Hành Tinh Lớn Nhất Trong Hệ Mặt Trời Là Hành Tinh Nào?

Hệ mặt trời có những hành tinh nào? Đâu là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Do đó, hãy cùng INVERT giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết sau.

Tìm hiểu về hành tinh và hệ Mặt Trời?

Hành tinh là thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hoặc một tàn tích sao với khối lượng đủ lớn để tạo thành hình cầu, nhưng không đủ lớn để phát sáng như các ngôi sao.

Hiện nay, hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã công bố quy ước liên quan đến cách vận hành của các hành tinh trong hệ mặt trời. Cụ thể:

  • Hành tinh luôn phải quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo cố định.
  • Khối lượng của hành tinh phải đủ lớn để tạo ra trạng thái cân bằng thủy tĩnh, hình dạng gần như hình cầu.
  • Hành tinh chiếm ưu thế về khối lượng trong quỹ đạo của mình, không gian xung quanh không đáng kể.
  • Theo quy ước này, hệ Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh khác nhau, bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương, Sao Thổ, Sao Diêm Vương.

Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?

Tám hành tinh thuộc hệ Mặt Trời bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt Trời nhất).

Tên 8 hành tinh chính trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh:

Mercury: Sao Thủy

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã

Đường kính: 4.878km

Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất

Ngày: 58,6 ngày Trái đất

Jupiter: Sao Mộc

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.

Đường kính: 139.822km.

Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.

Ngày: 9.8 giờ Trái đất.

Venus: Sao Kim

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã

Đường kính: 12.104km

Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất

Ngày: 241 ngày Trái đất

Saturn: Sao Thổ

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.

Đường kính: 120.500km.

Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.

Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.

Earth: Trái đất

Đường kính: 12.760km

Quỹ đạo: 365,24 ngày

Ngày: 23 giờ, 56 phút

Uranus: Sao Thiên Vương

Phát hiện: William Herschel năm 1781

Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.

Đường kính: 51.120km.

Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.

Ngày: 18 giờ Trái đất.

Mars: Sao Hỏa

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.

Đường kính: 6.787km.

Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.

Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).

Neptune: Sao Hải Vương

Phát hiện: năm 1846.

Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.

Đường kính: 49.530km.

Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.

Ngày: 19 giờ Trái đất.

Hiện nay, Sao Diêm Vương đã được phân loại là hành tinh lùn. Tuy nhiên, từ năm 2016, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của một hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời tên là Pluto. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có đủ khả năng để quan sát trực tiếp hành tinh này.

Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt trời
Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt trời gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt Trời nhất).

Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là hành tinh nào?

Dựa vào các thông số về khối lượng, thể tích… các nhà khoa học đã chứng minh rằng Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Với kích thước đường kính lớn hơn Trái Đất khoảng 11 lần, khối lượng nặng gấp 318 lần và thể tích lớn hơn khoảng 1.321 lần.

Sao Mộc là hành tinh đứng thứ 5 nếu xét theo chiều từ mặt trời đến các vệ tinh xung quanh. Trong khi đó trái đất mà chúng ta đang sống là hành tinh ở vị trí thứ 3. Theo Universe Today, Sao Mộc có đường kính ở xích đạo là 142,984 km (gấp hơn 11 lần so với Trái Đất), thể tích của hành tinh này là 1.43128×1015 km3 đủ để chứa 1.321 Trái Đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống.

Trên thực tế, riêng khối lượng của Sao Mộc đã có khối lượng nặng gấp 2.5 lần các hành tinh trong hệ Mặt Trời gộp lại, lớn gấp 318 lần so với Trái Đất. Đó chính là lý do khiến nhiều người xác định rằng Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.

Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời
Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời

Phân loại các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Bên cạnh việc xác định kích thước, hiện nay các nhà khoa học còn nghiên cứu và thành công phân loại các hành tinh trong hệ mặt trời thành 2 nhóm chính bao gồm:

  • Hành tinh nhóm trong: Đây là những hành tinh có bề mặt ở dạng rắn, có chứa đá. Cụ thể bao gồm các hành tinh Sao Kim, Trái Đất, Sao Thuỷ và Sao Hỏa.
  • Hành tinh nhóm ngoài: Đây là những hành tinh khí bao gồm Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Mộc, Sao Hải Vương. Riêng sao Hải Vương và Sao Thiên Vương còn được biết đến là hành tinh băng. Những hành tinh thuộc nhóm ngoài này thường có khối lượng và kích thước tương đối lớn. Thông thường đều lớn gấp nhiều lần so với hành tinh thuộc nhóm trong.

Kích thước của những hành tinh trong hệ Mặt Trời

Dưới đây là kích thước (đường kính) của các hành tinh trong hệ Mặt Trời:

  • Sao Thuỷ đường kính là 4.878 km, khối lượng tương ứng 3,3 x 1023 kg.
  • Sao Kim đường kính 12.104 km, khối lượng tương ứng 4,87 x 1024 kg.
  • Trái Đất đường kính 12.756 km, khối lượng tương ứng 5,98 x 1024 kg.
  • Sao Hoả đường kính 6.787 km, khối lượng tương ứng 6,42 x 1023 kg.
  • Sao Mộc đường kính 142.796 km, khối lượng tương ứng 1,9 x 1027 kg.
  • Sao Thổ đường kính 120.660 km, khối lượng tương ứng 5,69 x 1023 kg.
  • Sao Thiên Vương đường kính 51.118 km, khối lượng tương ứng 8,68 x 1025 kg.
  • Sao Hải Vương đường kính 48.600 km, khối lượng tương ứng 1,02 x 1026 kg.

Chu kỳ quay của các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Chu kỳ quay của các hành tinh trong hệ Mặt trời thay đổi tùy theo khoảng cách từ Mặt trời và tốc độ di chuyển của chúng trên quỹ đạo. Dưới đây là một số thông tin về chu kỳ quay của một số hành tinh chính:

  • Sao Thủy: Khoảng 88 ngày.
  • Sao Kim: Khoảng 225 ngày.
  • Trái Đất: Khoảng 365 ngày.
  • Sao Hoả: Khoảng 687 ngày.
  • Sao Mộc: Khoảng 88 ngày.
  • Sao Hải Vương: Khoảng 165 năm.
  • Sao Thiên Vương: Khoảng 248 năm.
  • Sao Thổ: Khoảng 225 ngày.

Lưu ý: Các con số trên có thể dao động một chút tùy thuộc vào các yếu tố như thời gian vàng (khoảng cách tối thiểu và tối đa của hành tinh với Mặt trời), và sự ảnh hưởng của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.

9 điều thú vị khi nói về hệ Mặt trời mà nên biết

Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất, nhưng hành tinh "nóng nhất" là sao Kim: Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc hơn Trái Đất 100 lần, với thành phần chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì.

Sao Diêm Vương chỉ có đường kính khoảng 2.200 km: Kích thước này nhỏ hơn một nửa chiều rộng nước Mỹ và nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh lớn nào khác. Nó hiện không còn được xem là một hành tinh.

Vành đai tiểu hành tinh duy nhất mà các nhà khoa học biết đến tồn tại giữa sao Hỏa và sao Mộc: Có hàng chục nghìn tiểu hành tinh bay theo quỹ đạo giữa chúng, nhưng cách xa nhau và rất ít khả năng va chạm. Điều này khác hẳn những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim giả tưởng, khi tàu vũ trụ luôn có nguy cơ bị va chạm với các tiểu hành tinh.

Hầu hết mọi thứ trên Trái Đất đều là nguyên tố hiếm: Thành phần cơ bản của Trái Đất chủ yếu là sắt, oxy, silic, magie, lưu huỳnh, niken, canxi, natri và nhôm. Tuy nhiên, khi so sánh với vũ trụ, chúng chỉ là các "nguyên tố vi lượng" bởi sự phong phú hơn nhiều của hydrogen và helium có trong vũ trụ.

Thiên thạch có ngồn gốc từ sao Hỏa: Phân tích hóa học nhiều thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực và sa mạc Sahara cho thấy chúng có nguồn gốc từ sao Hỏa. Thiên thạch lớn hơn, hoặc vụ va chạm nào đó, có thể thổi bay chúng tới Trái Đất.

Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh: Hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn 5 lần so với Trái Đất, có cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli. Hydro trên sao Mộc tồn tại dưới dạng lỏng, tạo thành một "đại dương hành tinh" sâu 40.000 km.

Bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời trải rộng ít nhất 100 AU, gần 16 tỷ km: Khí quyển bên ngoài của Mặt Trời kéo dài vượt xa bề mặt nhìn thấy của nó và quỹ đạo Trái Đất nằm trong bầu khí quyển mỏng manh này.

Ngay cả những thiên thạch nhỏ cũng có thể có mặt trăng: Trước đây, người ta cho rằng chỉ các vật thể lớn mới có thể có mặt trăng tự nhiên. Tuy nhiên, vào năm 1993, tàu thăm dò Galileo đã phát hiện một mặt trăng quay quanh tiểu hành tinh Ida. Từ đó, các mặt trăng đã được phát hiện quay quanh nhiều thiên thạch nhỏ trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Rìa của hệ Mặt trời xa hơn 1.000 lần so với Sao Diêm Vương: Mặc dù Sao Diêm Vương từng được coi là một hành tinh lùn, nhưng hiện nay nó không được coi là một hành tinh chính thức. Chúng ta đã phát hiện nhiều vật thể quay quanh Mặt trời xa hơn nhiều so với Sao Diêm Vương.

Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã biết đâu là hành tinh lớn nhất hệ mặt trời. Đồng thời có thêm những kiến thức thiên văn học hữu ích về các hành tinh và Trái Đất.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Từ khóa » Các Sao Trong Hệ Mặt Trời