z
- Chứng Từ Vận Tải Hàng Hóa Là Gì?
- Chuyển Tiền Qua Chứng Minh Thư Có Dễ Dàng Không?
Từ khóa » Gửi Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì
-
Hiểu Về Hàng Phi Mậu Dịch
-
Khái Niệm Hàng Nhập Khẩu Phi Mậu Dịch - DỊCH VỤ HẢI QUAN
-
Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì
-
Hàng Hóa Phi Mậu Dịch Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết - PCS.VN
-
Mậu Dịch Là Gì ? Hàng Hóa Phi Mậu Dịch Là Gì ? - Saigon Office
-
Hàng Hóa Phi Mậu Dịch - Tờ Khai Phi Mậu Dịch
-
Mậu Dịch Là Gì? Phi Mậu Dịch Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết
-
Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì? Thủ Tục Hải Quan đối Với ... - Luật Dương Gia
-
Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì? Xuất Nhập Hàng Phi Mậu Dịch Cần Chú ý Gì?
-
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Phi Mậu Dịch (Cập Nhật 2021)
-
Nhập Khẩu Hàng Cá Nhân Phi Mậu Dịch - HP Toàn Cầu Logistics
-
Giao Nhận Hàng Hóa Phi Mậu Dịch - Melody Logistics
-
Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì? Lưu ý Về Hàng Phi Mậu Dịch Doanh Nghiệp ...