Hành Trình Lịch Sử Cùng Gốm Việt Nam- Một Truyền Thống Riêng Biệt
Có thể bạn quan tâm
- Liên hệ
- Sơ đồ site
- English
- Giới thiệu
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Ngày truyền thống, kỷ niệm ngành VHTTDL
- Trụ sở của Bộ
- Chức năng nhiệm vụ của Bộ
- Lịch sử quá trình hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Bộ
- Văn hóa
- Văn hóa dân tộc
- Thể thao
- Du lịch
- Gia đình
- Thư điện tử
- Tin tức và sự kiện
- Hoạt động lãnh đạo Bộ
- Chỉ đạo điều hành
- Bộ với các đơn vị
- Bộ với các địa phương
- Giao lưu - Hợp tác quốc tế
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Điểm báo
- Thông tin - Trao đổi
- Phát ngôn của Bộ
- Quy chế phát ngôn của Bộ
- Người phát ngôn của Bộ
- Thông cáo báo chí
- Phổ biến, giáo dục pháp luật
- Văn bản vào cuộc sống
- Thông tin về các lớp tập huấn
- Giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành
- Hướng dẫn chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hỏi đáp, tư vấn, đối thoại chính sách, pháp luật
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Số liệu thống kê về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản hợp nhất
- Lấy ý kiến dự thảo văn bản
- Tìm kiếm
- Thủ tục hành chính
- Nhóm
- Thẩm quyền giải quyết
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
- Chiến lược quy hoạch, kế hoạch
- Chiến lược
- Quy hoạch
- Kế hoạch
- Khác
- Thống kê
- Biểu mẫu thống kê
- Số liệu thống kê
- Đầu tư, mua sắm công
- Các dự án, đề án phát triển ngành
- Công khai ngân sách
- Mua sắm công
- Thông tin đấu thầu
- Thông tin mời thầu
- Kết quả đấu thầu
- Các quy định về đấu thầu
- Kế hoạch đấu thầu
- Nghiên cứu khoa học
Tin tức và Sự kiện
Cỡ chữ A A Từ viết tắt Đọc bài viết × Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải... Vui lòng chờ giây lát × Bài viết không có file audio Tương phảnHành trình lịch sử cùng Gốm Việt Nam- một truyền thống riêng biệt
17/11/2021 | 16:30Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Sưu tập An Biên sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ Sưu tập An Biên vào ngày 19/11, công chúng có cơ hội thưởng lãm gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc được lựa chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Hành trình gốm Việt tại Triển lãm sẽ trải dài theo từng giai đoạn lịch sử. Bắt đầu với gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Cách ngày nay trên 2.000 năm, từ những kỹ thuật mới trong chế tác đồ gốm được phổ biến từ Trung Hoa, nghề gốm Việt Nam với trình độ và kinh nghiệm truyền thống sẵn có đã nhanh chóng tiếp thu, nắm vững và phát triển để tạo nên những sắc thái riêng biệt, trở thành một trong số ít các quốc gia có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục.
Sự chuyển biến và đổi thay của nghề gốm trong giai đoạn này còn thể hiện ở quy mô và tổ chức sản xuất. Nếu như thời Đông Sơn trước đó, chúng ta chưa tìm thấy một trung tâm sản xuất nào, bởi những sản phẩm gốm chủ yếu là tự túc, tự cấp, không có sự chuyên biệt, với quy trình sản xuất đơn giản và gọn nhẹ, thì đến giai đoạn này, hàng loạt trung tâm sản xuất có quy mô lớn đã ra đời. Những cuộc khai quật di tích lò gốm cổ ở Tam Thọ (Thanh Hoá), Đại Lai, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng, Lũng Ngoại, Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) cho thấy những thợ thủ công làm gốm thời kỳ này đã kết hợp được truyền thống gốm Đông Sơn với kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến đương thời của Trung Hoa để sản xuất ra dòng gốm mang sắc thái bản địa.
Đặc trưng của đồ gốm thời kỳ này có xương gốm dày, men mỏng thường không phủ hết đồ vật, men màu vàng ngà, trắng nhạt, trắng xám; trang trí hoa văn in nổi ô trám, hoa văn xương cá hoặc lá dừa, hình thoi, chữ S, văn chải, văn sóng nước... một số ấm, âu, hũ có trang trí hình cánh sen, chim, cá, đầu gà, đầu voi.
Thế kỷ thứ III đến cuối thế kỷ thứ VI, sản xuất đồ gốm ở khu vực phương Nam có những bước phát triển vượt bậc, xuất hiện một dòng gốm mới đó là gốm men trắng, men trắng xanh được nung với nhiệt độ cao, xương và men gốm cứng. Đây là một cuộc cách mạng trong sản xuất gốm sứ ở tầm mức thế giới.
Việc nghiên cứu khai quật các lò gốm cổ ở Cổ Loa (Hà Nội), Đại Lai, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng, Đồng Đậu, Lũng Hòa (Vĩnh Phúc), Tam Thọ (Thanh Hóa) thấy xuất hiện nhiều những mảnh gốm men trắng, men trắng xanh với loại hình phong phú. Do vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng, Việt Nam thời kỳ này cũng đã bắt kịp và trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có thể sản xuất được loại gốm chất lượng cao này.
Triển lãm cũng giới thiệu giai đoạn 2 của gốm Việt Nam thế kỷ XI-XIV: Từ thế kỷ thứ 10, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước phong kiến dân tộc độc lập. Nghề làm đồ gốm có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo thành bản sắc riêng có, loại hình phong phú, trang trí đa dạng, độc đáo về mỹ thuật. Xuất hiện những lò gốm chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ cung đình ngay tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Các lò gốm cũng đã được tìm thấy ở Thăng Long, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình.
Đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển mang tính độc lập, khám phá những đề tài trang trí mang tính bản địa của người Việt, đồng thời tiếp nhận, cải biến mạnh mẽ những yếu tố kỹ thuật, hình dáng, hoa văn đặc trưng của truyền thống sản xuất gốm sứ Trung Quốc thời Đường, Tống, tạo nên một trong những trang sử rực rỡ nhất của truyền thống sản xuất gốm sứ Việt Nam.
Đồ gốm thời kỳ này được sản xuất phục vụ tiêu dùng từ cung đình đến dân gian, hình thành nhiều dòng gốm men với loại hình phong phú, trang trí đa dạng: gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục và vàng, gốm men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ 14 xuất hiện gốm hoa lam.
Gốm men trắng rất phổ biến dưới thời Lý - Trần, có số lượng lớn, loại hình phong phú, nghệ thuật thẩm mỹ cao, trong số đó có nhiều loại được chế tác tinh xảo, hoa văn trang trí độc đáo mang tính biểu trưng cao quý như rồng, hoa sen, hoa cúc... Gốm men trắng có nhiều sắc độ khác nhau như trắng ngà, trắng đục, trắng sáng ngả xanh, bề mặt men nhẵn bóng, có những vết rạn nhỏ theo thời gian khiến cho nó mang một vẻ đẹp sâu lắng.
Kỹ thuật tạo hoa văn trên gốm men trắng cũng rất phong phú, biến ảo khôn lường: khắc chìm, in khuôn, đắp nổi tạo cánh sen ngoài thân hoặc ấn lõm, khắc tạo múi dọc thân, trổ thủng... sử dụng kết hợp các kỹ thuật trên tạo nên sự thanh thoát, tinh tế, tinh xảo cho từng tác phẩm.
Giai đoạn 3 của hành trình gốm Việt là từ thế kỷ XV-XVII, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng với nhiều trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hoá, nhiều chủng loại đồ gốm đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao như các trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng: Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương)... Kết quả khai quật khảo cổ học ở tàu cổ Cù Lao Chàm thu được trên 240.000 hiện vật gốm Việt Nam xuất khẩu với loại hình phong phú, mỹ thuật đặc sắc; cùng với kết quả khai quật các lò gốm vùng Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương), đồ gốm tàu cổ Cù Lao Chàm góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử đồ gốm Việt Nam.
Cuối cùng là Gốm Bát Tràng thế kỷ XVIII- XIX. Bát Tràng - một làng gốm truyền thống có từ thế kỷ 14 cũng bị ảnh hưởng, thị trường gốm xuất khẩu không còn, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí, đồ đặt hàng phù hợp thị hiếu.
Cùng khám phá hành trình của gốm Việt Nam, công chúng cũng sẽ tìm hiểu được những thăng trầm của từng giai đoạn lịch sử. Để thêm yêu mến và trân trọng những sản phẩm văn hóa mang dấu ấn, bản sắc văn hóa Việt./.
Hồng Hà
Các tin khác
- Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Từ khóa » đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
Gốm Sứ Cổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Gốm Sứ Việt Nam Qua Các ...
-
Gốm Việt Trải Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử - Báo Lao Động Thủ đô
-
Lịch Sử Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Gốm Sứ Việt Nam: Lịch Sử Phát Triển Qua Các Thời Kỳ - Gomsuu
-
Gốm Việt Nam - Một Truyền Thống Riêng Biệt
-
Đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại - 123doc
-
Tổng Hợp đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
[ Thuyết Minh ] Tìm Hiểu đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
Tìm Hiểu Tiến Trình Lịch Sử Gốm Sứ Việt Nam
-
Hành Trình Lịch Sử Cùng Gốm Việt Nam- Một Truyền ...
-
Gốm Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gốm Bát Tràng – Wikipedia Tiếng Việt