Mậu Dịch Là Gì? Phi Mậu Dịch Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

Hàng hóa mậu dịch được hiểu là nhóm hàng hóa bao gồm các mặt hàng là sản phẩm biếu tặng, khuyến mại đặc biệt là không phải chịu bất kỳ một khoản phí bất kỳ nào khi đưa về dùng. Bên cạnh đó mặt hàng này cũng chính là một loại sản phẩm không được phép bán cũng như bị khấu trừ thuế.

1. Mậu dịch là gì?

Đối với những người học tập, người muốn tìm viec lam hay đã làm việc trong lĩnh vực kinh tế hẳn chẳng còn xa lạ với khái niệm mậu dịch là gì, tuy nhiên cũng có rất nhiều người vẫn còn khá xa lạ và mập mờ với khái niệm đó. Vậy mậu dịch là gì nhỉ? Tôi xin trả lời cho bạn đọc khái niệm đơn giản để bạn đọc dễ dàng hiểu được mậu dịch là gì ngay sau đây!

Nhắc đến mậu dịch là có thể nhận ra ngay đây là một từ có phiên âm Hán Việt đặc trưng và bạn đọc có thể hiểu đơn giản cụm từ này có nghĩa là “mua bán”. Tuy nhiên, hoạt động mua bán này là hình thức trao đổi hàng hóa do Nhà nước có quyền trực tiếp quản lý nếu ở đó là các khu vực có nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

hàng mậu dịch là gì

Hay bạn đọc có thể hiểu theo cách khác, mậu dịch chính là một từ ngữ nhằm nói đến hình thức trao đổi hàng hóa thông qua các phương thức vận chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác hay từ quốc gia này sang quốc gia khác! Đối với những loại hàng hóa mậu dịch nhập khẩu nó được xem là những loại hàng hóa đã có hợp đồng ngoại thương, văn bản ký kết đàng hoàng thêm vào đó số lượng hàng hóa mậu dịch trong 1 năm không bị giới hạn hay còn được hiểu lại loại hàng hóa có hạn ngạch. Một điều đáng chú ý hơn, đó là đối với các loại hàng hóa mậu dịch nhập khẩu thì trong quá trình nhập khẩu, cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ thủ tục, các điều khoản thương mại quốc tế (incoterms), hóa đơn phi thương mại (non commercial invoice) và nộp đầy đủ thuế xuất khẩu kèm thuế GTGT.

Ở phần này, chúng ta đã tìm hiểu mậu dịch là gì? Hàng hóa mậu dịch nhập khẩu là gì? Vậy bạn đọc có thắc mắc về khái niệm hàng hóa phi mậu dịch là gì? Cùng tìm hiểu tiếp phần dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng nhé!

Xem thêm: Forwarder là gì? Vai trò của forwarder trong xuất nhập khẩu!

2. Hàng phi mậu dịch là gì?

2.1. Trước tiên, phi mậu dịch tiếng anh là gì?

Hàng phi mậu dịch là gì?

Theo từ điển tiếng Anh thì phi mậu dịch chính là: Non-commercial

Theo thông tư số Số: 112/2024/TT-BTC vào ngày 15/12/2024 quy định thì đây là một trong những loại hàng hóa nhập khẩu không phải vì mục đích thương mại nó cũng không phải là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Đây là loại hàng hóa phép bạn tiến hành nhập khẩu thông qua Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đây là sản phẩm hàng hóa có thuế phải nộp thuế trước lúc thông quan bao gồm những sản phẩm cụ thể là:

-  Các loại quà tặng, biếu được gửi từ những cá nhân, tổ chức nước ngoài về cho cá nhân hoặc một tố chức nào đó tại lãnh thổ Việt Nam. Nó cũng có thể được thực hiện theo chiều ngược lại.

- Hàng phi mậu dịch là gì? Các sản phẩm, hàng hóa của các cơ quan đại diện của bộ ngoại giao và tổ chức quốc tế sinh sống và làm việc tại Việt Nam phải thuộc sở hữu của những cá nhân làm việc tại những cơ quan và tổ chức đó.

- Sản phẩm, hàng hóa dùng để viện trợ với mục đích nhân đạo.

- Hàng hoá cho phép tạm nhập được sự chấp thuận đồng ý của Nhà nước Việt Nam

- Sản phẩm, hàng mẫu không phải thanh toán

- Dụng cụ và phương tiện phục vụ cho công việc của những đối tượng xuất nhập cảnh

- Là loại tài sản đang di chuyển thuộc các cá nhân hay tổ chức

- Là hành lý, hành trang cá nhân của những người tiến hành nhập cảnh được gửi theo vận tải đơn, hoặc những hàng hóa mang theo của những đối tượng này thuộc sản phẩm được miễn thuế.

- Và rất nhiều những hàng hóa phi mậu dịch khác nữa.

2.2. Một vài câu hỏi thường gặp có liên quan tới hàng phi mậu dịch là gì?

2.2.1. Đâu là địa điểm để làm thủ tục nhập và xuất khẩu hàng hóa phi mậu dịch?

Nếu là hàng hóa phi mậu dịch xuất khẩu thì bạn cần phải tiến hành làm thủ tục hải quan (custom clearance) và tờ khai hải quan (custom declaration) tại địa điểm chính là các Chi cục hải quan thuộc quy định của bộ phận Hải Quan

Đối với hàng hóa phi mậu dịch nhập khẩu thì bạn cần tiến hành thủ tục tại các Chi cục Hải quan tại nơi nhập khẩu hoặc theo quy định tại các địa điểm các sản phẩm, hàng hóa được chuyển cảng đến.

Để hoàn tất thủ tục nhập xuất hàng hóa phi mậu dịch hiệu quả và nhanh chóng, bạn nên hợp tác với các đơn vị xuất nhập khẩu phi mậu dịch chuyên nghiệp hoạt động về thủ tục hải quan, hoặc nhờ đến những người có liên hệ với bộ phận hải quan. Bởi đây chính là những người có thể hoàn thành thủ tục cho bạn một cách nhanh chóng nhất tiết kiệm được khá nhiều thời gian công sức cho bạn so với việc tự làm bởi nếu tự làm thì bạn sẽ cần phải thực hiện rất nhiều những công đoạn như khai báo, tự làm các giấy tờ hồ sơ, thủ tục cho hàng hóa và sản phẩm của chính mình.

Một vài câu hỏi thường gặp có liên quan tới hàng phi mậu dịch là gì?

2.2.2. Quy trình cần thực hiện với hàng phi mậu dịch là gì? tại cục Hải Quan

Thủ tục hải quan thực thi với các mặt hàng phi nhập khẩu gồm những bước quan trọng là:

Bước 1: Tiến hành tiếp nhận giấy tờ, thực hiện kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ mà đăng ký với họ

Bước 2: Tiến hành kiểm tra chi tiết sản phẩm hàng hóa rồi so sánh với thực tế

Bước 3: Tính toán chi phí sau đó thu thuế

Bước 4: Tiến hành phúc tập cho hồ sơ hàng hóa, sản phẩm.

Xem thêm: Giải đáp đại lý hải quan là gì? Tại sao cần đại lý hải quan?

2.2.3. Sản phẩm/hàng hóa phi mậu dịch liệu được khấu trừ thuế gtgt?

Hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế gtgt? Việc kê khai hàng hóa, sản phẩm phi mậu dịch ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách miễn giảm thuế trong nhà nước, nên đây chắc chắn sẽ là công đoạn cần thực hiện thực chính xác để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp cũng như tránh được tất cả những sai phạm về thuế mà rất có thể doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật sau này. Hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế gtgt? Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần theo dõi tiếp nội dung bên dưới!

Vào thời gian trước ngày  01/01/2024, theo quy định của Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 từ bộ thông tư 219/2024/TT-BTC được ban hành vào ngày 31/12/2024 có quy ước việc khấu trừ thuế GTGT với hàng hóa phi mậu dịch cụ thể như sau:

Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có tài liệu thanh toán không sử dụng tiền mặt cho các mặt hàng, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ khi tổng giá trị của mặt hàng, dịch vụ mua theo từng hóa đơn không vượt quá 20 triệu đồng đã bao gồm thuế GTGT.( Khoản 1, Khoản 2 Điều 15, Thông tư số 219/2024/TT-BTC ngày 31/12/2024 có hiệu lực từ 01/01/2024)

Theo điều luật trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy trước ngày 01/01/2024, theo quy định thì các loại hàng hóa phi mậu dịch hoàn toàn được khấu trừ GTGT. Nhưng trong thời điểm hiện tại thì như thế nào?

Bắt đầu từ ngày 01/01/2024, theo như căn cứ tại điều 10,  26/2024/TT-BTC đã tiến hành sửa đổi cũng như bổ sung Điều 15 thông tư 219/2024/TT-BTC  chi tiết nội dung gồm có:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.”

Có thể thấy sau thời điểm ngày 01/01/2024 căn cứ vào điều luật có sửa đổi của nhà nước thì tất cả các loại hàng hóa phi mậu dịch chỉ nhận được khấu trừ GTGT đầu vào, khi mà nó đáp ứng được những điều kiện gồm:

+ Sở hữu tờ khai về nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm phi mậu dịch;

+ Đã tiến hành nộp thuế giá trị gia tăng đầu vào trong lúc nhập khẩu.

+ Có những chứng từ, giấy tờ chứng minh đó là hàng hóa phi mậu dịch.

Sản phẩm/ hàng hóa phi mậu dịch liệu được khấu trừ thuế gtgt?

2.2.4. Hàng phi mậu dịch mở tờ khai ở đâu?

Ngoài câu hỏi hàng phi mậu dịch là gì? thì hiện nay có không ít người băn khoăn việc mở tờ khai cho các sản phẩm hàng phi mậu dịch được tiến hành ở đâu.

Để giải đáp câu hỏi này thì chúng ta lại cần phải bắt buộc căn cứ vào quy định có ghi trong Khoản 1 Điều 19 trong thông tư số 38/2024/TT-BTC được ban hành vào ngày 25/03/2024 được đưa ra bởi bộ tài chính cụ thể là:

“Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan

1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan

a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển, vận đơn hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;

c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2024/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này”. (Trích Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 38/2024/TT-BTC ngày 25/03/2024 của Bộ Tài chính).

2.2.5. Quy định cụ thể về mức miễn thuế đối với hàng phi mậu dịch là gì?

Theo quy định tại điểm 4 phần II mục D Thông tư 113/2024/TT-BTC ngày 15/12/2024 của Bộ Tài chính:

-  Đối với những hàng hóa, sản phẩm biếu nhập khẩu gồm có:

+ Sản phẩm hàng hóa có giá trị < 30 triệu cho các tổ chức Việt Nam.

+ Sản phẩm hàng hóa có giá trị < 1 triệu đồng gửi đến các cá nhân Việt Nam, có tổng số thuế cần nộp < 50.000 đồng.

Với những sản phẩm có giá trị vượt trên mức miễn giảm thuế nêu trên thì sẽ phải thực hiện nộp thuế tại những giá trị vượt. Tuy nhiên có một số sản phẩm được miễn thuế hoàn toàn cụ thể là:

+ Người nhận hàng hóa sản phẩm chính là những cơ quan, tổ chức có hoạt động dựa trên kinh phí ngân sách cấp phát, nếu những tổ chức này được cơ quan phía trên đồng ý cho tiếp nhận để dùng thì sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Tuy nhiên nó còn được xét trong trường hợp cụ thể nữa.

+ Những sản phẩm hàng hóa được gửi nhằm mục đích thể hiện sự nhân đạo, hay dùng vào việc nghiên cứu khoa học thì cũng sẽ được miễn giảm hoàn toàn.

+ Người sinh sống, làm việc tại nước ngoài gửi thuốc cho các cá nhân tại Việt Nam, đây là những cá nhân, gia đình có công với cách mạng, hoặc là những thương binh liệt sỹ, người cao tuổi không nơi lương tựa có giấy xác nhận từ địa phương.

- Đối với những người nhập cảnh

Theo quy định từ Nghị định 66/2024/NĐ-CP ngày 01/07/200

STT hàng hóa/ sản phẩm

Hàng hóa

Định mức cho phép

1

Các loại đồ uống có cồn

- Rượu > 220 

- Rượu < 220

- Đồ uống có cồn khác

 

Định mức cho phép 1,5 lít

Định mức cho phép 2 lít

Định mức cho phép 3 lít

2

Sản phẩm thuốc lá

- Loại điếu

-  Loại Xì gà

- Loại sợi

 

Định mức cho phép 400 điếu

Định mức cho phép 100 điều

Định mức cho phép 500 gr

3

Sản phẩm là cà phê, chè

- Các sản phẩm Chè

- Các sản phẩm Cà phê

 

Định mức cho phép 5 kg

Định mức cho phép 3 kg

4

Sản phẩm là hàng may mặc

Phù hợp với nhu cầu của chuyến đi

5

Những sản phẩm không thuộc danh mục cấm

Sản phẩm có giá trị < 5 triệu đồng

2.2.6. Định khoản hàng nhập khẩu phi mậu dịch là gì?

Với những hàng hóa phi mậu dịch thì nó có đặc trưng chính là không được phép tiến hành thanh toán thông qua ngân hàng.Chỉ trừ những sản phẩm hàng hóa được quy định tại sô 33/2024/TT-BTC, Mục I, điều 5, khoản đ:

Nếu là những sản phẩm hàng hóa tiến hành gửi thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong thời gian ngắn, gấp với số lượng nhỏ được chủ hàng đề nghị nhập theo chế độ phi mậu dịch thì lúc này bộ phận Chi cục Hải quan Bưu cục Ngoại dịch hay là Chi cục Hải quan sân bay sẽ thực hiện giải quyết theo như yêu cầu từ người chủ của sản phẩm, hàng hóa này.

Định khoản hàng nhập khẩu phi mậu dịch là gì?

2.2.7. Cách hạch toán hàng phi mậu dịch là gì?

Dưới đây chính là cách hạch toán hàng hóa sản phẩm phi mậu dịch, nếu bạn không biết thì có thể tham khảo và tìm hiểu:

* Nộp thuế đối với hàng phi mậu dịch:

Nợ TK 3333

Nợ TK 333312

Có TK 1111 (hoặc TK 1121)

* Thực hiện hạch toán cho hàng phi mậu dịch

Nợ TK 642

Có TK 3333

Có TK 33312

Có TK 1111 (hoặc TK 1121)

* Hạch toán thu nhập đối với các sản phẩm hàng hóa phi mậu dịch:

Nợ TK 211 (TK 152, TK 156…)

Có TK 711

Xem thêm: FCR là gì trong các lĩnh vực khác nhau? Cùng nội dung liên quan

3. Phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Như đã tìm hiểu các thông tin về hàng mậu dịch cũng như phi mậu dịch ở trên, ta có thể thấy rất dễ nhầm lẫn bởi hai loại hàng hóa này đều có điểm chung là loại hàng hóa phải trả phí vận chuyển quốc tế đồng thời trả phần trị giá tính thuế (GTGT).

phân biệt hàng phi mậu dich và mậu dịch là gì?

Vậy làm sao để phân biệt giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch. Thực sự sẽ không khó khăn lắm đâu, nếu như bạn đọc là người đọc kỹ các thông tin ở trên sẽ nhận thấy đối với hàng hóa phi mậu dịch thì thời gian nhận hàng hóa này sẽ nhanh hơn so với hàng hóa mậu dịch. Thêm vào đó, một cách phân biệt khác giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch đó là, hàng hóa phi mậu dịch chỉ có thể là các hàng biếu, tặng, cứu trợ hay viện trợ chứ không phải loại hàng hóa trao đổi nhằm mục đích thương mại và đem về lợi nhuận cho bạn xuất hàng nhưng cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch đều sẽ xuất kèm theo hóa đơn.

Ở trên là những câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi hàng mậu dịch là gì? Và những thủ tục pháp lý có liên quan tới hàng phi mậu dịch. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện những thủ tục cần thiết nhưng sẽ có một vài trường hợp hàng hóa của bạn có thể gặp phải các rủi ro không mong muốn về việc khai báo, đóng gói, chịu thêm phí… Để tránh những trường hợp này thì bạn nên tìm kiếm những tổ chức, cơ quan có kinh nghiệm về lĩnh vực để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa.

Bài viết tham khảo: ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC có ý nghĩa gì?

Từ khóa » Gửi Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì